Nội dung chính

Thủy đậu có lây không? Lây qua đường nào? Bao lâu thì hết lây?

Bệnh thủy đậu dễ bùng phát thành dịch, nguy hiểm hơn khi đối tượng chính là trẻ nhỏ. Biết được thủy đậu có lây không? Lây qua đường nào sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động bảo vệ sức khỏe cho con mình.

thuy dau co lay khong

Bệnh thủy đậu có lây không?

Thủy đậu còn được gọi là bệnh cháy rạ, phỏng rạ. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Varicella Zoster (VZV) thuộc họ Herpesviridae. Thủy đậu có thể gây bệnh ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Chính vì vậy, nhiều ba mẹ đặc biệt quan tâm đến vấn đề bệnh thủy đậu có lây không? 

Trên thực tế, bệnh thủy đậu có khả năng lây lan rất nhanh từ người này sang người khác. Nghiên cứu cho thấy, trẻ chưa mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu tiếp xúc với giọt bắn của bệnh nhân khi ho, hắt hơi hay chạm phải chất dịch từ nốt mụn thủy đậu.

thuy dau de lay nhat khi nao

Virus gây thủy đậu có khả năng sống bên ngoài không khí khoảng vài ngày. Trẻ mắc thủy đậu thường có biểu hiện mệt mỏi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, nhức đầu, trên da xuất hiện các nốt đỏ ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Những nốt thủy đậu xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, sau đó tiến triển thành những bóng nước. Nốt thủy đậu xuất hiện khắp toàn thân hoặc mọc rải rác ở một số vùng da trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt. 

Trong trường hợp bình thường, mụn nước này sẽ khô đi, đóng vảy và tự khỏi trong vòng 4 – 5 ngày. Ở trẻ nhỏ, thủy đậu thường kéo dài 5 – 10 ngày nên sẽ phải nghỉ học và nghỉ ngơi tại nhà để tránh lân lan sang cho những đứa trẻ khác. Trong thời gian phát bệnh, nếu trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39.5 độ C thì ba mẹ cần đưa đến gặp bác sĩ ngay. 

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

Thủy đậu có khả năng lây lan ngay cả khi người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng, trước 1 – 2 ngày và không quá 5 ngày sau khi xuất hiện lớp mụn nước đầu tiên. Sau khi phát ban, bệnh vẫn tiếp tục lây lan đến khi nốt mụn nước khô lại và vảy bong tróc ra. Bệnh thủy đậu lây truyền chủ yếu qua 3 con đường sau:

  • Lây trực tiếp qua đường hô hấp: Virus thủy đậu tồn tại trong các giọt nước bọt li ti, phát ra từ người bệnh khi họ ho, hắt hơi hoặc nói truyền. Trường hợp này được gọi là nhiễm trùng giọt bắn
  • Virus có thể lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách chạm vào quần áo, vật dụng cá nhân của người bệnh
  • Ngoài ra, bệnh thủy đậu còn có thể lây truyền từ mẹ sang con. Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị thủy đậu thì trẻ sinh ra cũng bị mắc thủy đậu

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây?

Virus Varicella Zoster gây thủy đậu có khả năng “ngủ lại” trong cơ thể sau lần nhiễm bệnh đầu tiên và sẵn sàng kích hoạt trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi. Theo các bác sĩ, bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm cho người khác khi các vết ban đã khô, đóng vảy, bong tróc và không xuất hiện mụn nước mới trên cơ thể (thường không quá 5 ngày hoặc có thể lây hơn.

Lúc này, trẻ có thể ra ngoài vui chơi, sinh hoạt, học tập bình thường vì nguy cơ lây nhiễm bệnh cao nhất là vào thời điểm trước 1 – 2 ngày phát ban đến khi các vảy phát ban bong tróc hoàn toàn. Để giúp vảy thủy đậu bong tróc nhanh hơn, ba mẹ có thể vệ sinh da cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý, thuốc xanh methylen. Khi các vảy thủy đậu mềm đi sẽ dễ bung khỏi bề mặt da.

Tuy nhiên, lúc này, vảy thủy đậu vẫn còn dính chắc, ba mẹ nên để chúng tự bong, không nên cố cậy sẽ dễ làm tổn thương da và để lại sẹo.

Ngoài ra, quá trình lây truyền thủy đậu còn có thể kéo dài hơn ở những trẻ có hệ miễn dịch kém. Tỷ lệ tấn công đối với người sống cùng trong gia đình là 70 – 90%.

Cách phòng tránh lây bệnh thủy đậu

Nếu bạn đã biết thủy đậu có lây không thì chắc chắn sẽ quan tâm đến cách phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả. Vậy làm thế nào để bảo vệ bạn và gia đình khỏi virus thủy đậu, nhất là vào giai đoạn giao mùa? 

Những triệu chứng của bệnh thủy đậu gây ra khiến bé rất khó chịu. Vì vậy, bố mẹ cần tìm biện pháp can thiệp hiệu quả và an toàn nhất để giúp bé tránh được nguy cơ nhiễm bệnh. Tiêm phòng thủy đậu là giải pháp phòng chống bệnh tốt nhất.

  • Bé cần được tiêm mũi thủy đậu đầu tiên vào thời điểm từ 12-18 tháng tuổi
  • Khi được 2 tuổi mà bé vẫn chưa bị thủy đầu lần nào thì cũng nên cho bé tiêm mũi thứ 2
  • Bố mẹ cần tiêm cho bé thêm một mũi nữa khi 13 tuổi để đảm bảo không bị mắc thủy đậu

Cách phòng tránh lây bệnh thủy đậu

Ngoài ra, cần lưu ý những điều sau trong sinh hoạt thường ngày:

  • Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau bữa ăn
  • Vệ sinh môi trường xung quanh và không gian sống sạch sẽ
  • Tránh đưa trẻ tới nơi đông người hoặc tiếp xúc với người bị bệnh
  • Bố mẹ không nên ôm, hôn hoặc không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân với người nhiễm bệnh khác
  • Dạy trẻ thói quen che miệng khi ho, hắt hơi
  • Nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách tăng cường nhiều thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, táo, cá hồi,…

Trên đây là giải đáp thủy đậu có lây không? lây qua đường nào và bao lâu thì hết lây. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được ba mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Tìm kiếm: thủy đậu có lây không, thủy đậu lây qua đường nào, bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây,…

Chia sẻ bài viết này