Nội dung chính

Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Những thông tin cần biết

Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường xảy ra vào mùa đông xuân, lây lan nhanh qua đường hô hấp và tiếp xúc với người bệnh. Khi mắc bệnh, trẻ cần được chăm sóc chu đáo, điều trị đúng cách để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu ở trẻ là gì?

Thủy đậu hay còn được biết đến với tên gọi khác là trái rạ. Bệnh do virus Varicella Zoster gây ra, thường thấy ở đối tượng trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Bệnh có thể bùng phát thành dịch, bắt đầu từ cuối đông – đầu xuân, thậm chí kéo dài đến hè. Thủy đậu có khả năng lây lan nhanh qua đường không khí. Trẻ có thể bị nhiễm virus thủy đậu nếu hít phải giọt bắt từ người bệnh trong lúc họ nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Nhìn chung, thủy đậu ở trẻ là bệnh lý lành tính, có thể phục hồi hoàn toàn sau 7 – 10 ngày, nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm tiểu não, viêm phổi, thậm chí tử vong nếu điều trị sai.

Thủy đậu ở trẻ là gì?

Trẻ đã từng bị thủy đậu ít khi bị lại lần 2 bởi cơ thể đã có kháng thể chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm lại khi hệ miễn dịch đang suy yếu thì virus có thể tái hoạt động và gây nên bệnh zona thần kinh.

Các giai đoạn khi mắc bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu có thời gian ủ bệnh khá dài, khoảng từ 10 – 21 ngày. Sau giai đoạn này, trẻ bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban trên da, mọc thành từng đợt từ 3 – 4 ngày. Song song đó, trẻ bị thủy đậu còn kèm theo các triệu chứng khác như: ăn không ngon miệng, khó chịu, đau đầu, sốt cao. Trẻ bị thủy đậu sẽ trải qua 4 giai đoạn, với những biểu hiện sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Tùy vào sức đề kháng của trẻ mà thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 10 – 14 ngày, nhiều trường hợp lên đến 21 ngày.

Giai đoạn khởi phát

Trong giai đoạn này, bé thường có biểu hiện như chán ăn, không chịu chơi, quấy khóc, không sốt hoặc sốt nhẹ, thậm chí có bé sốt cao lên tới 39 – 40 độ C. Bên cạnh đó, một số trường hợp còn kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như viêm họng, viêm đường hô hấp, mê sảng, co giật,… mà ba mẹ cần hết sức lưu ý.

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn phát bệnh

Trong giai đoạn này, triệu chứng thủy đậu ở trẻ bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn. Các nốt phát ban mọc nhiều ở khắp cơ thể nhất là ở vùng lưng, mặt, ngực. Sau đó hình thành nên mụn nước gây ngứa để lâu có thể tăng khả năng bội nhiễm.

Giai đoạn phục hồi

Mụn nước sẽ vỡ ra sau 7 – 10 ngày, sau đó khô lại và đóng vảy nhanh chóng. Ba mẹ có thể sử dụng kem bôi da cho bé để hạn chế để lại sẹo và vết thâm.

Trẻ bị thủy đậu có nguy hiểm không?

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn người lớn. Bởi sức đề kháng con non yếu. Hơn nữa, khi bị bệnh, trẻ cũng rất dễ để lại biến chứng nếu ba mẹ không chăm sóc đúng cách. Cụ thể như sau:

  • Sẹo: Các vết ban chứa dịch có thể gây nhiễm trùng, tạo mủ, sau đó để lại sẹo vĩnh viễn, gây mất thẩm mỹ
  • Nhiễm khuẩn huyết: Đây là biến chứng nguy hiểm của thủy đậu, vì vậy ba mẹ không nên coi thường
  • Viêm cầu thận cấp: Trường hợp nặng, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận, với các dấu hiệu như tiểu ra máu, suy thận
  • Viêm gan: Mặc dù hiếm gặp, cùng với đó là các dấu hiệu mập mờ, không rõ ràng khiến người bệnh không đề phòng, nhưng biến chứng viêm gan gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Điển hình nhất là triệu chứng buồn nôn, ăn uống khó tiêu và suy giảm hệ miễn dịch
  • Viêm màng não, viêm não: Biến chứng này đặc biệt nguy hiểm tới trẻ, gây nguy cơ tử vong cao. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như hôn mê, sốt cao, co giật và rối loạn tri giác
  • Viêm tai, viêm thanh quản: Các mụn nước thủy đậu có thể xuất hiện trong tai, thậm chí là niêm mạc miệng, dẫn đến viêm ở các vùng này

Trẻ bị thủy đậu có nguy hiểm không?

Ngoài các biến chứng kể trên, bệnh thủy đậu ở trẻ em còn gây một số nguy hiểm khác ít gặp hơn là hội chứng Guillain-Barre, hội chứng Reye, viêm võng mạc.

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Thủy đậu ở trẻ cần được phát hiện sớm để được cách ly, phòng ngừa nguy cơ lây lan. Mặc dù là bệnh lý lành tính, có thể tự phục hồi nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, trẻ bị thủy đậu có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc kết hợp giữa điều trị và chăm sóc khi trẻ bị thủy đậu là vô cùng quan trọng. Theo đó, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Cho trẻ nghỉ học, cách ly tại nhà đến khi con khỏi hẳn bệnh thủy đậu. Ngoài ra, ba mẹ nên cho bé nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí, có ánh sáng mặt trời. Ba mẹ cần cách lý trẻ trong 7 – 10 ngày đến khi phát bệnh và vết phỏng đã khô hoàn toàn
  • Người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm. Đồng thời rửa tay trước và sau khi chạm vào da trẻ bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng
  • Ba mẹ nên để bàn tay bé thật sạch sẽ. Với trẻ sơ sinh cần cắt móng tay, giữ móng tay thật sạch để tránh gây nhiễm trùng da do trẻ hay gãi hoặc vô tình chạm vào các nốt phỏng nước gây trầy xước
  • Thay quần áo cho trẻ mỗi ngày. Để trẻ mặc quần áo thoáng mát, với vải mềm, thấm hút mồ hôi tốt. Đặc biệt, đảm bảo vệ sinh da cho con, tuyệt đối không kiêng tắm để tránh gây biến chứng thủy đậu ở trẻ em
  • Cho bé dùng vật dụng cá nhân riêng như: khăn mặt, cốc, đũa, bát đĩa,…
  • Bổ sung nước cho trẻ đầy đủ, ăn những món ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa
  • Vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý
  • Nên để nốt thủy đậu tự vỡ ra, tuyệt đối không tự ý cạy, làm vỡ vì điều này rất dễ để lại sẹo và nhiễm trùng. Ba mẹ nên sử dụng dung dịch xanh Milian để các nốt thủy đậu nhanh khô và se lại
  • Trong quá trình điều trị, nếu trẻ gặp các triệu chứng như mệt mỏi, người lừ đừ, co giật hoặc xuất huyết thì ba mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu ở trẻ em

Tiêm vacxin được coi là biện pháp phòng ngừa thủy đậu lâu dài và hiệu quả cho trẻ nhỏ. Lịch tiêm chủng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ như sau:

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi
  • Mũi 2: Tiêm khi trẻ từ 1 – 13 tuổi. Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng

Bên cạnh tiêm vaccine phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em, ba mẹ cũng lưu ý một số điều sau trong sinh hoạt thường ngày:

  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh thủy đậu
  • Không chạm vào mụn nước thủy đậu trên cơ thể người bệnh
  • Thường xuyên súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý
  • Trẻ em bị thủy đậu cần được cách ly để tránh làm lây nhiễm trong cộng đồng

Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh thủy đậu ở trẻ em. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được ba mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu!

Chia sẻ bài viết này