Nội dung chính

Nhận biết nấm da đầu ở trẻ em – Cần làm gì để xử lý?

Nấm da đầu ở trẻ em là tình trạng rất phổ biến, khiến bé ngứa ngáy, có nhiều vảy đóng thành mảng. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng trong bài viết dưới đây để chủ động xử lý cho bé, tránh biến chứng nguy hiểm.

nấm da đầu ở trẻ em

Hiện tượng nấm da đầu ở trẻ em

Nấm da đầu là bệnh lý do các chủng nấm Trichophyton và Microsporum gây ra. Bệnh xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, nhưng thường gặp nhất là đối tượng trẻ từ 5 – 10 tuổi. Bởi ở độ tuổi này, hàng rào bảo vệ da của trẻ chưa hoàn thiện, trong khi sức đề kháng còn yếu. Một khi nấm, vi trùng tấn công sẽ dễ dàng gây bệnh.

Hiện tượng nấm da đầu ở trẻ nhỏ
Hiện tượng nấm da đầu ở trẻ nhỏ

Các vi nấm gây nấm da đầu thường phát triển trên vùng da ẩm ướt, không được vệ sinh sạch sẽ hoặc gặp tổn thương từ trước. Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ nấm da đầu ở trẻ em:

  • Vệ sinh da đầu không sạch sẽ: Trẻ nhỏ năng động, ham vui nên ít để ý chuyện vệ sinh cơ thể. Việc vận động ngoài trời khiến cơ thể con tiết mồ hôi nhiều, kết hợp với bụi bẩn, tạo điều kiện cho các vi nấm sinh sôi và gây hại cho bé.
  • Dùng chung vật dụng cá nhân: Trẻ có thể bị nấm da đầu khi dùng chung vật dụng cá nhân với người mang bệnh như chung mũ, lược, chăn gối,…
  • Nhiễm nấm từ thú cưng: Vi nấm gây nấm da đầu thường ký sinh trên người các con vật nuôi. Nếu trẻ tiếp xúc bằng cách vuốt ve lông chúng thì có thể nhiễm bệnh.

>>> Xem thêm tình trạng khác về da của bé:

Đặc điểm các chủng nấm da đầu ở trẻ

Dựa vào nguyên nhân gây nấm da đầu ở trẻ, có thể chia bệnh thành các nhóm sau:

  • Nấm da đầu do Microsporum: Bùng phát mạnh ở trẻ độ tuổi mẫu giáo. Chúng dễ dàng lây lan khi bé sử dụng chung các vật dụng cá nhân như đồ chơi, nón, mũ,…
  • Nấm da đầu do Trichophyton: Đây là loại nấm sợi gây ra hầu hết các trường hợp nấm da đầu ở trẻ. Khi mắc chủng này, da đầu trẻ dễ bị bong tróc, sần nhỏ, gây rụng tóc, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ.
  • Nấm da đầu do Pierdraiahortai và Trichosporon beigeli: Nấm da đầu do hai tác nhân này thường làm xuất hiện các hạt tròn mềm, màu nâu hoặc đen trên thân tóc. Chủng này ít gây rụng tóc hơn.
Đặc điểm các chủng nấm da đầu ở trẻ
Đặc điểm các chủng nấm da đầu ở trẻ

Triệu chứng nấm đầu ở trẻ em

Triệu chứng lâm sàng của nấm da đầu ở trẻ em phụ thuộc vào chủng nấm gây nên. Tuy nhiên, nhìn chung, nấm da đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có một số đặc trưng như sau:

  • Ngứa da đầu: Vùng da đầu bị nấm thường gây cảm giác khó chịu, ngứa rát. Điều này khiến trẻ có khuynh hướng đưa tay lên đầu gãi ngứa, dẫn đến trầy xước, sưng đỏ, chảy máu hoặc mưng mủ
  • Nổi nhiều gàu trên đầu: Nấm vi tấn công da đầu làm kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Chất nhờn kết hợp với tế bào chết sẽ tạo các mảng gàu trên tóc của bé
  • Xuất hiện vết ban đỏ trên da đầu: Khi bị nấm da, trên da đầu của bé sẽ xuất hiện một hoặc nhiều vòng tròn màu đỏ. Vòng bên ngoài thường có màu sắc đậm và nổi rõ hơn. Trong khi đó, vòng bên trong màu nhạt hơn
  • Nổi mụn nước và đóng vảy: Ở vùng da bị nấm, trên bề mản thường nổi nhiều mẩn đỏ, mụn nước hoặc mủ. Các nốt mụn này rất dễ vỡ và đóng vảy cứng khi khô lại
  • Tóc yếu, dễ gãy rụng: Nấm da đầu ở trẻ em có thể gây tổn thương đến các nang tóc, khiến chúng không thể nhận chất dinh dưỡng để tóc khỏe mạnh. Điều này khiến chân tóc của bé bị yếu, dễ gãy rụng, thậm chí là rụng tóc vĩnh viễn, tạo thành mảng hói trên đầu
  • Các triệu chứng toàn thân: Quấy khóc, khó chịu, bứt rứt, nổi hạch, sốt nhẹ

Hình ảnh nấm da đầu ở trẻ em

Dưới đây là một số hình ảnh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận biết dễ dàng hơn:

nam dau 1

nam dau 2

nam dau 3

nam dau 4

Cách điều trị nấm da đầu ở trẻ sơ sinh

Điều trị nấm da đầu ở trẻ nhỏ là một trong những vấn đề nan giải. Bởi nguy cơ tái phát nấm là rất cao nếu không được xử lý đúng cách và phòng ngừa phù hợp. Để chứa nấm da đầu dứt điểm, bác sĩ thường chỉ định cho bé dùng các loại thuốc kháng nấm, kết hợp với chăm sóc tại nhà để hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả trị bệnh.

Thuốc trị nấm da đầu 

Thuốc chống nấm dạng uống có thể được sử dụng để điều trị nấm da đầu ở trẻ. Các loại thuốc ưu tiên sử dụng bao gồm:

  • Thuốc Griseofulvin kết hợp với Terbinafin: Với các chủng nấm Microsporum, điều trị bằng Griseofulvin mang lại hiệu quả hơn. Trong khi đó, nếu trẻ bị nấm do chủng Trichophyton thì nên điều trị bằng thuốc Terbinafin
  • Thuốc Griseofulvin: Thuốc Ketoconazole: Đây là thuốc kháng nấm nhóm azol, giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm trong cơ thể
  • Thuốc Griseofulvin: Là loại kháng sinh nấm lấy từ  penicillium griseofulvum hoặc từ các penicillium khác. Nó có tác dụng ức chế sự phân chia tế bào. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho bé sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Thuốc trị nấm da đầu ở trẻ em
Thuốc trị nấm da đầu ở trẻ em

Ngoài ra, mẹ có thể cho bé dùng một số loại thuốc bôi da. Thông thường, cần mất khoảng 3 – 4 tuần điều trị mới hết. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tiếp tục bôi cho bé thêm một thời gian nhằm đảm bảo các vi nấm được tiêu diệt hoàn toàn.

Mẹo chăm sóc nấm da đầu ở trẻ em

Ngoài thuốc kê đơn, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và áp dụng một số mẹo chăm sóc tại nhà để giúp bé nhanh khỏi bệnh:

  • Gội đầu cho bé bằng cây chó đẻ: Hiệu quả trị nấm da đầu là nhờ thành phần Phenolic có trong cây chó đẻ. Theo đó, gội đầu bằng cây chó đẻ sẽ giúp tiêu viêm, giảm ngứa, đào thải độc tố dưới da. Để sử dụng, mẹ chỉ cần đun sôi cây chó đẻ với 2 lít nước. Sau đó đỏ nước ra cho nguội rồi dùng để gội đầu cho bé
  • Dùng muối trị nấm da đầu ở trẻ em: Muối nổi tiếng với khả năng sát trùng mạnh nên có thể giúp giảm ngứa, tiêu diệt nấm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Mẹ cần chuẩn bị 2 thìa muối và 2 lít nước sạch. Hòa muối vào nước, sau đó sử dụng để gội đầu cho bé. Dung dịch muối loãng có thể gây xót và đau da đầu. Vì vậy, không nên áp dụng phương pháp này khi da đầu đang bị trầy xước hoặc bể mụn
  • Dùng quả bồ kết: Gội đầu bằng bồ kết là cách chăm sóc tóc được các bà, các mẹ ưa chuộng. Bồ kết có chứa saponin, giúp diệt nấm, tiêu viêm, sát trùng, làm sạch gàu, giảm ngứa, kích thích tóc mọc nhanh hơn. Để áp dụng, mẹ cần chuẩn bị 3 – 5 quả bồ kết khô. Nấu bồ kết với nước trong vòng 10 phút. Sau đó dùng nước đó để gội đầu cho bé. Nên massage nhẹ nhàng để bong mảng vảy trên da đầu, giúp bé nhanh khỏi hơn
  • Dùng vỏ bưởi: Tinh dầu vỏ bưởi có khả năng tiêu diệt nấm da đầu cực hiệu quả. Ngoài ra, gội đầu vỏ bưởi còn giúp mái tóc đen mượt và giảm rụng hơn
Mẹo dân gian trị nấm da đầu ở trẻ em
Mẹo dân gian trị nấm da đầu ở trẻ em

Hướng dẫn phòng ngừa nấm da đầu ở trẻ em

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi mẫu giáo rất hay bị nấm da đầu. Bên cạnh đó, bệnh cũng có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần, gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt của trẻ. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Gội đầu cho bé thường xuyên, khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần. Không để tóc trẻ còn ướt đã đi ngủ
  • Giặt giũ chăn màn, nón mũ, quần áo hay vỏ gối kết hợp lau dọn nhà cửa, phòng bé thường xuyên
  • Vi nấm có thể lây lan. Vì vậy, không nên để trẻ tiếp xúc với người hay động vật đang mang bệnh
  • Không để bé dùng chung vật dụng cá nhân với người khác
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước, giúp điều tiết tuyến bã nhờn và mồ hôi trên da đầu
  • Không để trẻ chơi ở những nơi có nhiều bụi bẩn, hóa chất
  • Tránh cho bé tham gia các hoạt động thể chất mạnh, gây ra nhiều mồ hôi
  • Cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giúp nâng cao đề kháng và phòng ngừa bệnh hiệu quả

Trên đây là một số thông tin về tình trạng nấm da đầu ở trẻ em. Trường hợp bé bị nấm đầu lâu ngày không khỏi, cha mẹ nên chủ động đưa bé đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Tìm kiếm nhiều: bé bị nấm da đầu, nấm đầu ở trẻ em, nấm đầu ở trẻ sơ sinh, trẻ bị nấm đầu, hình ảnh nấm da đầu ở trẻ em, hình ảnh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh,…

Chia sẻ bài viết này