Nội dung chính

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh: Nhận biết và cách xử lý hiệu quả

Bé cưng của mẹ mới chào đời được vài tuần trên lợi đã xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Thực chất, đây là hiện tượng nanh sữa ở trẻ sơ sinh. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về tình trạng nanh sữa của trẻ nhé!

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh
Nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Nanh sữa là gì?

Nanh sữa ở trẻ có tên khoa học là Gingival cysts. Đây là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng, phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 3 tuần đến 6 tuần tuổi. Hiện tượng này khiến nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng rằng đây là hiện tượng trẻ thừa canxi hoặc do cặn sữa còn lại lại trong quá trình bú sữa. Chính nhận định sai lầm này có thể khiến lợi bé bị tổn thương vì mẹ lấy tay hay vật dụng nào đó để làm sạch.

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh thực chất là những mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại ở xương hàm. Nó có màu trắng, bên trong chứa đầy chất keratin – một sản phẩm thoái hóa của biểu mô sừng hóa. Nếu nanh sữa xuất hiện trong vòm miệng có thể do các mảnh vụn tế bào tuyến nước bọt phụ bị vùi kẹt dưới niêm mạc trong thời kỳ bào thai.

Biểu hiện khi bé mọc nanh sữa

Nanh sữa trẻ sơ sinh có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Khi bé mọc nanh sữa, mẹ sẽ thấy những nốt tròn màu trắng nằm ở bề mặt niêm mạc lợi hàm trên và hàm dưới
  • Nanh sữa có kích thước nhỏ từ 2 – 3mm
  • Nanh sữa của bé có thể gia tăng về số lượng, nhưng không to ra và thường biến mất vài tuần đến vài tháng sau sinh

>>> Răng sữa của bé và những sự thật thú vị Mẹ nên biết

Hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Nanh sữa xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 3 tuần đến 6 tuần tuổi
Nanh sữa xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 3 tuần đến 6 tuần tuổi
Nanh sữa ở trẻ có thể tự biến mất mà không gây biến chứng
Nanh sữa ở trẻ có thể tự biến mất mà không gây biến chứng
Nếu nanh sữa khiến bé khó chịu, mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện để được chích hoặc nhể
Nếu nanh sữa khiến bé khó chịu, mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện để được chích hoặc nhể

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nanh sữa là một dạng tổn thương niêm mạc miệng lành tính, chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Theo thống kê, có hơn khoảng 50% trẻ mới sinh gặp tình trạng nanh sữa.

Nhìn chung, nanh sữa ở trẻ sơ sinh không quá đáng lo, ít gây đau đớn và thường tự vỡ rồi biến mất trong khoảng 2 tuần mà không phát sinh biến chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này khiến bé khó chịu, ba mẹ hãy đưa con đi thăm khám tại cơ sở y tế để được tư vấn hướng khắc phục phù hợp. Rất có thể bé đã bị viêm lợi hoặc mắc vấn đề sức khỏe khác.

Mẹo dân gian chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh có hiệu quả?

Nanh sữa của trẻ sơ sinh có gây vàng da không?

Vàng da là bệnh lý thường gặp ở bé mới sinh. Do đó, nhiều trường hợp, bé vừa có nanh sữa, vừa vàng da, nên nhiều mẹ lầm tưởng hai bệnh lý này liên quan đến nhau. Trên thực tế, nanh sữa chỉ gây triệu chứng tại lợi, không gây vàng da cho bé. Hơn nữa, vàng da ở trẻ sơ sinh cũng là bệnh lý lành tính. Với các triệu chứng như da vàng, lòng trắng mắt vàng, nước tiểu màu vàng sẫm, phân bé màu nhạt. Bệnh thường xuất hiện sớm, khoảng 2 ngày sau sinh và có xu hướng thuyên giảm khi trẻ được 2 tuần tuổi mà không cần can thiệp y tế.

Nanh sữa không liên quan đến tình trạng vàng da
Nanh sữa không liên quan đến tình trạng vàng da

Có nên nhể nanh sữa ở trẻ sơ sinh?

Khi đã xác định bé bị nanh sữa, ba mẹ cần quan sát xem con có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, bỏ bú hay sốt không. Nếu bé vẫn sinh hoạt, vui chơi và bú bình thường, mẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên, nanh sữa sẽ tự biến mất sau 1 – 2 tuần.

Ngược lại, nếu bé bị nanh sữa đi kèm với các biểu hiện trên. Ngoài ra, bé còn bị sưng loét niêm mạc, thì nên đưa ngay bé đến cơ sở Y tế gần nhất để được xử lý. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và có thể chỉ định chích hoặc nhể nanh. Nhìn chung, thủ thuật này rất đơn giản, tuy nhiên thao tác cần chính xác để tránh làm đau, gây ám ảnh tâm lý trẻ. Đầu tiên, bác sĩ sẽ bôi thuốc tê để giảm đau cho trẻ. Sau đó sử dụng dụng cụ nhọn làm rách vỏ nanh. Lúc này, nhân màu trắng sẽ vỡ ra. Vị trí trích rạch sẽ tự liên sau 1 – 2 ngày.

Các bác sĩ khuyến cáo, gia đình không nên tự ý chích nhể nanh sữa ở trẻ sơ sinh. Bởi thực hiện ở nhà không đảm bảo vô khuẩn sẽ làm răng lợi bé bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Cách chăm sóc răng miệng của trẻ khi bị nanh sữa

Chăm sóc răng miệng là bước không thể bỏ qua khi bé bị nanh sữa. Đặc biệt là trong giai đoạn nanh sữa vỡ mủ. Sau đây là một số gợi ý từ FItobimbi để mẹ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé tốt hơn:

  • Dùng khăn mềm lau nướu cho bé. Một lần vào buổi sáng sau khi bú và một lần ngay trước khi bé đi ngủ. Điều này giúp làm sạch cặn sữa còn sót lại trong quá trình bú. Đồng thời hạn chế vi khuẩn phát triển gây sâu răng cho trẻ
  • Massage quanh cơ miệng theo chiều kim đồng hồ rồi vuốt ngược lại để bé thoải mái, dễ chịu, không còn sợ hãi việc vệ sinh miệng nữa
  • Khi bé mọc răng sữa, hãy chuyển sang dùng bàn chải mềm. Đánh răng cho bé 2 lần/ngày bằng nước lã
  • Khám răng cho bé định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. Đặc biệt là thời điểm trước khi bé mọc răng

Qua bài viết này, hy vọng mẹ sẽ hiểu hơn về tình trạng nanh sữa ở trẻ sơ sinh, cũng như cách chăm sóc răng miệng giúp răng bé chắc khỏe, cười xinh.

Mẹ tìm kiếm khác: nanh sữa của trẻ sơ sinh, nanh sữa là gì, nanh sữa trẻ sơ sinh, hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh, hình ảnh trẻ bị nanh sữa,…

Chia sẻ bài viết này