Nội dung chính

Răng sữa của bé và những sự thật thú vị Mẹ nên biết

Mọc răng sữa là trải nghiệm vô cùng thú vị của cả ba mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về quá trình thay răng này!

răng sữa của bé

Răng sữa là răng gì? Thứ tự mọc răng

Răng sữa là hệ răng đầu tiên của con người. Chúng bắt đầu phát triển từ giai đoạn phôi thai. Cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi, chiếc răng sữa đầu tiên sẽ nhú ra khỏi nướu. So với răng vĩnh viễn, chiếc răng sữa nhỏ và trắng hơn. Hơn nữa, chân răng sữa ngắn và mỏng hơn, điều này khiến chúng dễ rụng hơn.

Thời gian mọc răng của trẻ có thể khác nhau, tùy vào thuộc vào tình trạng thể chất. Tuy nhiên, trình tự mọc răng sữa ở mỗi trẻ cơ bản là giống nhau. Cụ thể như sau:

  • Hai chiếc răng cửa hàm dưới sẽ là những chiếc răng đầu tiên của trẻ
  • Tiếp theo là 2 chiếc răng cửa trên, mọc vào tháng thứ 8 – 12
  • Hai chiếc răng cửa bên hàm trên tiếp theo mọc khi bé được 9 – 13 tháng tuổi
  • Sau đó khi bé được 10 – 16 tháng tuổi, hai chiếc răng cửa bên hàm dưới sẽ được mọc
  • Khi bé được 13 – 19 tháng tuổi, hai chiếc răng hàm trên bắt đầu xuất hiện, chúng nằm cách răng cửa trên 1 vị trí
  • Tương tự như vậy, tiếp theo là sự xuất hiện của 2 răng hàm dưới. Chúng mọc khi bé ở vào 14 – 18 tháng tuổi
  • Hai chiếc răng nanh hàm trên được mọc vào khoảng 16 – 22 tháng tuổi
  • Khi bé được 17 – 23 tháng tuổi, hai răng nanh hàm dưới sẽ xuất hiện
  • Hai răng hàm phía dưới tiếp theo được mọc khi bé được khoảng 23 – 31 tháng tuổi
  • Hai chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc khi bé yêu nhà bạn ở khoảng 25 – 33 tháng tuổi
Lịch mọc răng sữa
Lịch mọc răng sữa

Khi mọc đủ răng sữa trẻ có bao nhiêu răng?

Cấu trúc xương hàm của trẻ sơ sinh còn nhỏ. Vì vậy, số lượng các răng sữa sẽ ít hơn so với răng vĩnh viễn sau giai đoạn thay răng. Vậy chính xác, trẻ có bao nhiêu chiếc răng sữa? Bộ răng đầu tiên của trẻ phát triển tất cả 20 chiếc răng, chia đều cho hàm trên và hàm dưới. Như vậy, ở mỗi hàm sẽ có 10 chiếc răng, gồm 4 răng hàm, 2 răng nanh, 2 răng cửa bên và 2 răng cửa. Quá trình mọc răng này sẽ hoàn tất sau khoảng 2 năm. Ở độ tuổi này, bé có thể cắn, nhai tất cả mọi thứ và nở nụ cười xinh với đầy đủ chiếc răng trắng đáng yêu.

>>> Xem  thêm: Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn hiệu quả

Răng sữa quan trọng như thế nào?

Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng răng sữa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. 

Răng sữa giữ chỗ cho răng vĩnh viễn

Răng sữa có vai trò “hướng dẫn” răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Nếu răng sữa bị rụng quá sớm, quá trình mọc răng vĩnh viễn sẽ gặp khó khăn do lỗ hổng răng sữa để lại rất nhỏ. Điều này dẫn đến tình trạng răng khấp khểnh, mọc chen chúc, sai vị trí.

Giúp bé nhai dễ dàng

Chức năng quan trọng nhất của những chiếc răng xinh là giúp bé nhai và nghiền thức ăn. Giai đoạn từ 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu làm quen với các loại bột, súp từ rau củ, thịt, cá,… Từ 1 – 2 tuổi, độ thô trong thức ăn của bé cũng tăng dân. Nếu không có sự xuất hiện của những chiếc răng, bé sẽ rất khó để cắn và nhai. Mỗi chiếc răng của bé có một chức năng nhai khác nhau, thật thú vị phải không mẹ?

Chẳng hạn, với răng cửa, đây là những chiếc răng bé dùng để cắt thức ăn thành miếng nhỏ. Còn những chiếc răng nanh sắc nhọn dùng để nghiền nát thức ăn. Và cuối cùng, răng hàm sẽ giúp hỗ trợ răng cửa nghiền thức ăn.

Vai trò của răng sữa đối với sự phát triển của bé
Vai trò của răng sữa đối với sự phát triển của bé

Răng sữa giúp bé phát âm đúng

Thời điểm mọc răng sữa cùng trùng với giai đoạn bắt đầu biba bibô. Hơn nữa, răng giúp kiểm soát lượng không khí ra vào miệng, khiến âm bé phát ra được tròn vành, rõ chữ hơn.

Răng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Trẻ có hàm răng khỏe mạnh sẽ học tập và chơi đùa tốt hơn, không bị sâu răng làm ảnh hưởng. Điều này sẽ giúp bé có sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bên cạnh đó, răng của là yếu tố kích thích sự phát triển của xương mặt và xương hàm. Tuy trẻ còn nhỏ chưa ý thức về việc răng xấu, răng sún, nhưng có một hàm răng chắc khỏe, trắng đẹp cũng giúp con tự tin  hơn khi chơi đùa cùng các bạn đó! Đây là tiền đề tâm lý rất quan trọng, giúp con vững vàng hơn trong tương lai.

Hình ảnh răng sữa trẻ em

Sự khác biệt của răng sữa và răng vĩnh viễn
Sự khác biệt của răng sữa và răng vĩnh viễn
Răng sữa của bé nhỏ và trắng hơn răng vĩnh viễn
Răng sữa của bé nhỏ và trắng hơn răng vĩnh viễn
Răng sữa có chân răng mỏng và yếu nên tồn tại không được lâu
Răng sữa có chân răng mỏng và yếu nên tồn tại không được lâu

Cách chăm sóc răng cho bé

Với suy nghĩ răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, mà nhiều cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng của các bé. Hậu quả, bé rất nhỏ đã bị mắc các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm tủy,… không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhai, phát âm mà còn thiếu thẩm mỹ.

Để bé có hàm răng xinh, trắng khỏe, cha mẹ cần đảm bảo những điều sau:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Thời điểm mọc những chiếc răng đầu tiên, bé chưa thể tự mình chăm sóc răng. Do vậy, cha mẹ cần giúp đỡ bé trong vấn đề này!

  • Trước khi bé mọc răng, sau mỗi lần ti sữa, mẹ nên dùng miếng gạc rơ lưỡi và nướu cho bé bằng nước ấm
  • Khi trước răng đầu tiên nhú lên, mẹ nên bắt đầu việc chăm sóc răng miệng bằng cách làm sạch răng, nướu và lưỡi cho bé bằng nước muối loãng
  • Đến khi bé 2 tuổi có thể chuyển sang dùng bàn chải mềm cùng kem đánh răng phù hợp. Lưu ý, thay bàn chải mỗi 3 tháng/1 lần hoặc khi lông bàn chải có hiện tượng cứng. Chải răng cho bé ít nhất 2 lần/ngày. Sau khi ăn, nên dùng chỉ nha khoa để giúp trẻ làm sạch các kẽ răng
Vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách
Vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách

Bổ sung những thực phẩm tốt cho răng

Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng hiệu quả, cha mẹ cần nắm rõ những thực phẩm tốt cho răng của bé, đồng thời hạn chế những thức ăn, đồ uống có thể gây hại cho men răng.

  • Rau củ và trái cây tươi là những thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe của bé nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Bởi chúng chứa ít đường và axit, không gây tổn hại men răng. Hơn nữa, những thức ăn tươi sống còn tốt cho nướu và lợi
  • Sữa chua cũng là thực phẩm cần có trong danh sách thực đơn dinh dưỡng của bé. Trong sữa chua có chứa hàm lượng canxi dồi dào, giúp hỗ trợ phát triển xương và răng chắc khỏe
  • Các loại thịt như hải sản, cá, thịt gà, thịt heo,… chứa hàm lượng lớn vitamin B1 và B2, giúp trung hòa axit phytic PH từ hoa quả. Qua đó, bảo vệ men răng cho răng bé chắc khỏe, sáng đẹp
  • Tập cho bé làm quen dần với các thực phẩm phải nhai nhiều. Điều này sẽ giúp răng bé chắc khỏe và cứng cáp hơn
  • Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường, axit như kẹo, bánh, nước ngọt có gas, nước trái cây đóng chai,…
Những thực phẩm tốt cho răng miệng
Những thực phẩm tốt cho răng miệng

Thăm khám nha sĩ định kỳ

Đi khám nha sĩ sẽ giúp cha mẹ biết được tình trạng răng miệng của bé hiện tại. Đặc biệt rất cần thiết với các bé trong độ tuổi thay răng sữa. Từ đó giúp phụ huynh chủ động chăm sóc và có biện pháp điều trị sớm khi bé gặp vấn đề về răng miệng. Bác sĩ khuyến nghị nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để theo sát quá trình mọc răng.

Những câu hỏi thường gặp về răng sữa ở trẻ nhỏ

Bên cạnh những thông tin kể trên, dưới đây là các câu hỏi nhận được nhiều quan tâm của các bậc phụ huynh đã được Fitobimbi tổng hợp. Cùng theo dõi nhé!

Những răng sữa nào không thay?

Bắt đầu từ khoảng 6 tuổi, trẻ sẽ bước vào giai đoạn rụng răng sữa, thay vào đó là sự xuất hiện của bộ răng vĩnh viễn. Vậy có tổng số bao nhiêu răng sữa sẽ phải thay và những răng nào không thay?

Thực tế, số răng sữa được thay là 20 chiếc. Đó là những chiếc răng được mọc từ khi trẻ 6 tháng tuổi, đến khi bé được 3 tuổi. Hàm răng được coi là phát triển bình thường nếu thứ tự mọc răng vĩnh viễn tương tự với thứ tự mọc răng sữa. Vì vậy, nếu nắm được trình tự mọc răng sữa, cha mẹ sẽ biết chiếc răng vĩnh viễn nào của bé sẽ mọc trước và mọc sau.

Trong bộ răng ở người, chiếc răng hàm lớn số 3 là chiếc mọc muộn nhất, rơi vào thời điểm từ 13 tuổi lên. Chiếc răng này là chiếc răng duy nhất không thay. Vì vậy, cha mẹ cần giữ gìn và chăm sóc răng này thật kỹ vì nó không thể thay thế bằng một chiếc răng mới khác được.

Khi nào răng sữa bắt đầu rụng?

Hầu hết trẻ em bắt đầu rụng răng từ khoảng 3 tuổi cho đến khoảng 12 tuổi. Khi trẻ bước vào giai đoạn cuối của giai đoạn phát triển chập chững, răng sẽ rụng dần. Thứ tự thông thường mà một chiếc răng sữa sẽ rơi ra khỏi miệng như sau:

  • Răng cửa – 6 đến 8 tuổi
  • Răng hàm đầu tiên – 9 đến 11 tuổi
  • Răng nanh – 9 đến 12 tuổi
  • Răng hàm thứ hai – 10 đến 12 tuổi

Mỗi chiếc răng sữa có xu hướng rụng theo thứ tự giống như khi chúng mọc, điều này xảy ra trung bình từ 1 đến 3 tuổi. Có thể có một số khác biệt nhỏ về độ tuổi và thứ tự, nhưng điều này thường không phải là vấn đề và không phải là nguyên nhân gây lo lắng cho trẻ hoặc cha mẹ.

Có nên nhổ răng sữa sớm cho trẻ không?

Thay răng là một trải nghiệm thú vị đối với bé. Khi bé có một chiếc răng lung lay, cha mẹ không cần thiết phải giúp trẻ nhổ ngay. Bởi, chuyên gia cho rằng, việc nhổ răng sớm có thể ảnh hưởng đến trẻ. Dưới đây là 5 lý do cha mẹ không nên tự ý nhổ răng cho bé:

  • Nhổ răng quá sớm gây nguy cơ tổn thương mô nướu và xung quanh răng. Mô nướu của trẻ vốn đã rất nhạy cảm, nếu tác động không cần thiết sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Trong trường hợp nặng sẽ phải can thiệp phẫu thuật
  • Răng sữa có chân răng nhỏ. Khi đến thời điểm thay răng, nó sẽ trở nên lỏng lẻo và dễ dàng rụng. Tuy nhiên, nếu nhổ răng quá sớm, phần chân răng vẫn còn, con sẽ cảm thấy đau, ảnh hưởng đến tâm lý
  • Nhổ răng sữa quá sớm sẽ khiến các răng vĩnh viễn mất định hướng vị trí, dẫn đến tình trạng mọc lệch
  • Nhổ răng quá sớm, chiếc răng vĩnh viễn có thể chưa sẵn sàng mọc lên. Hậu quả là hàm trẻ bị trống một khoảng, gây khó khăn cho trẻ trong quá trình phát âm và học nói

Trên đây là những thông tin thú vị về quá trình mọc răng sữa của bé. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích được các mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Chia sẻ bài viết này