Nội dung chính

Lịch mọc răng của bé và cách chăm sóc khi bé mọc răng

Thông thường, răng sữa bắt đầu mọc khi bé bước sáng thứ 6 và mọc đầy đủ hàm răng xinh khi bé ở độ tuổi 2.5 – 3. Lịch mọc răng của bé là khác nhau tùy theo thể chất và cấu trúc răng, nhưng thường thời gian chênh lệch không quá 1 năm.

Lịch mọc răng của bé và Cách chăm sóc khi bé mọc răng
Lịch mọc răng của bé và Cách chăm sóc khi bé mọc răng

Dấu hiệu trẻ mọc răng

Mọc răng là cột mốc quan trọng, đánh dấu một hành trình mới trong sự phát triển của bé . Lịch mọc răng của bé kéo dài khoảng 2 năm, từ khi 6 tháng tuổi đến 2.5 – 3 tuổi để hoàn thiện. Trước khi những mầm răng nhú lên, cơ thể sẽ phát ra một số tín hiệu để ba mẹ chủ động chăm sóc bé tốt hơn. Cụ thể, mẹ có thể biết “khi nào trẻ mọc răng” thông qua những dấu hiệu cảnh báo sau:

  • Dễ gắt gỏng: Những chiếc răng nhú lên kéo theo sự vỡ nứt của nướu. Hiện tượng này khiến trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu, dẫn đến quấy khóc, cáu gắt, khó tính hơn bình thường. Vì vậy, nếu ba mẹ thấy bé bỗng dưng gắt gỏng mặc dù vẫn khỏe mạnh thì có khả năng bé sắp mọc răng
  • Chà xát nướu: Hầu hết trẻ nhỏ đều thích cho đồ vật vào miệng. Nhưng nếu việc này diễn ra thường xuyên, thậm chí còn chà xát đồ vật lên nướu thì đây là một dấu hiệu mọc răng
  • Chảy nhiều nước dãi: Một số bé mọc răng có triệu chứng chảy nhiều nước dãi đến nỗi ướt cả quần áo. Thậm chí còn bị phát ban trên má và cằm do da bị kích thích bởi nước dãi
  • Mất ngủ: Mọc răng cũng khiến bé khó ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn. Nếu bé không gặp bất kỳ bệnh lý nào cả thì có thể là do quá trình mọc răng gây nên
  • Chán ăn: Đây là dấu hiệu mọc răng mà hầu hết các bé đều phải trải qua. Nếu bạn lo lắng trẻ không ăn uống đầy đủ, hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ nhé!

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm

Lịch mọc răng của bé và thứ tự mọc răng

Lịch mọc răng của trẻ có thể khác nhau tùy vào thể chất. Một số bé mọc răng rất sớm, từ 4 – 5 tháng, nhưng cũng có một số bé hơn 1 tuổi mới mọc chiếc răng đầu tiên. Về cơ bản, trẻ mọc răng sớm hay muộn không phải là vấn đề đáng lo, vì có thể do nguyên nhân di truyền hoặc cấu trúc răng. Vậy cụ thể trẻ mọc răng khi nào? Dưới đây là lịch mọc răng bình thường của trẻ:

Từ 6 – 9 tháng tuổi: 2 răng cửa giữa hàm trên và 2 răng cửa hàm dưới

Chiếc răng đầu tiên của trẻ mọc vào khoảng tháng thứ 6 ở vị trí răng cửa giữa hàm dưới. Trải nghiệm mọc răng đầu tiên bao giờ cũng không dễ dàng với trẻ. Con có thể đau đớn, khó chịu, cáu gắt, sốt nhẹ, thậm chí là bỏ bú. Sau khi hai chiếc răng cửa dưới hoàn tất, hai răng cửa hàm trên sẽ tiếp tục mọc khi bé bước sang tháng thứ 8.

Lịch mọc răng của trẻ
Lịch mọc răng của trẻ

7 – 10 tháng tuổi: 2 răng cửa trên

Trong giai đoạn này, bé sẽ tiếp tục mọc 2 chiếc răng cửa hàm trên. Không giống như răng cửa giữa, răng cửa hàm trên và hàm dưới không mọc cùng nhau mà cách một thời gian khá xa. Thông thường, hai răng cửa hàm dưới mọc khi bé bước sang tháng thứ 16.

>>> Xem thêm: Bé 9 – 10 tháng chưa mọc răng có phải là muộn?

Từ 12 – 14 tháng tuổi: 4 răng hàm sữa

Trong lịch mọc răng của bé tiếp theo, răng hàm sẽ xuất hiện khi bé được khoảng 12 – 14 tháng tuổi. Đầu tiên là 2 chiếc răng hàm trên, nằm ở vị trí cách một đoạn so với răng cửa. Tiếp theo là hai chiếc răng hàm dưới, với vị trí đối diện với răng hàm trên. Những chiếc răng mọc sau này gây ra ít phiền toái hơn cho bé. Có lẽ bởi bé cũng làm quen được dần với sự thay đổi này của cơ thể nên không bị đau, sốt hay bỏ ăn nữa. Lúc này, mẹ chỉ cần chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng để phòng ngừa các bệnh lý liên quan.

Từ 16 – 18 tuổi: 4 răng nanh sữa

Răng nanh sẽ mọc vào vị trí giữa răng cửa và răng hàm. Bắt đầu với 2 chiếc răng nanh hàm trên khi bé bước sang tháng thứ 16 – 18. Khi hàm trên mọc đầy đủ, hai răng nanh hàm dưới sẽ xuất hiện. Trong một số trường hợp, trẻ phải đến 22 tháng tuổi mới mọc đầy đủ 4 chiếc răng nanh sữa.

Sơ đồ răng của bé
Sơ đồ răng của bé

Từ 20 – 30 tháng tuổi: Bốn răng hàm sữa cuối cùng

Thông thường, hai chiếc răng hàm dưới sẽ được mọc vào tháng thứ 20. Liên tiếp sau đó là sự xuất hiện của hai răng hàm cuối cùng của hàm trên. Lịch mọc răng của bé sẽ hoàn thiện khi bước sáng tháng tuổi thứ 30.

Cách chăm sóc trẻ trong quá trình mọc răng

Đến đây hẳn mẹ đã biết “khi nào bé mọc răng?”. Ngoài việc theo dõi lịch mọc răng của bé, các mẹ nên quan tâm đến cách chăm sóc răng miệng cho trẻ trong giai đoạn này. Trải nghiệm mọc răng ở bé không thú vị như nhiều mẹ tưởng. Thời điểm những chiếc răng nhú lên, bé sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, đau đớn. Thậm chí nhiều bé còn bị sốt, tiêu chảy, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Bởi vậy, cha mẹ nên có giải pháp khắc phục để trải nghiệm mọc răng của bé trở nên dễ dàng, êm ái hơn, cũng như phòng ngừa các bệnh răng miệng có thể xảy ra.

Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi

Mẹ đừng nghĩ rằng bé chưa có răng thì chưa phải chăm sóc nhé! Trên thực tế, những mầm răng đã được hình thành từ khi bé còn là bào thai. Vì vậy, nếu bé sinh ra không được vệ sinh nướu thường xuyên, vi khuẩn sẽ sinh sôi, ảnh hưởng đến sự phát triển của mầm răng phía dưới. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé ngày 2 lần bằng cách đeo gạc vào ngón tay, nhúng nước ấm rồi chà nhẹ lên nướu, lưỡi và hai bên má.

Chăm sóc răng miệng cho bé từ 0 - 6 tháng tuổi
Chăm sóc răng miệng cho bé từ 0 – 6 tháng tuổi

Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Những chiếc răng đầu tiên gây ra cho bé khá nhiều phiền toái. Mẹ sẽ thấy bé chảy nhiều nước dãi và hay nhai, gặm các đồ vật xung quanh. Vì vậy, hãy dùng khăn lau miệng và cằm bé thường xuyên để da luôn khô thoáng, sạch sẽ. Đồng thời không để bé gặm đồ vật, hành động này không chỉ gây nguy cơ nhiễm khuẩn mà còn làm tổn thương nướu khiến bé bị đau. Thay vào đó, mẹ có thể cho bé ngậm vòng mọc răng hoặc núm ti giả được làm lạnh.

Chăm sóc răng miệng cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi
Chăm sóc răng miệng cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi

Giai đoạn này, mẹ tiếp tục giữ vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách dùng gạc. Trường hợp bé sốt, mẹ nên chườm bằng khăn ấm, tránh tự ý sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã có thể sử dụng bàn chải đánh răng để vệ sinh. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn loại bàn chải lông mềm, dành riêng cho trẻ nhỏ
  • Nên chọn kem đánh răng có chứa fluor, không cay, vị ngọt dịu sẽ khiến bé thích thú hơn
  • Khi đánh răng, chỉ lấy một lượng kem đánh răng bằng hạt đỗ, không nên sử dụng quá nhiều
  • Thay bàn chải đánh răng cho bé định kỳ 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải có hiện tượng tưa
  • Bên cạnh việc vệ sinh răng, bé cần làm sạch nướu để tránh vi khuẩn và mảng bám gây hôi miệng, sâu răng
  • Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra

Qua bài viết này, các mẹ đã biết được lịch mọc răng của bé cũng như cách chăm sóc răng miệng cho bé trong giai đoạn mọc răng. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Tìm kiếm khác: lịch mọc răng của trẻ, khi nào bé mọc răng, khi nào trẻ mọc răng, trẻ mọc răng khi nào,…

Nguồn: pampers, healthychildren

https://www.pampers.com/en-us/baby/teething/article/baby-teeth-chart
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/teething-tooth-care/Pages/Babys-First-Tooth-Facts-Parents-Should-Know.aspx
Chia sẻ bài viết này