Đau bụng bên phải ở trẻ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhưng thường bị bỏ qua. Cùng tìm hiểu những nội dung trong bài viết dưới đây để biết xử lý khi trẻ gặp phải nhé!
- Trẻ bị đau bụng sau khi ăn: Nguyên nhân và cách xử lý
- Bé gái 10 tuổi hay bị đau bụng nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân đau bụng bên phải ở trẻ
Đau bụng bên phải được chia thành 2 khu vực: đau bụng bên phải phía trên và đau bụng bên phải phía dưới. Tương ứng với mỗi vị trí là những bệnh lý có thể xảy ra với trẻ. Mẹ hãy tham khảo nhé!
Đau bụng bên phải phía trên
Nếu trẻ bị đau bụng bên phải phía trên, cha mẹ cần hết sức cẩn trọng vì có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm sau:
Bệnh ở gan
Cơn đau do gan thường nhẹ và âm ỉ tại vùng bụng bên phải. Trường hợp nặng, trẻ còn kèm theo các triệu chứng khác như suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, vàng da, vàng mắt không rõ nguyên nhân. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để được xác định chính xác nguyên nhân.
Nhiễm trùng ống mật, túi mật
Tình trạng nhiễm trùng ống mật, túi mật thường xuất hiện với các biểu hiện đau nhói, quặn bụng bên phải. Cơn đau thường khởi phát từng đợt và dữ dội hơn đợt trước.
Ngoài biểu hiện đau bụng bên phải ở trẻ, nhiễm trùng túi, ống mật còn gây ra các triệu chứng khác như:
- Đau vùng bụng trên bên phải, kèm sốt, nôn ói.
- Ngứa da
- Nước tiểu có màu vàng đặc.
- Da vàng sẫm
- Kết mạc mắt vàng.
- Rối loạn tiêu hóa,…
Đau ruột già
Trẻ bị đau ruột già sẽ cảm giác chướng bụng, kèm theo táo bón hoặc tiêu chảy. Cơn đau thường sẽ thuyên giảm khi trẻ đi đại tiện.
Đau thận phải
Đau bụng bên phải ở trẻ còn có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng đau thận phải. Trẻ cần được thăm khám và điều trị sớm, bởi tình trạng này có liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng như viêm bể thận, sỏi thận. Mặc dù trường hợp này rất hiếm gặp ở trẻ, nhưng cha mẹ cũng không nên coi thường.
Đau bụng bên phải phía dưới
Đau bụng dưới bên phải là triệu chứng cảnh báo bệnh viêm ruột thừa. Ngoài ra, nó còn liên quan đến bệnh lý viêm đại tràng và viêm bàng quang.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng viêm nhiễm do sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa. Nếu không không điều trị y tế ngay lập tức, phần ruột thừa sẽ bị vỡ, dẫn đến tử vong.
Một số triệu chứng giúp nhận biết bệnh viêm ruột thừa ở trẻ là:
- Đau âm ỉ quanh rốn, cơn đau sẽ càng gia tăng theo thời gian.
- Trẻ sẽ cảm thấy nhói đau khi vận động mạnh.
- Ho, sốt nhẹ.
- Cơn đau lan ra vùng vùng bên phải phía dưới.
- Bụng phình, nôn ói.
- Rối loạn tiêu hóa.
Viêm đại tràng
Nếu cơn đau của bé khởi phát ở vùng bụng bên phải, phía dưới thì có thể do tổn thương do phần đầu của đại tràng. Ngoài biểu hiện đau nhói bụng, trẻ còn gặp phải một số triệu chứng khác như:
- Ăn ngủ kém, mệt mỏi, suy nhược cơ thể
- Sốt, cáu gắt
- Rối loạn đại tiện, đau rát hậu môn sau khi đại tiện
- Đi ngoài phân có lẫn máu
Viêm bàng quang
Ngoài đau bụng bên phải phía dưới, trẻ bị viêm bàng quang còn xuất hiện các triệu chứng khác như:
- Tiểu buốt, tiểu máu, có mủ ở cuối bãi
- Đau nhẹ vùng trên khớp mu
- Đối với bé gái, cơn đau có thể lan rộng sang niệu đạo, âm hộ
- Khi tiểu xong, cảm giác đau thường giảm
Đau bụng bên phải ở trẻ cần làm gì?
Tùy vào từng trường hợp sẽ có phác đồ điều trị riêng. Nếu trẻ bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Nếu đau bụng bên phải do viêm bàng quang, viêm ruột thừa,… trẻ cần tiến hành làm phẫu thuật ngay.
Đau bụng phía dưới bên phải nếu thường tái phát, cơn đau xuất hiện từng đợt thì có thể là dấu hiệu của bệnh đại tràng. Trẻ cần được nội soi để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.
Trẻ bị đau bụng bên phải không rõ nguyên nhân cần tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc về cho bé uống. Bởi nếu không cẩn thận có thể khiến bệnh năng hơn, dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Đau bụng bên phải ở trẻ có nguyên nhân đa dạng và phức tạp. Vì vậy, cha mẹ không nên tự chẩn đoán, cần đưa trẻ đi bệnh viện để theo dõi càng sớm, càng tốt.