Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Mặc dù không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng các triệu chứng của nhiệt miệng gây ra khá nhiều phiền toái cho trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần phát hiện và xử lý sớm, tránh gây biến chứng, ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ. Bài viết dưới đây Fitobimbi xin cung cấp một số hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ giúp ba mẹ có cái nhìn rõ hơn về tình trạng này!
Nhiệt miệng ở trẻ là gì?
Nhiệt miệng là hiện tượng niêm mạc miệng mất đi lớp màng nhầy, tạo thành những ổ viêm nhỏ màu trắng hoặc màu vàng, hình tròn hoặc hình oval.
Chúng có thể xuất hiện ở lợi, nướu, môi hoặc các mô mềm bên trong khoang miệng khác. Kích thước vết loét không lớn, dao động từ 1 – 10mm.
Thông thường, nhiệt miệng không lây lan ra nhiều vị trí và tự phục hồi, không để lại sẹo sau khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nhiệt miệng kéo dài có thể khiến trẻ cảm thấy miệng bị đau rát, loét sưng và khó chịu. Theo đó, hoạt động giao tiếp, ăn uống và sinh hoạt thường ngày cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhiều trường hợp nghiêm trọng, vết loét miệng có thể to đến 2 -3cm, gây sưng hạch, đau nhức, sốt cao,… Lúc này, ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm.
Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ theo từng vị trí
Để giảm thiểu những phiền toái mà nhiệt miệng mang lại với trẻ, ba mẹ cần nhận diện các dấu hiệu từ sớm. Dưới đây là một số hình ảnh trẻ bị nhiệt miệng ở từng vị trí để ba mẹ có cái nhìn trực quan hơn về tình trạng này.
Hình ảnh trẻ bị nhiệt ở lưỡi
Trẻ sẽ luôn cảm thấy đau, khó chịu, xót khi ăn thức ăn cay, nóng. Thậm chí ngay cả khi nói chuyện, uống nước do bị ma sát với lưỡi. Biểu hiện thường thấy nhất khi trẻ bị nhiệt miệng ở lưỡi là những vết loét hình oval hoặc tròn, sưng đỏ xung quanh viền, ở giữa có màu trắng.
Nhiệt miệng ở môi
Nhiệt miệng ở môi sẽ khiến trẻ cảm thấy đau xót nhất, bởi đây là vị trí đầu tiên tiếp xúc với thức ăn. Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi trẻ bị nhiệt miệng ở môi là xuất hiện những vết loét trắng hoặc vàng, mọc đơn lẻ hoặc từng cụm.
Nhiệt miệng ở nướu
Biểu hiện khi bị nhiệt ở nướu là những đốm trắng, kèm theo tình trạng sưng viêm và bọc nước. Theo thời gian, bọc nước sẽ vỡ ra tạo thành vết nhiệt. Trẻ bị nhiệt ở nướu sẽ cảm thấy đau đớn nhất khi ăn những đồ ăn mặn, cay nóng, cứng,… Đối với trường hợp viêm nhiễm nặng, trẻ sẽ khó khăn trong việc ăn uống, không thể ăn cho đến khi thuyên giảm.
Nhiệt miệng ở cổ họng
Trẻ bị nhiệt miệng ở họng khi bị chấn thương hoặc mắc các bệnh lý. Trẻ sẽ cảm thấy đau, khó nuốt, buồn nôn, miệng có mùi hôi,… Những vết nhiệt này thường gây phá hủy lớp niêm mạc lót ở họng, tạo ra vết thương hở khó lành.
Hình ảnh các dạng nhiệt miệng
Nhiệt miệng ở trẻ thường chia thành 3 dạng chính:
Nhiệt miệng thể nhỏ (RAS minor)
Hầu hết trẻ bị nhiệt miệng thường mắc dạng nhiệt miệng này. Đặc trưng của thể này là các xuất hiện các vết loét nông, có màu trắng hoặc xám, viền xung quanh viêm đỏ. Chúng thường xuất hiện ở bên trong má, nền miệng hoặc ở môi. Kích thước vết loét thường khá nhỏ, đường kính khoảng 10mm và sẽ tự khỏi sau khoảng 10 ngày.
Nhiệt miệng thể lớn (RAS major)
Đây là tình trạng nhiệt miệng nặng, chiếm khoảng 10% tổng số trẻ mắc bệnh. Các vết loét dạng này sẽ có kích thước lớn, từ 1 – 3cm. Theo thời gian, vết loét sẽ ăn sâu và to dần nên dễ để lại sẹo và có thể tái phát.
Nhiệt miệng Herpes
Nhiệt miệng dạng Herpes là tình trạng hiếm gặp do vi khuẩn Herpes gây nên. Các vết loét này thường không có hình dạng cụ thể, mọc thành thành một vết lớn hoặc thành cụm nhỏ, đường kính khoảng 1 – 3mm. Chúng thường xuất hiện ở miệng, quanh môi, cạnh lưỡi hoặc dưới lưỡi. Nhiệt miệng dạng này có thể tự hồi phục trong vòng 2 tuần mà không để lại sẹo, tuy nhiên lại rất dễ tái phát.
Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?
Nếu bé yêu của bạn bị nhiệt miệng có những dấu hiệu dưới đây, hãy đưa ngay đến bác sĩ để được kiểm tra:
- Bé sụt cân nhanh chóng
- Bé khó nuốt, không thể ăn uống
- Miệng có dấu hiệu loét, nhiễm trùng
- Trẻ bị sưng hạch bạch huyết
- Bé sốt cao, thậm chí còn bị co giật
- Trẻ đi ngoài phân đen hoặc có màu sắc bất thường
- Trẻ buồn nôn, chóng mặt, đau bụng
- Vết loét miệng bị hơn 14 ngày
Thông qua những hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ kể trên, mong rằng đã giúp phụ huynh nhận biết rõ ràng hơn về tình trạng này. Theo dõi website Fitobimbi để cập nhập những kiến thức sức khỏe hữu ích cho bé nhé!