Khi trẻ cất tiếng khóc chào đời đem lại cho bố mẹ nhất là những ông bố bà mẹ lần đầu niềm hạnh phúc vô bờ bến khó diễn tả. Đồng hành cùng quá trình của trẻ là những nguyện vọng của bố mẹ đi cùng những lo lắng về việc chăm sóc, yêu thương trẻ sao cho khỏe mạnh. Bài viết hôm nay hy vọng giúp bố mẹ xua tan những lo lắng này ngay từ tuần đầu tiên trẻ chào đời.
Bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi
Đầu tiên khi trẻ chào đời mọi người thân quen sẽ đến thăm hỏi chia vui lúc này mẹ phải chú ý những điều sau và đừng ngại lên tiếng để bảo vệ trẻ nhé:
- Không để ai mắc bệnh lây, cảm cúm bế, nựng, thơm trẻ
- Không nói cười về hướng trẻ
- Cần rửa tay sạch sẽ trước khi bế trẻ
Chăm sóc làn da trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi
Lúc mới sinh da mặt trẻ hơi húp nhưng trong vòng 1 tuần gương mặt trẻ sẽ dễ thương hơn. Sau sinh 3 ngày, khoảng một nửa số trẻ sẽ có nước da màu vàng. Đó là do khi ở trong bụng mẹ ít oxy nên cần nhiều hồng cầu trong máu, khi ra ngoài môi trường bình thường nhiều oxy hồng cầu trở nên dư thừa, tự đào thải, các sắc tố màu da cam (bilirubin) sẽ được đưa ra ngoài cơ thể nhờ hoạt động của gan. Ở trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi , hoạt động này chưa hoàn chỉnh vì vậy các sắc tố da cam vẫn còn tích lại trong máu, khiến da bị vàng. Bố mẹ không cần lo lắng vì chứng vàng da dinh lý sẽ dần hết sau khoảng 1 tuần.
Đối với trẻ sơ sinh da có màu đỏ sau khoảng 1 -3 tuần sẽ bong ra thành từng mảng mỏng giống người mới đi biển về, bố mẹ cũng đừng lo lắng vì điều này nhé.
Note cho bố mẹ với lớp da bao phủ bên ngoài sau những ngày đầu sau sinh giữ vai trò giữ nhiệt và bảo vệ làn da cho nên bố mẹ chưa cần tắm làm sạch lớp da này. Nhưng từ 24 đến 48 giờ trở đi thì trẻ cần được tắm sạch sẽ vì lớp bảo vệ bên ngoài trở thành môi trường gia tăng khả năng nhiễm khuẩn da.
Tham khảo thêm:
Kinh nghiệm chăm sóc vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi
Rốn của của trẻ sẽ rụng trong khoảng từ 4 ngày đến 2 tuần. Bố mẹ cần chú ý vệ sinh rốn cho trẻ khi rốn chưa rụng, cần chú ý giữ cho rôn khô, thoáng, sạch sẽ.
Note cho bố mẹ cần tránh việc rốn của trẻ bị thấm nước tiểu của trẻ và đóng tã cho trẻ cần đóng phía dưới rốn của trẻ sơ sinh.
Kinh nghiệm chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi
Trẻ sơ sinh thường có ghèn sau những ngày đầu sau sinh.
Note cho bố mẹ:
- Sau sinh cần lau mắt cho trẻ bằng gạc vô trùng hoặc khăn riêng dùng cho việc rửa mặt được nhúng vào nước ấm
- Cần nhỏ nước muối cho trẻ ngày 1 lần
- Cần dùng nước nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh theo chỉ định của bác sĩ, tránh để đầu lọ thuốc chạm vào mắt của trẻ
Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi cần được giữ ấm
Trẻ sơ sinh mới ra khỏi bụng mẹ còn chưa thích nghi được với nhiệt độ cũng như môi trường bên ngoài chính vì vậy bố mẹ cần chú ý giữ ấm cơ thể của trẻ tránh để trẻ sơ sinh bị lạnh. Nhiệt độ bình thường của trẻ là 36,7 độ C. Mạch đập trong khoảng 120 – 160 lần /phút, hô hấp khoảng 40 lần/phút.
Note cho bố mẹ nên sử dụng nhiệt độ để đo chính xác thân nhiệt của trẻ sơ sinh để có thể giữ ấm cơ thể của trẻ sơ sinh.
Cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi bú đúng cách
Ngay từ khi chào đời đối với trẻ sơ sinh mẹ đẻ thường trẻ đã phải dùng bản năng của mình tìm ti mẹ và tìm khớp ngậm đúng để bú mẹ. Nhưng việc hoàn thiện kỹ năng hít thở, mút, nuốt khi bú thì trẻ phải mất vài tuần. Đối với trẻ mẹ sinh mổ không được chuẩn bị sữa non của mẹ thì việc cho trẻ bú sữa công thức cũng cần việc lựa chọn bình có van chống sặc, kích cỡ phù hợp, việc cầm bình cho trẻ cần phải đưa cho trẻ ngậm sâu đúng khớp ngậm.
Note cho bố mẹ:
- Khuyên bố mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú sữa non đầu tiên vì sữa non này chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại vi khuẩn bên ngoài
- Dựa vào nhu cầu của trẻ để cho trẻ bú, các cữ bú cách nhau từ 1,5 đến 2 tiếng
- Đối với pha sữa công thức cần pha đúng theo chỉ dẫn và tuyệt đối vệ sinh an toàn đối với các dụng cụ pha sữa dành cho trẻ sơ sinh
Kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi
Giai đoạn 1 tuần tuổi được coi là một trong những giai đoạn đầu đời quan trọng của trẻ. Việc chăm sóc giấc ngủ đúng là bố mẹ đang tạo đà phát triển toàn diện cho trẻ sau này. Trẻ sơ sinh có tổng thời gian ngủ là 18 – 20 giờ mỗi ngày, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Note dành cho bố mẹ:
- Bố mẹ nên để ý đến tư thế nằm ngủ của trẻ, đặt bé nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất dành cho bé. Tuyệt đối không nên rung lắc nôi khi cho con ngủ vì hành động này sẽ khiến não của bé dễ bị tổn thương
- Nhiệt độ trong phòng bé nên giữ trên 26 độ C là tốt nhất. Nếu quá nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, gây nguy hiểm cho trẻ. Quá lạnh sẽ làm trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp
- Sự tăng trưởng ở trẻ sơ sinh phần lớn đạt được thông qua giấc ngủ và bú sữa. Bé ngủ nhiều giấc ngắn cả đêm lẫn ngày là hoàn toàn bình thường; bởi vì, giấc ngủ ở bé sẽ bước vào chu kỳ ổn định hơn bắt đầu từ tháng thứ tư
- Khi ngủ thì cả bố và mẹ cũng để cho trẻ một khoảng cách an toàn nhất định
Cách vệ sinh dành cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi
Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi đối với mẹ sinh mổ trẻ phải sau 1 tuần mới được xuất viện; mẹ sinh thường trẻ sẽ được về nhà sau 3 ngày bé được chào đời.
Note cho bố mẹ:
- Dùng khăn mềm nhúng qua nước ấm để lau các kẽ tay, chân, nách, bẹn đây là những khu vực dễ có bẩn và vi khuẩn
- Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt và mũi cho trẻ
- Tắm cho trẻ sinh thường tại nhà cần chú ý giữ khô vùng rốn và chỉ tắm 1 -2 lần/ tuần. Trẻ sinh mổ thì bố mẹ cho tắm ở viện theo chỉ định của bác sĩ
- Chú ý nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh. Nên rót nước lạnh trước rồi mới pha nước nước
- Tuyệt đối không dùng mật ong hay nước rau ngót theo kinh nghiệm của dân gian để vệ sinh lưỡi cho trẻ điều này ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày của trẻ
- Mặc dù mới chào đời nhưng móng tay của trẻ mọc rất nhanh. Mẹ nên thường xuyên cắt móng tay và móng chân cho bé để tránh việc con tự làm trầy xước da, nhất là vùng mắt. Bố, mẹ nên dùng dụng cụ cắt móng chuyên dụng để không làm đau tay bé. Thời gian cắt móng tay cho trẻ là sau khi tắm, lúc này móng tay con mềm
- Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé đeo bao tay, tất chân để giữ ấm và phòng ngừa việc móng tay, chân có thể làm trầy xước da của con
Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi nên mặc đồ như thế nào?
Đối với trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi thì bố mẹ cần chú ý giữ thân nhiệt cho trẻ vì đây là thời gian đầu trẻ mới làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Để biết chính xác thân nhiệt của trẻ bố mẹ có thể dùng nhiệt độ để đo.
Note cho bố mẹ:
- Không cần đội mũ liên tục cho trẻ tránh việc trẻ bị nóng quá gây khó chịu cho trẻ, khi ra ngoài bố mẹ cần đội mũ cho trẻ
- Không nên quấy quá chặt tã hay chăn ủ ấm cho trẻ sơ sinh, theo quan niệm nếu quấn chặt tạo cảm giác an toàn cho trẻ giống ở trong bụng mẹ nhưng điều này làm ép khớp háng của trẻ phải duỗi thẳng gây khó chịu đối với trẻ
Kinh nghiệm bế trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi
Đối với trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi thì bố mẹ được khuyến cáo nên bế trẻ theo tư thế nằm ngang tuyệt đối tránh bế bé thẳng lưng vì bế theo thế này toàn bộ trọng lượng của đầu sẽ dồn xuống xương sống không tốt đối với trẻ sơ sinh.
Tư thế bế trẻ sơ sinh từ gường hoặc nôi lên
Bố mẹ luồn một tay xuống dưới đầu của trẻ, tay còn lại bố mẹ luồn xuống mông của trẻ sau đó từ từ nâng trẻ lên và từ đó bố hoặc mẹ từ từ đứng thẳng dậy
Note cho bố mẹ: Lưu ý tay đỡ đầu của trẻ. bố mẹ cần cúi thấp người để hỗ trợ cho tư thế bế trẻ giúp có cổ và đầu của trẻ.
Tư thế bế và ru trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi trên tay
Bố mẹ dùng tay đỡ phần đầu của trẻ tì vào ngực của bố hoặc mẹ. Bố mẹ luồn tay trái xuống dưới đỡ đầu và cổ của trẻ, luồn tay phải xuống dưới tay trái để dễ dàng đung đưa cho trẻ ngủ.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu cho bố mẹ
- Tiêm vaccine phòng vaccine ngừa lao (BCG); viêm gan B (mũi 0) trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc càng sớm càng tốt nếu trẻ bị hoãn chưa tiêm được vaccine trong vòng 24 giờ sau sinh. Vaccine này rất cần thiết để giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị lây nhiễm viêm gan B từ những người có thể mang bệnh trong gia đình
- Trẻ sơ sinh được đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ thì sẽ ngủ tương đối nhiều, thi thoảng có mở mắt nhưng trẻ chưa biết nhìn.
- Khi 3- 4 ngày phân của trẻ không còn là phân su màu đen nữa mà chuyển sang màu vàng, hình thành do trẻ được bú sữa mẹ hoặc bổ sung sữa công thức
- Trong 4 -7 ngày 2 vũ của trẻ có thể bị sưng, ấn vào không có biểu hiện đau nhưng có sữa chảy ra. Đối với bé gái còn có cả khí hư, đôi khi có lẫn máu. Hiện tượng vú bị sưng, tiết sữa, có khí hư lẫn máu đều là do những hormone nhận được từ mẹ đột ngột chấm dứt. Tất cả những hiện tượng này tự nhiên sẽ hết
- Trong khoảng 3 -5 ngày tuổi, trẻ sơ sinh có thể bị sốt khoảng 2 -3 tiếng nhiều là 12 tiếng (Trên 38 độ C). Đây là do lượng nước trong cơ thể trẻ không đủ. Trong vòng 12 tiếng sau sinh phải cho trẻ bú, từ lúc này trở đi trẻ sẽ rất nhanh đói. Nếu nhiệt độ của trẻ cao chỉ cần bổ sung nước là sẽ hạ nhiệt. Tại phần lợi của trẻ có gì trắng trắng giống giống răng nhưng sau khoảng 3 -4 tháng sẽ hết
- Mỗi trẻ sơ sinh đều khác nhau. Ngay từ giờ đầu sau khi chào đời có những trẻ rất hay khóc, hơi đói chút cũng khóc, tã ướt cũng khóc, tiếng khóc to vang. Ngược lại có những trẻ hầu như không khóc, chỉ khi nào bụng rỗng mới khóc lên tiếng đòi ăn
- Việc bài tiết của mỗi trẻ cũng khác nhau. Có trẻ mới sinh nhưng các lần đi tiểu đã rất đều đặn và đúng quy tắc, nhưng cũng có trẻ không theo quy tắc nào cả. Hoặc cùng bú mẹ nhưng có trẻ đi phân vàng , có trẻ đi phân màu xanh lẫn hạt trắng. Nhưng bố mẹ cũng không cần quá lo lắng về hình dạng và màu sắc của sản phẩm bài tiết của trẻ nếu bố mẹ nuôi dinh dưỡng cho trẻ đúng cách
- Sau 1 tuần, cân nặng của trẻ thường không thay đổi nhiều so với với khi mới sinh. Hiện tượng này được gọi là giảm cân sinh lý do trẻ chưa uống được nhiều sữa
- Đầu trẻ thường là hình bầu dục, do khi sinh bé bị ép. Nên việc có cho bé dùng gối không thực tế không quan trọng. Khi xoa đầu trẻ sẽ thấy phía gần trên đỉnh đầu không có xương và phập phồng đó là thóp. Độ lớn của thóp ở mỗi trẻ khác nhau. Thóp sẽ liền trong khoảng thời gian từ 9 đến 18 tháng, có trẻ khoảng 2 năm
- Trẻ sơ sinh rất hay nôn trớ nên bố mẹ cần chú ý cho trẻ nằm nghiêng để có bị nôn trớ không bị sặc vào khí quản. Ngoài ra có thể đổi tư thế nằm cho trẻ bằng cách đặt cho trẻ nằm ngửa. Tuyệt đối tránh đặt trẻ nằm sấp vì dễ gây ngạt đối với trẻ.
- Bố mẹ nên trò chuyện với trẻ nhiều hơn bởi trẻ sẽ nhận ra giọng của bố mẹ bởi điều này đã quen thuộc với trẻ trong suốt thời gian thai nghén. bố mẹ hãy quan sát để có thể giao tiếp được với trẻ nhiều nhất
Lời kết
Thay cho lời kết của bài viết hy vọng đã phần nào giúp bố mẹ bớt lo lắng trong tuần đầu tiên khi trẻ chào đời bằng những thông tin hữu ích nhất.