Nội dung chính

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?

Vàng da là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, với mức độ khác nhau. Có bé tự khỏi sau 1 – 2 tuần, nhưng cũng có trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh không phải dấu hiệu của bệnh lý. Đây là hiện tượng sinh lý khá thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng. Tỷ lệ mắc vàng da ở em bé sinh non là 8/10, còn ở bé sinh đủ tháng là 6/10.

Dấu hiệu vàng da ở trẻ

Hiện tượng vàng da thường bắt đầu ở ngực, bụng, cánh tay, chân và mắt trẻ. Da của trẻ có thể bị “nhuộm” màu vàng trong vòng 2 – 4 ngày sau sinh. Để nhận biết chính xác, cha mẹ có thể dùng một ngón tay ấn nhẹ vào da trẻ, nếu vùng da đó có màu vàng, thì có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da.

Đa phần các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh là không đáng lo. Tuy nhiên, đôi khi, đây lại là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn. Vàng da thể nặng có thể làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào não, gây nên tổn thương não vĩnh viễn.

Biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh vàng da

Bilirubin dư thừa trong máu là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da. Đây là một sắc tố màu vàng, được sản xuất trong quá trình phá hủy tế bào hồng cầu cũ. Chất này sẽ được chuyển hóa qua gan và đào thải ra ngoài bằng đường nước tiểu và phân.

Tuy nhiên, gan ở trẻ sơ sinh chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin. Khi số lượng bilirubin được tạo ra ồ ạt, trong khi gan không đủ khả năng để đào thải sẽ dẫn đến hiện tượng tích tụ, gân nên vàng da.

Xem thêm: Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng?

Diễn tiến thành vàng da kéo dài

Trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý sẽ tự hết khi gan trẻ phát triển. Trong hầu hết các trường hợp, vàng da sẽ biến mất trong vòng 1 – 2 tuần sau sinh. Bên cạnh đó, vẫn có trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da. Những đứa trẻ này có mức bilirubin gián tiếp trong máu cao vượt ngưỡng sinh lý, gọi là vàng da kéo dài.

Lý do trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da?

Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài được cho là do những nguyên nhân sau:

  • Trẻ sinh non trước 38 tuần thai khả năng chuyển hóa bilirubin không nhanh như các em bé sinh đủ tháng. Ngoài ra, nhóm trẻ này cũng ít bú và tiểu nên quá trình đào thải bilirubin sẽ diễn ra chậm hơn
  • Trẻ có số lượng tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhanh hơn bình thường. Tình trạng này có thể xuất hiện sớm sau khi trẻ được sinh ra do sang chất trong lúc chuyển dạ hoặc thậm chí là từ khi còn là bào thai
  • Nhóm máu mẹ khác với trẻ. Lúc này, kháng thể sẽ đi qua hàng rào nhau thai gây hiện tượng thiếu máu tán huyết vàng da ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ bú mẹ có nguy cơ bị vàng da cao hơn. Tuy nhiên, những lợi ích mà sữa mẹ mang lại vượt xa bất lợi mà vàng da gây ra. Do đó, các chuyên gia vẫn khuyến cáo mẹ nên cho con bú từ khi mới lọt lòng
  • Trẻ đang bị nhiễm trùng
  • Trẻ mắc bệnh lý huyết học bẩm sinh
  • Trẻ bị rối loạn chức năng tuyến giáp
  • Trẻ bị thiếu các enzyme chuyển hóa bilirubin hoặc mắc bệnh lý tại gan. Tuy nhiên, đây là những nguyên nhân hiếm gặp
Dư thừa bilirubin là nguyên nhân khiến trẻ bị vàng da
Dư thừa bilirubin là nguyên nhân khiến trẻ bị vàng da

Vàng da trẻ sơ sinh hơn 1 tháng có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây nhiễm độc thần kinh, để lại di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

Khi trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài không dứt hay xuất hiện vấn đề da bất thường, có thể bị vàng nâu, vàng đậm, vàng nhạt,… thì tốt nhất nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Không nên để trẻ bị vàng da hơn 1 tháng hoặc áp dụng những mẹo dân gian, không những không khỏi mà còn gây cản trở quá trình điều trị.

Biến chứng vàng da ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có thể gặp các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Bại não cấp tính: Nếu trẻ bị vàng da kéo dài kèm theo các dấu hiệu bất thường như bỏ bú, sốt cao, quấy khóc, không tập trung, ngủ li bì,… thì cần nghĩ ngay đến tình trạng bại não cấp tính. Theo chuyên gia, bilirubin rất nguy hiểm đối với các tế bào của não bộ. Trường hợp vàng da mức độ nặng, bilirubin có thể đi vào trong não, gây nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Vàng da nhân: Khi nồng độ bilirubin vượt quá ngưỡng cho phép, gan không xử lý kịp thì có nguy cơ thấm vào não, được gọi là tình trạng vàng da nhân. Bệnh này gây tổn thương nặng nề tới não, khiến cơ quan này không thể phục hồi

Trẻ sơ sinh bị vàng da khi nào cần gặp bác sĩ?

Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Vàng da xuất hiện sớm, trong khoảng 24 giờ sau sinh
  • Mức độ vàng da rõ rệt, có thể bị toàn thân
  • Tốc độ vàng da nhanh
  • Hiện tượng vàng da không hết sau từ 1 tuần (với trẻ sinh đủ tháng) đến 2 tuần (với trẻ sinh thiếu tháng)
  • Kèm theo các dấu hiệu bất thường như hôn mê, co giật, gồng cứng người, ngủ li bì, xuất huyết, xanh tái, sụt cân, hạ thân nhiệt, nhịp tim chậm, nhịp thở nhanh, ngưng thở, chướng bụng, bú kém, nôn,…
Trẻ bị vàng da kéo dài cần đưa đến bệnh viện ngay!
Trẻ bị vàng da kéo dài cần đưa đến bệnh viện ngay!

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài cần điều trị sớm và có cách chăm sóc phù hợp. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ:

Các phương pháp điều trị để giảm mức độ bilirubin trong máu trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Liệu pháp ánh sáng: Trẻ sơ sinh sẽ được chiếu đèn phát ra ánh sáng quang phổ màu xanh lam. Liệu pháp này sẽ làm thay đổi cấu trúc và hình dáng các phân tử bilirubin thành dạng dễ bài tiết hơn. Trong suốt quá trình điều trị, trẻ chỉ được mặc tã và đeo miếng bảo vệ mắt
  • Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch: Trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da do sự bất đồng về nhóm máu giữa mẹ và bé, bác sĩ thường chỉ định truyền tĩnh mạch immunoglobulin. Đây là một loại protein trong máu, có khả năng giảm nồng độ kháng thể. Từ đó cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh
  • Truyền thay máu: Trẻ sẽ cần được truyền thay máu khi không đáp ứng với các phương pháp điều trị như trên. Thủ thuật này sẽ rút nhiều lần một lượng máu nhỏ từ trẻ và thay thế đồng thể với hồng cầu của người hiến. Từ đó làm loãng các kháng thể của bilirubin từ mẹ, giảm sự tán huyết do bất đồng nhóm máu
Chiều đèn - Phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất
Chiều đèn – Phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da

  • Trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên ăn uống đa dạng, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất để cung cấp dinh dưỡng thông qua sữa mẹ cho bé
  • Nên cho trẻ bú thường xuyên. Điều này giúp làm sáng làn da trẻ
  • Nếu sữa mẹ chưa về đủ thì có thể thay thế bằng các loại sữa công thức
  • Giữ ấm cho trẻ, không quên chăm sóc rốn, vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày
  • Tắm nắm cho bé đúng cách, tốt nhất nên tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc xế chiếu, lúc ánh sáng dịu nhẹ, tốt cho bệnh vàng da

Trên đây là giải đáp “trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?”. Nếu cha mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu vàng da, hãy đưa tới bệnh viện khám càng sớm, càng tốt để được bác sĩ điều trị, tránh để kéo dài gây nguy hiểm tới sức khỏe.

📌📌📌 Xem thêm trẻ 1 tháng tuổi:

Chia sẻ bài viết này