Cách dùng lá dâu chữa mồ hôi trộm là một trong những biện pháp dân gian vô cùng hiệu quả, rẻ tiền với bé. Vậy thực hư cách làm này thế nào, liệu có an toàn hay không? Cùng tìm hiểu.
- Bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu có nguy hiểm không?
- 10 mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ MẸ NÊN BIẾT
Bệnh mồ hôi trộm ở trẻ
Đổ mồ hôi trộm là tình trạng trẻ ra mồ hôi khi ngủ, đặc biệt là ở giai đoạn ngủ sâu về đêm. Theo chuyên gia, việc để cho bé đổ mồ hôi nhiều sẽ gây ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ, trẻ quấy khóc và ngủ không yên. Nếu tình trạng này không được khắc phục, con sẽ có thể gặp phải “rắc rối” về sức khỏe như ho, sốt, chảy nước mũi thậm chí là viêm phổi, suy kiệt cơ thể.
Theo chuyên gia, bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ gồm 2 nguyên nhân chính sau:
- Thứ nhất: Do mẹ ủ ấm bé bằng nhiều lớp quần áo hoặc chăn khiến con nóng nực ra mồ hôi nhiều. Ngoài ra trẻ cũng có thể đổ mồ hôi trộm do thời tiết nóng hoặc phòng ngủ kín,…
- Thứ hai: Khi cơ thể trẻ có những thay đổi bất thường như rối loạn hệ thần kinh thực vật, rối loạn tiêu hóa, còi xương hoặc bị tim bẩm sinh trẻ cũng có thể ra mồ hôi trộm
Do đó, mẹ nên kiểm tra thật kỹ, loại trừ nguyên nhân gây bệnh đổ mồ hôi trộm. Nếu chỉ đơn giản là do yếu tố chủ quan bên ngoài mẹ thì không cần lo. Trường hợp đổ mồ hôi trộm do bệnh lý mẹ nên chú ý dấu hiệu bất thường để đưa bé đi khám kịp thời.
Vì sao nên dùng lá dâu chữa mồ hôi trộm?
Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng việc trẻ đổ mồ hôi trộm vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Bởi tình trạng này kéo dài có thể khiến con cảm lạnh, ốm, sốt, quấy khóc, khó ngủ. Một trong những cách chữa mồ hôi trộm được nhiều mẹ bỉm áp dụng cho bé là dùng lá dâu. Vậy thực hư biện pháp này có hiệu quả không?
Theo chuyên gia, cây dâu tằm hay còn được gọi là cây Tầm tang, mạy môn, dâu càng. Ngày xưa loài cây này thường được dùng để cho tằm ăn vì vậy người ta gọi luôn là cây dâu tằm.
Trong đông y, lá dâu tằm được ví như một loại thuốc “tiên dược” với vị ngọt, đắng, tính hàn, tác dụng bổ phổi, thanh lọc cơ thể, đặc biệt là trị chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Theo thần y Tuệ Tĩnh, ngoài việc trị chứng đổ mồ hôi trộm, lá dâu tằm còn giúp làm đẹp da, chữa cao huyết áp, đau mắt hiệu quả. Để tận dụng được công dụng của loại lá này, người ta khuyến cáo nên hái lá non vào lúc mặt trời chưa mọc. Bên cạnh đó, mẹ nên sử dụng lá dâu tằm của nhà để đảm bảo an toàn, sạch sẽ cho con.
Như vậy có thể thấy rằng việc dùng lá dâu chữa mồ hôi trộm hiện là biện pháp được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Cách làm này chẳng những đơn giản mà lại tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước khi áp dụng cho bé mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tổng hợp các cách dùng lá dâu tằm chữa mồ hôi trộm cho con
Có rất nhiều cách chữa mồ hôi trộm cho bé bằng lá dâu tằm. Tùy vào điều kiện, sức khỏe của con mà mẹ có thể lựa chọn áp dụng. Cụ thể:
Tắm nước lá dâu cho bé
Nguyên liệu:
- Lá dâu tằm tươi
- Nước sạch
Cách làm:
- Lá dâu tằm rửa sạch, vò nát
- Cho vào nồi đun sôi cùng nước
- Đợi khi nước nguội thì tắm cho bé thường xuyên
- Áp dụng liên tục sẽ giúp đẩy lùi tình trạng ra mồ hôi trộm
Uống nước lá dâu
Nguyên liệu:
- 10g lá dâu tươi
- 5g rau má
Cách làm:
- Lá dâu, rau má rửa sạch cho vào nồi
- Đun sôi với khoảng 200ml nước
- Sau đó cho bé uống thay nước lọc khoảng 5 ngày liên tục rồi ngưng
- Nếu như tình trạng đổ mồ hôi trộm cải thiện thì không cần phải dùng tiếp. Trường hợp chưa có sự biến chuyển, mẹ nên cho bé dùng tiếp trong thời gian ngắn
Làm gối lá dâu
Mẹ cũng có thể dùng lá dâu tằm làm gối để trị chứng ra mồ hôi cho trẻ.
Nguyên liệu:
- Lá dâu tằm
Cách làm:
- Lá dâu tằm làm sạch, phơi khô
- Trộn với bông để làm ruột gối sau đó may lại và cho bé dùng
Cho bé ăn lá dâu với chân gà
Nguyên liệu:
- Chân gà 2 cái
- Lá dâu tằm tươi
- Gia vị
Cách làm:
- Rửa sạch chân gà và lá dâu tươi
- Sau đó đem nấu cùng nhau, nêm nếm gia vị
- Sử dụng vài ngày liên tục tình trạng đổ mồ hôi trộm sẽ được cải thiện
Cháo thịt bằm lá dâu
Nguyên liệu:
- Thịt nạc băm nhỏ
- Lá dâu tằm tươi
- Gạo tẻ
Cách làm:
- Gạo tẻ vo sạch, nấu chín thành cháo
- Sau đó cho thêm thịt xay và lá dâu tằm đã được băm nhỏ vào nấu
- Nêm nếm gia vị rồi cho bé ăn mỗi ngày 1 lần
- Duy trì liên tục trong vòng 5 ngày chứng mồ hôi trộm sẽ được cải thiện
Canh thịt lá dâu tằm
Nguyên liệu:
- Thịt nạc
- Lá dâu tươi
- Gia vị
Cách làm:
- Thịt rửa sạch, rồi đem băm nhuyễn, ướp cùng hành tím, gia vị
- Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành rồi trút thịt nạc vào xào
- Tiếp đến thêm một chút nước vào nồi rồi đun
- Đợi khoảng 10 phút thì cho lá dâu, nêm nếm gia vị vừa ăn là được
Cháo trai nấu lá dâu tằm
Nguyên liệu:
- 100g thịt con trai
- 30g lá dâu
- 50g gạo
- Gia vị
Cách làm:
- Trai rửa sạch, luộc, lấy thịt rồi đem thái nhỏ, ướp với gia vị
- Lá dâu làm sạch, thái miếng vừa ăn
- Cho gạo vào nồi ninh đến khi nhừ thì cho thịt trai và lá dâu vào
- Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho bé dùng
Hấp cách thủy lá dâu tim heo
Nguyên liệu:
- 200g tim heo
- 30g lá dâu non
- 20g hạt sen
- Gia vị
Cách làm:
- Tim heo rửa sạch, băm nhỏ, ướp cùng gia vị
- Lá dâu rửa sạch, thái nhỏ
- Bắc chảo lên bếp, trút heo vào xào rồi đổ ra bát
- Tiếp đó cho lá dâu, hạt sen vào trộn với tim, đem đi cách thủy đến khi chín nhừ
- Cho bé ăn 1 lần/ ngày, duy trì 5 ngày sẽ cải thiện chứng đổ mồ hôi trộm
Một số lưu ý khi dùng lá dâu chữa mồ hôi trộm cho bé
Thực tế, chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu cho trẻ là cách làm đơn giản. Tuy nhiên biện pháp này chỉ là mẹo vặt dân gian vì vậy khi áp dụng mẹ cần lưu ý:
- Nếu việc áp dụng không có hiệu quả thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ
- Ngoài việc dùng lá dâu chữa mồ hôi trộm mẹ nên giữ cơ thể bé thông thoáng, mát mẻ, không nên mặc quần áo nhiều, quá nóng, quá lạnh
- Cho bé tắm nắng thường xuyên vào 9h sáng để giúp bổ sung vitamin D, tăng hấp thụ canxi, phòng chống còi xương
- Khi trẻ ra mồ hôi trộm mẹ không nên tắm cho con ngay vì sẽ có thể nguy hiểm tính mạng
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, đa dạng đầy đủ 4 nhóm chất gồm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất
Trên đây là 8 cách dùng lá dâu chữa mồ hôi trộm cho bé. Tùy vào tình trạng bệnh lý mà mẹ có thể lựa chọn biện pháp phù hợp cho con.