Nội dung chính

Bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu có nguy hiểm không? Làm sao để phòng ngừa?

Bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu là hiện tượng rất phổ biến. Đa số các trường hợp đều là bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đôi khi đây lại là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không được coi thường!

Bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu có nguy hiểm không? Làm sao để phòng ngừa?
Bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu có nguy hiểm không? Làm sao để phòng ngừa?

Vì sao bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu?

Trong những năm đầu đời, trẻ rất dễ bị đổ mồ hôi trộm. Do đó, mẹ sẽ thường xuyên thấy bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu. Thực chất, mục đích của việc ra mồ hôi chính là làm mát cơ thể. Hiện tượng này sẽ giảm dần hoặc mất đi khi trẻ có thể tự điều chỉnh thân nhiệt. Đa số trẻ ra mồ hôi đầu không có gì đáng lo ngại, thường gây bởi các nguyên nhân sau:

Hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh

Hệ thần kinh của con người là một mạng lưới vô cùng phức tạp. Nhiệm vụ của cơ quan này là gửi, tiếp nhận thông điệp từ não và tủy sống tới các bộ phận khác. Nếu như ở người lớn, khi nhiệt độ quá nóng, hệ thần kinh sẽ tiếp nhận thông điệp của cơ thể giảm bớt nhiệt độ xuống. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh khiến cho khi bị nóng sẽ gây tình trạng đổ mồ hôi đầu nhiều hơn.

Do vị trí của tuyến mồ hôi

Ở trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất ở trên đầu, không phải ở nách như người lớn chúng ta. Vì vậy, nếu bé ngủ trong môi trường bí bách hay hoạt động nhiều sẽ bị ra nhiều mồ hôi đầu.

Tuyến hồ hôi ở trẻ hoạt động mạnh ở vùng đầu
Tuyến hồ hôi ở trẻ hoạt động mạnh ở vùng đầu

Do đang được cho bú

Bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu trong khi bú là hiện tượng thường gặp. Bởi lúc này, mẹ sẽ giữ đầu bé ở một tư thế nhất định nên cánh tay sẽ truyền hơi ấm sang con, khiến bé bị nóng gây đổ mồ hôi nhiều hơn.

Nhiệt độ trong phòng quá nóng

Không chỉ bé 3 tuổi mà ngay cả người lớn cũng dễ bị ra mồ hôi nhiều khi nhiệt độ trong phòng quá nóng bức. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, khả năng tự điều hòa thân nhiệt còn kém nên việc đổ mồ hôi nhiều ở trong phòng có nhiệt độ cao cũng là điều dễ hiểu. Chưa kể một số bà mẹ còn sợ con bị lạnh nên thường mặc cho con những trang phục dày dặn, rồi đắp chăn từ đầu tới chân khiến trẻ bị nóng và ra nhiều mồ hôi đầu.

Trẻ ra nhiều mồ hôi đầu khi ngủ có nguy hiểm không?

Ngoài một số yếu tố khách quan, bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu đôi khi là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe. Cha mẹ cần đề phòng những trường hợp sau:

Trẻ bị tăng tiết tuyến mồ hôi

Nếu trẻ ở trong phòng có nhiệt độ mát mẻ mà vẫn bị ra mồ hôi đầm đìa thì khả năng cao trẻ bị tăng tiết tuyến mồ hôi. Mặc dù vậy, tình trạng này có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên. Hoặc cha mẹ có thể giúp con kiểm soát mồ hôi để tránh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Trẻ gặp vấn đề về tim

Nếu trẻ không những bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ mà còn ra rất nhiều mồ hôi khi tham gia các hoạt động ngoài trời thì có thể trẻ đang gặp tổn thương về tim. Đó có thể là bệnh tim bẩm sinh. Sở dĩ bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu là vi tim lúc này phải làm việc vất vả hơn, luôn phải bơm máu liên tục.

Trẻ gặp vấn đề về tim dễ ra mồ hôi
Trẻ gặp vấn đề về tim dễ ra mồ hôi

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ra mồ hôi đầu nhiều cũng là một trong những dấu hiệu của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này phổ biến hơn ở nhóm trẻ sinh thiếu tháng. Ngoài ra mồ hôi nhiều, trẻ còn kèm theo hiện tượng da xanh, thở khò khè,… Cha mẹ cần sơ cứu kịp thời và đưa trẻ đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng ra mồ hôi đầu cho trẻ

Để ngăn chặn tình trạng ra mồ hôi đầu vào ban ngày và ban đêm, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tạo môi trường ngủ thoáng mát, nhiệt độ vừa phải để giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, mỏng nhẹ, có khả năng thấm hút tốt
  • Không nên ủ ấm cho trẻ khi ngủ
  • Hạn chế cho trẻ chơi đùa, vận động quá mức trước giờ ngủ
  • Đảm bảo cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D
  • Nếu trẻ bị ra mồ hôi nhiều cùng đầu, mẹ có thể dùng khăn mềm lau để tránh nhiễm lạnh
  • Hạn chế tình trạng giật mình khi ngủ bằng cách loại bỏ tiếng ồn và ánh sáng mạnh
  • Tham khảo tư vấn của bác sĩ về các loại thuốc trẻ đang dùng nếu nó có tác dụng phụ khiến trẻ ra mồ hôi nhiều khi ngủ
Các biện pháp ngăn ngừa ra mồ hôi đầu ở trẻ
Các biện pháp ngăn ngừa ra mồ hôi đầu ở trẻ

Khi nào bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu cần đến bác sĩ?

Nếu thấy bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu kèm theo các triệu chứng dưới đây, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám:

  • Trẻ có bất thường về đường thở, thở nông, khò khè
  • Nổi hạch lớn và nhỏ
  • Chán ăn, sụt cân
  • Xuất hiện tình trạng nôn nhiều và tiêu chảy
  • Thóp rộng, đầu mềm, rụng tóc
  • Sốt kéo dài nhiều ngày, uống thuốc không thuyên giảm
  • Trẻ hồi hộp, người ôn náo, lo lắng,…

Bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu vào ban ngày và ban đêm khiến nhiều cha mẹ lo lắng bởi nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, cha mẹ hãy theo sát con, tìm ra nguyên nhân để có hướng xử lý phù hợp nhé!

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Chia sẻ bài viết này