Nấm lưỡi là loại nhiễm trùng nấm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nấm lưỡi ở trẻ xuất hiện dưới dạng những mảng trắng đục, gây đau, rát, chảy máu. Thông thường, bệnh nấm lưỡi không nghiêm trọng nên đôi khi không được chú ý.
Nấm lưỡi ở trẻ là như thế nào?
Nấm lưỡi hay còn gọi là tưa lưỡi. Đây là bệnh nhiễm nấm (nấm men) có thể phát triển trong lưỡi, miệng, cổ họng và các bộ phận khác trong khoang miệng. Nấm lưỡi có dấu hiệu đặc trưng là các tổn thương màu trắng, nổi lên trên lưỡi. Nấm miệng ở trẻ xảy ra khi có sự phát triển quá mức của Candida, một loại nấm sống trong cơ thể con người và thường vô hại, nhưng khi chúng phát triển ngoài tầm kiểm soát, nó có thể gây nhiễm trùng nấm miệng.
Bệnh có thể xuất hiện trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của trẻ, tuy nhiên, phổ biến nhất ở trẻ dưới 1 tuổi. Các chuyên gia cho rằng, nấm miệng ở trẻ có thể điều trị bằng thuốc kháng nấm. Với trẻ có thể trạng khỏe mạnh, bệnh có thể nhanh chóng thuyên giảm khi được chăm sóc y tế kịp thời và đúng cách.
Nguyên nhân trẻ bị nấm lưỡi
Candida có thể bắt đầu nhân lên và dẫn đến nấm lưỡi vì nhiều lý do, chẳng hạn như:
- Trẻ không được vệ sinh răng miệng đúng cách
- Trẻ thường xuyên ngậm núm ti hay các vật dụng chưa được khử trùng sạch sẽ
- Trong giai đoạn mang thai mẹ bị nhiễm nấm sinh dục thì trẻ sinh ra có nguy cơ nhiễm nấm
- Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, sinh non, thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn so với trẻ bình thường
- Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh sai cách cũng tạo điều kiện cho nấm trong miệng phát triển và gây bệnh
Dấu hiệu trẻ bị nấm lưỡi
Nấm miệng ở trẻ thường phát triển đột ngột. Một triệu chứng điển hình của nấm lưỡi là sự hiện diện của các mảng màu trắng kem, hơi nổi lên trong miệng của trẻ – thường là trên lưỡi hoặc má trong. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có các tổn thương trên vòm miệng, lợi, amidan hoặc phía sau cổ họng.
Các triệu chứng của nấm miệng bao gồm:
- Mảng trắng bám chắc vào niêm mạc lưỡi và khó làm sạch. Nếu cố cạo có thể gây chảy máu
- Hơi thở trẻ có mùi hôi do chất thải của nấm tiết ra
- Đỏ và đau bên trọng và ở khóe miệng
- Mất vị giác
- Chảy máu, khó nuốt, cảm giác thức ăn mắc kẹt trong cổ họng hoặc vùng giữa ngực
- Trẻ hay quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú do đau rát ở lưỡi
- Trẻ có thể bị sốt nhẹ nếu có nhiễm trùng
- Trong trường hợp nghiêm trọng, các tổn thương có thể lan vào thực quản của trẻ
Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, nấm lưỡi là bệnh lý lành tính và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu ba mẹ chủ quan không điều trị dứt điểm cho bé thì bệnh có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần và gây ra những ảnh hưởng xấu như sau:
- Nấm lưỡi lan ra toàn khoang miệng trẻ: môi, niêm mạc má, nướu, vòm miệng, amidan,… gây kéo dài thời gian điều trị
- Nấm lan xuống cơ quan hô hấp gây viêm phế quản, viêm phổi,…
- Nấm lan xuống hệ tiêu hóa gây đau tức ngực, nôn trớ, khó nuốt
- Tổn thương lưỡi do nấm gây ra khiến trẻ đau rát, khó chịu dẫn đến biếng ăn, bỏ bú, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
- Ngoài ra, trẻ bị nấm lưỡi khi ti sữa có thể lây nhiễm sang cho mẹ
Hướng dẫn cách điều trị nấm lưỡi ở trẻ
Điều trị nấm lưỡi sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Cụ thể như sau:
Trường hợp nấm lưỡi nhẹ
Với trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi thể nhẹ, các tổn thương chỉ xuất hiện tại chỗ, không lan ra các cơ quan khác, ba mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà bằng các mẹo sau:
Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý
Nước muối có khả năng sát trùng tốt, giúp làm sạch lưỡi, loại bỏ nấm, vi khuẩn ở trẻ em.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10ml dung dịch nước muối sinh lý và miếng gạc rơ lưỡi
- Quấn gạc vào ngón tay, sau đó nhúng vào dung dịch
- Rơ nhẹ nhàng lưỡi cho trẻ. Sau đó thay gạc rồi tiến hành làm sạch nướu, vòm miệng và hai bên má của trẻ
Sữa chua chữa nấm lưỡi ở trẻ
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi khuẩn, kìm hãm sự phát triển của nấm, từ đó cải thiện tình trạng nấm lưỡi ở trẻ.
Cách sử dụng: Cho trẻ ăn sữa chua hoặc sử dụng loại sữa chua uống vài lần mỗi ngày. Mẹ nên mua loại sữa chua có chứa Probiotic cao, ít đường.
Lá trà xanh trị nấm lưỡi
Mặc dù có vị chát nhưng các tinh chất trong lá trà xanh lại có khả năng diệt nấm, kháng khuẩn tốt. Vì vậy mẹ có thể dùng lá trà xanh để hỗ trợ điều trị cho trẻ bị nấm lưỡi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 50g lá trà xanh và chút muối trắng
- Đun sôi là trà xanh cùng với 1 ít nước. Sau đó chiết lấy nước trà
- Đeo gạc vào ngón tay rồi nhúng vào dung dịch trà rồi rơ nhẹ nhàng lưỡi cho trẻ
Trường hợp nấm lưỡi nặng
Với trẻ bị nấm lưỡi thể nặng: đốm trắng to, lan rộng ra toàn miệng,… việc áp dụng các phương pháp trên không còn hiệu quả thì mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Các loại thuốc chống nấm thường được bác sĩ chỉ định cho trẻ là:
- Nystatin: Chủ yếu đường yếu
- Miconazole: Đường bôi
- Fluconazol: Đường bôi và đường uống
- Clotrimazole: Đường bôi và đường uống
- Amphotericin B: Chủ yếu đường uống
Cách phòng ngừa trẻ bị nấm lưỡi
Lưu ý những điều sau để giảm nguy cơ mắc bệnh nấm lưỡi cho trẻ:
- Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên: Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày. Với bé đã mọc răng thì cần đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn
- Tránh một số loại nước súc miệng hoặc thuốc xịt . Một số sản phẩm này có thể phá hủy sự cân bằng bình thường của vi sinh vật trong miệng của trẻ
- Hạn chế lượng đường và thực phẩm chứa men; Các loại thực phẩm như bánh mì, bia và rượu vang khuyến khích sự phát triển của nấm Candida
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Trong đó, ưu tiên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây
- Cho trẻ uống nước đầy đủ. Có thể thay thế nước lọc bằng một số loại nước ép trái cây
Trên đây là một số thông tin về tình trạng nấm lưỡi ở trẻ. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!