Omega 3 và DHA đều là những thành phần quan trọng của nhiều tế bào trong cơ thể. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi rằng, Omega 3 và DHA có giống nhau không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Omega 3 là gì?
Axit béo Omega 3 là một nhóm axit béo không bão hòa đa rất quan trọng đối với một số chức năng trong co thể. Các axit béo Omega 3 EPA và DHA được tìm thấy trong hải sản, chẳng hạn như cá béo và động vật có vỏ. Một số Omega 3 khác, được gọi là ALA, tìm thấy từ nguồn thực vật như đậu nành, hat cải,…
Bởi vì con người thiếu các enzym cần thiết để tạo ra Omega 3, cách duy nhất chúng ta có thể nhận được các axit béo này để tối ưu hóa sức khỏe là thông qua chế độ ăn.
Bao gồm 60% chất béo, 1 bộ não cần omega-3 để phát triển và hoạt động bình thường. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng axit béo là một số phân tử quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhất đến tính toàn vẹn và khả năng hoạt động của não bộ.
Các cách mà axit béo omega-3 giúp não và hệ thần kinh của chúng ta bao gồm:
- Duy trì sức khỏe của màng tế bào
- Tạo điều kiện giao tiếp giữa các tế bào thần kinh
- Hỗ trợ tổng hợp và chức năng của chất dẫn truyền thần kinh
- Hỗ trợ lưu lượng máu não
- Hỗ trợ sự phát triển của mô não
- Hỗ trợ nhận thức, bao gồm cả trí nhớ
- Có thể ngăn ngừa rối loạn tâm thần kinh và thoái hóa thần kinh bao gồm trầm cảm và lo lắng
DHA là gì?
Chất dinh dưỡng quan trọng này được coi là tối quan trọng cho giai đoạn mang thai và những năm đầu phát triển của trẻ. Nó là một axit béo omega-3 tự nhiên được tìm thấy trong cá nước lạnh như cá ngừ, cá hồi và cá thu cũng như một số loại thịt nội tạng. Bởi vì cơ thể không thể sản xuất omega-3, con người phải tiêu thụ chúng thông qua chế độ ăn uống hoặc thông qua việc bổ sung.
DHA là axit béo cấu trúc chủ yếu trong não và võng mạc. Vì vậy, thai nhi đang phát triển và trẻ sơ sinh mới sinh có nhu cầu đặc biệt cao về DHA, tùy thuộc vào việc mẹ hấp thụ chúng qua nhau thai trong khi mang thai và qua sữa mẹ sau khi sinh.
DHA cần thiết cho sự phát triển thị giác và trí não tối ưu cộng với hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh và miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh của những bà mẹ tiêu thụ DHA trong thời kỳ mang thai có lượng DHA cao hơn so với trẻ sơ sinh có mẹ tiêu thụ ít DHA. Với lượng DHA đầy đủ, cơ thể phụ nữ có các nền tảng cần thiết để đảm bảo và bảo vệ sự phát triển khỏe mạnh của con bạn.
Omega 3 và DHA có giống nhau không?
DHA là một trong 3 thành viên quan trọng của nhóm Omega 3. Vì vậy Omega 3 và DHA có những điểm tương đồng giống nhau nhưng không hoàn toàn.
5 điểm giống nhau cơ bản
- DHA là một loại Omega 3 phổ biến: Omega có 3 thành phần chính trong đó bao gồm DHA, ALA và EPA.
- Cả hai đều là axit béo không no: Omega 3 và DHA đều là axit béo không no mà cần cho cơ thể. Tuy nhiên cơ thể người không thể tự tổng hợp và tạo ra hai chất này mà cần được cung cấp thông qua chế độ ăn hoặc bổ sung.
- Đều có lợi cho sức khỏe: Cả Omega 3 và DHA đều được nghiên cứu, chứng minh là vai trò quan trọng với sức khỏe người. Hai hoạt chất này tham gia vào nhiều quá trình phát triển của não bộ, miễn dịch, thần kinh, tim mạch. Trong đó nổi bật là các vai trò như phát triển não bộ, giúp bé thông minh, nâng cao khả năng ghi nhớ, hạn chế các bệnh về tim mạch, nhiễm trùng,….
- Có khả năng gây loãng máu: Omage 3 và DHA có khả năng sẽ gây tác động đến quá trình đông máu. Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng phụ có thể xảy ra nếu như mẹ cho bé dùng lượng lớn omega 3 và DHA vượt quá liều khuyến nghị.
- Được tìm thấy nhiều từ thực phẩm: Omega 3 và DHA đều có thể tìm thấy trong nhiều thực phẩm bao gồm cá, các loại hạt, dầu thực vật, rau xanh, các loại cá chẳng hạn như cá hồi
Điểm khác nhau
- Nguồn cung cấp: DHA thường được tìm thấy trong các loại cá đặc biệt là cá hồi, cá ngừ,… Trong khi đó, Omega 3 ALA được tìm thấy chủ yếu trong các loại hạt và rau xanh.
- Về phạm vi: Omega 3 là nhóm các axit béo bao gồm ALA, FPA, DHA. Còn DHA chỉ là một loại riêng biệt. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất để phân biệt giữa Omega 3 và DHA.
- Về chức năng: DHA là thành phần chính của màng tế bào não. Với vai trò chính là duy trì hoạt động của não. Trong khi đó các axit béo trong Omega 3 bao gồm EPA, ALA lại có tác dụng chống viêm, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Nguồn bổ sung omega 3 và DHA cho bé
DHA và Omega 3 có điểm tương đồng song về bản chất chúng là hai chất tách biệt cần được bổ sung. Dưới đây là những cách giúp mẹ có thể cung cấp nguồn dưỡng chất “vàng” cho con.
Từ sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn cung cấp DHA và Omega 3 tuyệt vời cho bé. DHA trong sữa của mẹ là dạng DHA kết hợp EPA và omega 3, 6. Nồng độ có thể thay đổi theo chế độ ăn.Vì vậy giai đoạn đang nuôi con bú mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu hàm lượng vi chất này. Kết hợp với việc sử dụng viên uống bổ sung DHA, Omega trong suốt thai kỳ và thời gian cho con bú. Hàm lượng tối thiểu được khuyến cao bổ sung cho bé là khoảng 200mg/ ngày, liều thông thường là 300mg.
Từ thực phẩm hàng ngày
Nhắc tới Omega 3 hay DHA, chúng ta thường liên tưởng ngay đến các loài cá béo, đặc biệt là cá hồi. Nhiều mẹ nghĩ rằng, cách duy nhất để bổ sung Omega 3, DHA cho trẻ chỉ có thể là đưa cá vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, cá không phải là nguồn thực phẩm duy nhất để tăng cường hấp thụ Omega 3, DHA cho trẻ nhỏ.
Những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, chẳng hạn như dầu đậu nành, hạt chia, hạt lanh, hạt lý chua đen,… không những đảm bảo cung cấp DHA cho trẻ nhỏ mà còn hưởng các lợi ích từ Omega 3 ALA. Vì vậy, với các bé lười ăn, không thích vị tanh của bé thì Omega 3 từ thực vật sẽ là giải pháp thay thế hoàn hảo, vừa an toàn mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé yêu.
Thực phẩm chức năng
Ngoài thực phẩm tự nhiên mẹ có thể bổ sung Omega 3 và DHA cho bé thông qua thực phẩm chức năng. Trong đó ưu tiên Omega 3 từ thực vật. Bởi trên thực tế, Omage thực vật bao gồm cả DHA, ALA, EPA tốt cho não bộ và sự phát triển của bé. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm Fitobimbi Omega Junior. Đây là Omega thuần thực vật, nhập khẩu nguyên hộp từ ý với tỉ lệ vàng Omega 6/ Omega 3 là 4:1. Đây là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường đạt chứng nhận Ivegan nên mẹ hoàn toàn yên tâm cho bé sử dụng.
Omega 3 và DHA có giống nhau không? Câu trả lời là không giống nhau hoàn toàn. Mặc dù cả hai đều có vai trò quan trọng với sự phát triển não bộ, tim mạch nhưng DHA chỉ là một phần nhỏ trong nhóm chất của Omega 3.