Omega 3 là dưỡng chất vàng cho sự phát triển của trẻ nhất là tim mạch, trí não. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng bạn có thể đối mặt với các tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy tác dụng phụ của Omega 3 là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau để bỏ túi giải pháp bảo vệ sức khỏe cũng như sử dụng Omega an toàn, hiệu quả!
8 tác dụng phụ của Omega 3 mà ít ai biết
Omega 3 được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chẳng hạn như tim mạch, não bộ, thị lực, làn da,… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là dùng càng nhiều càng tốt. Việc dùng sai cách và lạm dụng Omega 3 có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Cụ thể:
1. Làm tăng đường huyết
Theo các chuyên gia, dùng Omega 3 liều cao trong thời gian dài có thể kích thích cơ thể sản xuất glucose làm tăng đường trong máu. Với những bệnh nhân tiểu đường việc dùng quá liều Omega 3 có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng.
Nghiên cứu được đăng tải trên NCBI Hoa Kỳ cho biết nếu dùng 8g axit béo omega 3 mỗi ngày có thể tăng 22% lượng đường trong máu ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
2. Chảy máu cam hoặc chân răng
Chảy máu là tác dụng phụ điển hình của việc dùng Omega 3 quá nhiều một lúc. Nghiên cứu được thực hiện trên 56 người cho thấy bổ sung 640mg Omega 3 mỗi ngày, liên tiếp 4 tuần có thể làm giảm quá trình đông máu ở người trường thành.
Một nghiên cứu khác được đăng tải trên Tạp Chí Nhi Khoa cho biết, 72% thanh thiếu thiên khi dùng 1-5g Omega 3 mỗi ngày có thể sẽ bị chảy máu cam do tác dụng phụ.
Vì vậy, người ta khuyến cáo không nên bổ sung Omega 3 liều cao trước khi phẫu thuật. Việc uống một lượng lớn chất này có thể ức chế hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ chảy máu.
3. Hạ huyết áp
Axit béo Omega 3 được chứng minh có tác dụng rất tốt trong việc hạ huyết áp. Tiến hành thử nghiệm trên 90 người chạy thận, cho thấy nếu dùng 3g axit béo omega 3 mỗi ngày sẽ làm huyết áp tâm thu, tâm trương giảm đáng kể. Điều này được cho là có lợi với những bệnh nhân mắc cao huyết áp.
Tuy nhiên ở những bệnh nhân huyết áp thấp việc dùng Omega 3 liều cao trong thời gian dài có thể khiến cho huyết áp hạ thấp hơn. Gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy giảm chức năng thận,…
4. Tiêu chảy
Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ thường gặp khi dùng Omega 3 liều cao. Theo đó, khi cơ thể không dung nạp hết, axit béo sẽ tự đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.
Vì vậy một số người sẽ gặp tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc rối loạn tiêu hóa sau khi bổ sung Omega 3 liều cao trong khẩu phần ăn của mình. Cụ thể, việc tiêu thụ quá nhiều dầu hạt lanh, dầu óc chó có thể làm tăng tần suất đi ngoài bởi tác dụng nhuận tràng.
5. Trào ngược dạ dày
Số ít trường hợp ghi nhận tình trạng trào ngược dạ dày sau khi dùng Omega 3 liều cao. Đây được coi là tác dụng phụ hiếm gặp nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân.
Người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát thực quản, ợ nóng, cồn cào, buồn nôn sau khi dùng axit béo này. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc bổ sung Omega 3 cung cấp lượng lớn chất béo. Vì vậy để khắc phục tình bạn hãy giảm liều hoặc chia nhỏ nhiều bữa trong ngày.
6. Ngộ độc vitamin A
Tác dụng phụ của Omega 3 tiếp theo mà ít người đó là khả năng gây tổn thương gan do ngộ độc vitamin A. Ở một số thực phẩm giàu Omega 3 thường có hàm lượng vitamin A rất cao. Do đó khi tiêu thụ với số lượng lớn có thể gây ngộ độc.
Ví dụ trong 1 thìa canh dầu gan cá cung cấp tới 453% vitamin A hàng ngày. Độc tính của vitamin A có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da. Về lâu dài nó còn có thể làm tổn thương gan. Vì vậy bạn nên chú ý đến lượng vitamin A trong các chất bổ sung Omega 3 mỗi ngày.
7. Mất ngủ
Mặc dù tốt cho tim mạch, não bộ nhưng việc dùng Omega 3 liều cao có thể cản trở giấc ngủ, góp phần gia tăng nguy cơ mất ngủ. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dùng Omega 3 liều cao có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mất ngủ của những bệnh nhân có tiền sử trầm cảm.
Tuy nhiên nếu dùng nếu dùng đúng cách, hoạt chất này có thể cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả. Nghiên cứu ở 395 trẻ em cho thấy khi dùng 600mg axit béo Omega 3 trong 16 tuần liên tiếp bé sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
8. Đột quỵ do xuất huyết
Uống Omega 3 liều cao có thể gây chảy máu. Nếu tình trạng này diễn ra trong não sẽ gây đột quỵ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc tiêu thụ nhiều Omega 3 có thể làm giảm khả năng đông máu, vỡ các mạch máu dẫn đến xuất huyết.
Ngoài các tác dụng phụ kể trên thì việc lạm dụng Omega còn có thể gặp phải tình trạng tăng cân khó kiểm soát, ung thư tuyến tiền liệt,..
Bổ sung Omega 3 thế nào để không gặp tác dụng phụ
Omega 3 tốt cho sức khỏe nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ. Vậy làm thế nào để hoạt chất này phát huy được hết vai trò của mình mà không gây ra phiền toái cho người dùng? Bỏ túi ngay 3 lưu ý sau.
Bổ sung đúng liều lượng theo từng độ tuổi
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho người dùng gặp tác dụng phụ của Omega 3 là do quá liều. Vì vậy, bạn nên cân đối liều dùng khi phải bổ sung hoạt chất này. Hàm lượng Omega 3 khuyến cáo tối thiểu mỗi ngày là 250mg, tối đa là 3000mg. Liều dùng theo từng độ tuổi như sau:
- Bé từ 0 tháng đến 12 tháng: 500g/ ngày
- Bé từ 1-3 tuổi: 700mg/ngày
- Từ 4-8 tuổi 900mg/ngày
- Trẻ từ 9-13 tuổi: Bé gái 1.000mg/ ngày, bé trai 1.200mg/ ngày
- Trẻ từ 14-18 tuổi: Bé gái 1.110mg/ ngày, bé trai 1.600mg/ ngày
- Người trưởng thành từ 16 tuổi trở lên : Phụ nữ cần 1.100mg, nam giới cần 1.600mg
- Người trung niên, người già sức khỏe bình thường cần 1.100mg/ ngày
- Phụ nữ mang thai cần 1.400mg, nuôi con bú cần 1.300mg/ ngày
- Người bị tiểu đường, huyết áp cao cần 2.000mg/ ngày
- Người có bệnh tim mạch cần 1.000mg/ ngày
Bổ sung đúng cách
Cơ thể người không thể tự sản sinh và tổng hợp Omega 3. Vì vậy chúng ta buộc phải bổ sung từ ngoài thông qua hai nguồn chính là thức ăn và thực phẩm chức năng.
Theo đó các loại thực phẩm giàu Omega 3 mà bạn có thể sử dụng hàng ngày như cá thu, cá hồi, cá mòi, cá trích, các loại rau củ, hạt dinh dưỡng như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt lanh,…
Tuy nhiên, việc hấp thu Omega 3 từ thực phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, cách chế biến, hàm lượng bổ sung. Vì vậy để đạt hiệu quả bạn hãy tham khảo các dòng sản phẩm bổ sung Omega 3. Việc bổ sung Omega 3 từ thực phẩm chức năng nhanh chóng, tiện lợi. Nhưng nếu không dùng đúng cách hoặc dùng quá liều người dùng có thể gặp tác dụng phụ.
Với trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn mẹ nên tham khảo các dòng Omega 3 từ thực vật như Fitobimbi Omega Junior. Sản phẩm đạt chứng nhận Vegan, thuần thực vật, không chất biến đổi gen an toàn cho bé. Đặc biệt với hàm lượng Omega 3/ Omega 6 ở tỉ lệ vàng (4/1) sản phẩm giúp bé hấp thu tối ưu, hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ.
Lưu ý “vàng” khi bổ sung
Khi phải dùng thêm thực phẩm chức năng để bổ sung Omega 3 bạn thì hãy lưu ý những vấn đề sau để tránh gặp tác dụng phụ.
- Omega 3 có thể uống bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên để ngăn ngừa tác dụng phụ như trào ngược, khó tiêu, ợ tanh thay vì dùng Omage liều cao ban đêm thì hãy chia nhỏ và uống vào buổi sáng trong ngày. Đặc biệt là sau bữa ăn có dùng dầu mỡ. Bởi đây là dung môi giúp chuyển hóa, hấp thu chất béo này.
- Người mắc bệnh về đường tiêu hóa không nên dùng dầu cá vì dễ gây đầy hơi, chướng bụng
- Phụ nữ mang thai không nên dùng dầu cá thô để bổ sung Omega 3 vì chúng có thể chứa kim loại nặng và chất ô nhiễm.
Lời kết:
Mặc dù tốt cho sức khỏe, nhưng việc lạm dụng quá liều có thể khiến bạn gặp các tác dụng phụ của Omega 3. Vì vậy, để tránh tác động tiêu cực hãy nhớ bổ sung đúng cách, bổ sung đúng liều và đừng quên tham khảo bác sĩ khi phải sử dụng trong thời gian dài.