Nội dung chính

8 tác dụng phụ của Omega 3 mà bạn nên cẩn trọng

Omega 3 được biết đến là loại axit béo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, ít người biết rằng, chất này có thể gây tác dụng phụ cho người dùng. Vậy những tác dụng phụ của Omega 3 gây ra là gì?

Cẩn trọng với 8 tác dụng phụ của Omega 3
Cẩn trọng với 8 tác dụng phụ của Omega 3

Omega 3 nổi tiếng với nhiều tác dụng “thần kỳ” mang đến cho sức khỏe con người. Chúng được ví như những “khối” xây dựng não và võng mạc. Ngoài ra, Omega 3 còn có tác động tích cực đến tim mạch, hệ miễn dịch, hô hấp. Đồng thời ngăn chặn phản ứng viêm diễn ra trong cơ thể. Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt, Omega 3 có thể gây nguy hiểm đến cho sức khỏe con người nếu sử dụng quá liều (khoảng hơn 3g mỗi ngày). Đó là lỳ do tại sao điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung Omega 3.

Tác dụng phụ của Omega 3 là gì?

Những hệ quả cho việc dùng Omega 3 quá liều được đề cập là:

Chảy máu mũi và nướu

Một trong những tác dụng phụ phổ biến mà mọi người gặp phải do lượng axit béo Omega 3 dư thừa trong cơ thể đó là chảy máu. Việc sử dụng Omega 3 trong thời gian dài có thể làm giảm đông máu, từ đó gây nguy cơ chảy máu.

Tăng lượng đường trong máu

Liều lượng cao axit béo Omega 3 có thể gia tăng đột ngột chỉ số đường huyết, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người uống Omega 3 nên cẩn thận hơn về liều lượng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi tăng liều lượng dùng.

Tăng lượng đường trong máu
Tăng lượng đường trong máu

>>> Omega cho bé loại nào tốt?

Buồn nôn

Omega 3 có liên quan đến trào ngược axit. Nó gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đầy bụng, nhức đầu, ợ chua, khó tiêu. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người dùng nên chia nhỏ lượng Omega 3 dùng trong ngày.

Huyết áp thấp

Tác dụng phụ của Omega 3 tiếp theo đã được ghi nhận đó là giảm huyết áp. Trong một cuộc thử nghiệm trên 90 người chạy thận cho thấy rằng, dùng 3g Omega 3 mỗi ngày sẽ gây cản trở hoạt động của thuốc và làm giảm huyết áp đáng kể của tâm trưởng và kể cả tâm thu.

Với những người huyết áp cao, đây được xem là lợi ích mà Omega 3 mang lại cho họ. Tuy nhiên, tác dụng phụ của Omega 3 này lại mang lại những nguy hiểm tiềm ẩn cho người huyết áp thấp.

Giảm huyết áp
Giảm huyết áp

Tiêu chảy

Cùng với các chứng về đường ruột, tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của Omega 3.

Rất nhiều người phàn nàn về tình trạng phân lỏng dẫn đến IBM sau khi bổ sung axit béo Omega 3 trong khẩu phần ăn của họ. Ăn quá nhiều hạt lanh, quả óc chó, cá béo cùng viên dầu có thể gây ra những cảm giác khó chịu như khó tiêu, đầy bụng và tiêu chảy. Vì vậy, hãy cố gắng cân bằng nguồn dinh dưỡng và ăn với số lượng cần thiết.

>>> Tỷ lệ vàng Omega 6/Omega 3 là gì?

Tăng cân

Axit béo Omega 3 là nguồn dinh dưỡng rất được khuyến khích cho những người muốn giảm cân nhưng tiêu thụ quá mức có thể cho kết quả ngược lại. Như các bạn cũng biết, Omega 3 là một loại chất béo. Do đó, nó có thể làm tăng trọng lượng trao đổi chất của cơ thể bạn.

Mất ngủ

Các axit béo dư thừa cũng có liên quan đến chứng mất ngủ. Theo một số nhà nghiên cứu, axit béo omega-3 có thể gây khó ngủ và nó cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, gây ra chu kỳ ngủ không đều. Mặc dù tiêu thụ dầu béo vừa phải có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.

Mất ngủ
Mất ngủ

Chóng mặt

Một số loại sản phẩm bổ sung Omega 3 từ dầu cá chứa nhiều vitamin A. Việc tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến tăng nồng độ vitamin A trong máu gây chóng mặt, buồn nôn, đau khớp.

Hàm lượng bổ sung Omega 3 phù hợp là như thế nào?

Hiện nay, các nhà khoa học chưa đưa ra bất kỳ khuyến nghị cụ thể về liều lượng Omega 3 mà một người nên dùng. Bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tuổi tác và tình trạng sức khỏe.

Hầu hết các nghiên cứu về Omega 3 đều xem xét sử dụng liều lượng nhỏ vài gam (g) mỗi ngày. Việc sử dụng với liều lượng lớn hơn, chẳng hạn như 20g/ngày có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Mọi người có thể bắt đầu với một lượng nhỏ mỗi ngày và nói chuyện với bác sĩ trước khi tăng liều lượng.

>>> Giải mã Omega 3 có bao nhiêu loại? Loại nào tốt nhất?

Hàm lượng bổ sung Omega 3 phù hợp là bao nhiêu?
Hàm lượng bổ sung Omega 3 phù hợp là bao nhiêu?

Mặc dù có những khuyến cáo về tác dụng phụ, nhưng những lợi mà Omega 3 mang đến cho sức khỏe con người là điều không thể phụ nhận. Đặc biệt là đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Omega 3 là dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển của bé. Nó đóng vai trò hình thành chất xám, thúc đẩy các hoạt động quan trọng của não bộ. Chẳng hạn như nhận thức, ghi nhớ, tập trung, tư duy, giải quyết vấn đề, cảm xúc và vận động.

Thế nhưng, thật khó có thể bổ sung Omega 3 cho trẻ từ chế độ ăn hàng ngày. Bởi việc đong đếm liều lượng dùng hàng ngày là điều không phải ai cũng làm được. Hơn nữa, hệ tiêu hóa non yếu của trẻ nhỏ cũng là một cản trở cho quá trình hấp thu các dưỡng chất diễn ra trong cơ thể. Đó là lý do vì sao, nhiều mẹ thường tìm đến các sản phẩm bổ sung để tối ưu hóa nguồn dinh dưỡng này cho bé yêu.

Trên đây là những thông tin về tác dụng phụ của Omega 3. Bạn hãy cố gắng tuân thủ liều lượng sử dụng Omega 3 của bác sĩ để tránh những mối nguy hại đáng tiếc có thể xảy ra nhé!

Omega 3 cho trẻ sơ sinh có nên bổ sung

Tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/fish-oil-side-effects

https://www.healthline.com/nutrition/fish-oil-side-effects
Chia sẻ bài viết này