Nội dung chính

8 dấu hiệu mẹ bầu không có sữa và nguyên nhân

Mất sữa sau sinh khiến mẹ vô cùng lo lắng vì không có đủ nguồn dinh dưỡng cho bé. Vậy phải làm thế nào để phát hiện sớm dấu hiệu mẹ bầu không có sữa? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

dấu hiệu mẹ bầu không có sữa

Dấu hiệu mẹ bầu không có sữa

Làm sao để biết sữa mẹ ít hay nhiều? Để nhận biết, mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây:

Bầu vú mẹ không có cảm giác đau nhức

Thông thường, sau khi mẹ cho bé bú lần đầu, cơ thể sẽ tiết ra rất nhiều sữa, khiến ngực mẹ căng tức và có cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, nếu sau 3 ngày kể từ lúc sinh bé mà bầu ngực mẹ không có cảm giác nứt nẻ hoặc đau nhức thì chứng tỏ mẹ đang gặp tình trạng mất sữa.

Mẹ có cố nặn cũng không ra sữa

Ngay cả khi mẹ dùng máy hút hoặc nặn sữa bằng tay mà lượng sữa tiết ra cũng không nhiều, đó là dấu hiệu mẹ bầu không có sữa.

Không có sự thay đổi về kích thước ngực

Trong quá trình mang thai, ngực của mẹ bầu thường sẽ tăng kích thích để chuẩn bị cho việc sản xuất sữa. Nếu bạn không nhận thấy sự thay đổi về kích thước ngực của mình trong suốt thai kỳ hoặc sau khi sinh, đó cũng là một dấu hiệu mẹ bầu không có sữa.

Bé bú dưới 5 phút thì hết sữa

Thời gian bú mỗi cữ của trẻ là khác nhau, trung bình từ 10 – 20 phút. Tuy nhiên, khi mẹ không có sữa, thời gian cho bú sẽ giảm xuống còn dưới 5 phút, vì con không thấy sữa nên ngừng bú.

Bé bú dưới 5 phút thì hết sữa

Trẻ chậm tăng cân

Dấu hiệu mẹ bầu không có sữa cũng có thể dựa vào chỉ số cân nặng của trẻ. Sau sinh, cân nặng của bé thường sẽ giảm, từ 5  – 10%. Tuy nhiên, khoảng 10 – 14 ngày tuổi, cân nặng sẽ bắt đầu tăng, cụ thể như sau:

  • 0 – 3 tháng tuổi: tăng 100 – 200g mỗi tuần
  • 3 – 6 tháng: tăng 100 – 140g mỗi tuần
  • 6 – 12 tháng: tăng 60 – 100g mỗi tuần

Trong quá trình khôn lớn, đôi khi bé sẽ bị ốm và bị sụt cân là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ sụt cân quá nhiều và không tăng cân thì có thể do sữa mẹ ít.

Trẻ thiếu nước, suy dinh dưỡng

Trẻ bị thiếu nước cũng có thể là dấu hiệu mẹ ít sữa, không đáp ứng đủ nhu cầu cho bé. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng. Trẻ bị thiếu nước có làn da nhăn nheo, vàng vọt chứ không hồng hào như bé bú đủ sữa.

Trẻ thiếu nước, suy dinh dưỡng

Số tã ướt ít

Số lượng tã ướt phản ánh số lần đi tiểu của bé. Vì vậy, nếu số lượng tã bé phải thay ít, chứng tỏ bé ít đi vệ sinh. Thông thường, số tã ướt và tã bẩn của trẻ sơ sinh là:

  • 1 – 2 ngày đầu: 1 – 2 tã ướt/ngày
  • 3 – 5 ngày: 3 – 5 tã ướt/ngày
  • Từ 6 ngày tuổi: 6 – 8 tã ướt/ngày hoặc nhiều hơn

Cách trẻ mút và nuốt trong lúc bú mẹ

Trong lúc bú, nếu mẹ cảm thấy bé mút rất nhanh thì chứng tỏ sữa không đủ. Còn nếu sữa mẹ nhiều, trẻ sẽ mút và nuốt chậm lại. Bên cạnh đó, lượng sữa dồi dào cũng khiến trẻ nuốt không hết và bị trào ra ngoài.

Tình trạng mất sữa là gì?

Tình trạng mất sữa hay còn gọi là mất sữa sau sinh là khi mẹ không còn sản xuất đủ lượng sữa để cho con bú. Đây là một vấn đề phổ biến mà một số phụ nữ gặp phải sau sinh. Thời gian mất sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào thể trạng của mẹ. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể xảy ra đột ngột hoặc mất sữa ít dần đi, sau đó mới mất hẳn.

Nhiều mẹ mới sinh con đầu lòng thường nhầm lẫn giữa tắc sữa, ít sữa và mất sữa. Để phân biệt chính xác, các mẹ có thể dựa theo các đặc điểm dưới đây:

  • Tắc sữa: Là hiện tượng ống dẫn sữa bị tắc, mặc dù sữa vẫn tiết ra bình thường nhưng không thể chảy ra ngoài. Cùng với đó là các triệu chứng như căng tức ngực, sữa vón cục, cơ thể mẹ bị sốt và mệt mỏi
  • Ít sữa: Là tình trạng sữa tiết ra ít hơn bình thường, không kèm theo cảm giác đau hay tức bầu ngực
  • Mất sữa: Là hiện tượng tuyến sữa ngừng hoạt động, hai bầu ngực nhũn, xẹp, cố hút nhưng vẫn không ra sữa

tinh trang mat sua la gi

Nguyên nhân khiến mẹ bầu không có sữa

Hiện tượng mất sữa của bé có thể đến từ những nguyên nhân sau:

  • Chế độ dinh dưỡng “nghèo nàn”, kiêng khem quá mức khiến mẹ thiếu chất, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sữa
  • Mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ, khiến nồng độ insulin không ổn định, cản trở quá trình tiết sữa
  • Căng thẳng, trầm cảm sau sinh cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu không có sữa
  • Nếu mẹ sử dụng thuốc trước và trong quá trình mang thì thì nguy cơ mất sữa là rất cao
  • Mẹ mắc bệnh liên quan đến tuyến vú: áp xe, nhiễm khuẩn, viêm tuyến vụ, phẫu thuật ngực
  • mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến hormone prolactin và oxytocin giảm sản xuất
  • Ít vận động, nghỉ ngơi không hợp lý

Dấu hiệu khiến mẹ lầm tưởng bản thân đang thiếu sữa

Có một số dấu hiệu thường khiến có thể khiến mẹ lầm tưởng rằng bản thân đang thiếu sữa. Tuy nhiên, đây chỉ là dấu hiệu bình thường và không có nghĩa là mẹ thiếu sữa. Cụ thể như sau:

  • Bé hay quấy khóc sau khi bú: Bé có thể khóc sau khi bú bởi nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như cảm giác không thoải mái do ăn quá nhanh, có vấn đề về tiêu hóa hoặc cần sự chăm sóc, an ủi
  • Bé đòi bú: Một số bé có nhu cầu bú nhiều hơn so với bé khác. Điều này không có nghĩa là sữa mẹ ít nên bé bú chưa đủ mà chỉ đơn giản là nhu cầu dinh dưỡng của bé cao hơn
  • Bé không tăng cân nhanh: Nhiều mẹ lo lắng khi bé không tăng cân như mong đơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng cân của mỗi bé là khác, có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố như di truyền, tình trạng sức khỏe và cách bé tiêu hóa
  • Không thấy sữa chảy ra khi vắt: Mẹ không thấy sữa chảy ra khi vắt không hẳn là do thiếu sữa mà cũng có thể là do mẹ vắt không đúng cách

dau hieu khien me lam tuong ban than thieu sua

Bí quyết giúp mẹ “gọi sữa” về khi mẹ mất sữa

Tùy vào nguyên nhân gây mất sữa, mẹ nên áp dụng phương pháp phù hợp để “gọi sữa” về. Cụ thể như sau:

  • Hút sữa thường xuyên: Điều này giúp kích thích tuyến vú và tăng sản xuất sữa. Mẹ có thể dùng dụng cụ hút sữa hoặc tự vắt bằng tay để kích thích tiết sữa. Tần suất hút sữa mỗi ngày ít nhất là 8 – 10 lần, kể cả vào ban đêm
  • Tăng tần suất và thời gian cho bé bú: Khi bé bú nhiều và thường xuyên, tuyến vú sẽ nhận được tín hiệu cần sản xuất thêm sữa. Vì vậy, mẹ hãy cho bé bú nhiều cữ trong ngày, đặc biệt là nên bú đều 2 bên bú để lượng sữa cung cấp cho trẻ đều hơn
  • Uống đủ nước: Đảm bảo lượng nước đủ mỗi ngày là rất quan trọng để duy trì sự sản xuất sữa.  Hãy cố gắng uống ít nhất 8 – 10 lý nước mỗi ngày
  • Ăn uống đủ và đa dạng: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mẹ bỉm, đặc biệt là trong giai đoạn cho con bú. Để đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ, mẹ nên ăn uống đa dạng và đầy đủ. Đặc biệt ưu tiên những thực phẩm bổ dưỡng như thịt nạc, móng giò, trứng gà, cá hồi, rau ngót, rau má, rau khoai lang, rau chân vịt, chuối, đu đủ, cà chua, cam, đậu nành, đậu xanh, yến mạch, gạo lứt,…

cach goi sua ve khi mat sua

  • Hạn chế stress: Stress có thể ảnh hưởng đến sản xuất sữa. Hãy tìm cách giảm stress bằng cách thực hiện các hoạt động thư giãn như yoga, đọc sách, trò chuyện với bạn bè, hoặc tham gia các hoạt động giảm stress khác
  • Tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia: Nếu mẹ đã thử hết các cách trên mà tình trạng mất sữa vẫn không được cải thiện, hãy tìm sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Theo đó, mẹ sẽ được kiểm tra và đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng sữa mẹ và đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho việc nuôi con

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số dấu hiệu mẹ bầu không có sữa. Các mẹ có thể tham khảo để chủ động phát hiện sớm và có phương pháp xử lý kịp thời. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Chia sẻ bài viết này