Nội dung chính

Nhận biết 8 dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, nhất là trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, có những thời điểm, sữa mẹ không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bé. Tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy, mẹ cần sớm nhận biết dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất để khắc phục kịp thời.

dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất

8 dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất

Sự thiếu chất dinh dưỡng trong sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn 1 năm đầu đời. Vì vậy, đây là một vấn đề đáng lo ngại và cần được nhận biện sớm và có biện pháp khắc phục hiệu quả. Dưới đây là 8 dấu hiệu cho thấy sữa mẹ thiếu chất mà bạn cần biết:

Trẻ không tăng cân đều hoặc giảm cân

Đây là một dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sữa mẹ thiếu chất. Khi trẻ không nhận được đủ lượng chất béo, protein và các dưỡng chất cần thiết để phát triển thì có thể không đạt được cân nặng theo tiêu chuẩn và trở nên gầy gò.

Trẻ không tăng cân đều hoặc giảm cân

Trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy

Sữa mẹ thiếu chất có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho trẻ. Con có thể bị tiêu chảy thường xuyên hoặc táo bón, không thể đi ngoài đều đặn. Nguyên nhân có thể là do sữa mẹ không cung cấp đủ chất chống tiêu chảy hoặc chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Trẻ mệt mỏi hoặc không có năng lượng

Dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất tiếp theo bạn cần hết sức lưu ý đó là thấy trẻ thường xuyên mệt mỏi, uể oải, cơ thể không có năng lượng. Việc không có đủ dưỡng chất để duy trì hoạt động hàng ngày có thể khiến trẻ trở nên buồn ngủ và ít vận động.

Trẻ có thể bị nôn và buồn nôn

Sữa mẹ thiếu chất có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa cho trẻ, dẫn đến tình trạng nôn mửa và buồn nôn. Điều này có thể xảy ra do sữa mẹ không dễ tiêu hóa hoặc chứa các chất kích thích dạ dày.

Trẻ có thể bị nôn và buồn nôn

Bé hay quấy khóc ban đêm

Nguyên nhân là do sữa mẹ thiếu vitamin A, D, canxi. Khi cơ thể thiếu 3 dưỡng chất này sẽ khiến trẻ hay giật mình, quấy khóc, ngủ không sâu giấc. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ không hấp thụ đủ vitamin D và canxi, dẫn đến tình trạng còi xương, chậm lớn.

Trẻ có thể bị mất ngủ hoặc không ngủ đủ

Sữa mẹ thiếu chất có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của trẻ. Trẻ có thể trở nên khó ngủ, thức giấc nhiều lần hoặc ngủ không đủ giấc để phục hồi sức khỏe và phát triển.

Nước tiểu và phân của trẻ thải ít

Khi dinh dưỡng hấp thụ được ít thì quá trình đào thải và bài tiết trong cơ thể trẻ cũng sẽ kém hơn. Do đó, lượng nước tiểu và phân thải ra ngoài sẽ ít hơn so với bé khi bú sữa mẹ giàu dinh dưỡng. Triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng da kém săn chắc, các thóp bị trũng xuống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, biểu hiện này có thể do bé đang gặp các vấn đề về thận và đường tiêu hóa. Vì vậy tốt nhất mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được kiểm tra và điều trị đúng cách.

Trẻ hay gặp các vấn đề sức khỏe

Sữa mẹ thiếu chất có thể làm giảm hệ miễn dịch của trẻ, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công, gây nên các vấn đề sức khỏe thường gặp như: viêm họng, viêm tai, nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Trẻ hay gặp các vấn đề sức khỏe

Nguyên nhân khiến sữa mẹ thiếu chất

Sữa mẹ thiếu chất có thể do một số vấn đề sau đây:

  • Thiếu dinh dưỡng: Trong quá trình cho con bú, nếu mẹ không ăn đủ các loại thực phẩm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì cơ thể sẽ không có đủ nguyên liệu để sản xuất sữa cho bé
  • Mệt mỏi, căng thẳng: Stress và mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa của người mẹ. Các hormone stress như cortisol có thể làm giảm lượng sữa mẹ
  • Không uống đủ nước: Việc uống nước đầy đủ là rất để duy trì lượng sữa mẹ. Vì vậy, nếu mẹ không uống đủ nước mỗi ngày, cơ thể sẽ không có đủ nước để sản xuất sữa
  • Sử dụng thuốc hoặc chất kích thích: Một số loại thuốc hoặc chất kích thích như thuốc giảm đau, thống an thần, thuốc chống co giật có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ
  • Vấn đề sức khỏe khác: Các vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng vú, rối loạn nội tiết, bệnh tiểu đường hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác đều có thể làm giảm lượng sữa mẹ

Nguyên nhân khiến sữa mẹ thiếu chất

Mẹo tăng chất lượng sữa mẹ để bé tăng cân, khỏe mạnh

Để đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào và đủ dưỡng chất cho bé, thói quen ăn uống và sinh hoạt là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Dưới đây là những lưu ý mà mẹ cần ghi nhớ:

Thực phẩm giúp tăng chất lượng sữa mẹ

Khi gặp các dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất kể trên, mẹ cần bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng sau đây:

  • Hạt chia: Giàu Omega 3, chất xơ, canxi và protein, giúp cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho quá trình sản xuất sữa
  • Hạt lanh: Tương tư như trên, hạt lanh cũng là thực phẩm chứa hàm lượng Omega 3, chất xơ, canxi và protein cao. Kết hợp hạt với trái cây là một cách bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho bữa ăn hàng ngày của mẹ
  • Rau xanh lá: Rau cải xoong, cải bó xôi, rau cải thìa,… là những loại rau xanh lá giàu chất xơ, canxi, sắt và axit folic và nhiều dưỡng chất quan trọng khác cho sức khỏe của mẹ và bé
  • Các loại cá: Cá hồi, cá mòi, cá thu là các loại cá chứa hàm lượng chất béo tốt Omega 3 cao, cùng như protein và nhiều vitamin quan trọng khác, giúp cải thiện tâm trạng và hỗ trợ sự hấp thu canxi cho bé
  • Gạo lứt: Gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và các nguyên tố vi lượng gồm kali, canxi, natri, magie, sắt,… Từ đó giúp đẩy mạnh số lượng cũng như chất lượng sữa
  • Thịt bò: Thịt bò cung cấp nhiều sắt, protein, kẽm, vitamin B, giúp mẹ duy trì năng lượng, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho sữa mẹ

Thực phẩm giúp tăng chất lượng sữa mẹ

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Quá trình sản xuất sữa mẹ phụ thuộc vào hai hormone quan trọng là Oxytocin và prolactin. Theo đó, prolactin giúp kích thích tế bào tiết sữa và tạo sữa. Còn Oxytocin tác động để dẫn sữa ra núm vú. Tuy nhiên, tình trạng stress, căng thẳng và trầm cảm sau sinh có thể gây suy giảm hai hormone, dẫn đến quá trình sản xuất sữa bị ảnh hưởng.

Để giải quyết vấn đề này, giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ là cách tốt nhất. Mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga,… có thể giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ. Từ đó giúp nâng cao chất lượng sữa mẹ
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng giúp phục hồi sức khỏe, tái tạo năng lượng và kích thích sản xuất sữa dồi dào. Vì vậy, mẹ hãy cố gắng tìm cách nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc hàng ngày
  • Hạn chế stress: Mẹ hãy tìm cách giảm stress bằng cách thực hiện các hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, yoga,… để giúp tinh thần thư giãn và cải thiện chất lượng sữa mẹ
  • Chia sẻ công việc: Đừng ngần ngại nhờ cậy những thành viên trong gia đình để chia sẻ phần công việc của mình. Điều này giúp mẹ giảm áp lực, có nhiều thời gian cho bản thân hơn
  • Giao lưu với bạn bè: Nếu mẹ cảm thấy cảm lực từ việc chăm sóc bé, hãy tìm cơ hội gặp gỡ bạn bè. Đây không chỉ là cách giúp mẹ giải tỏa căng thẳng mà còn là cuộc gặp gỡ của những người có kinh nghiệm trong việc chăm bé và học hỏi từ những người khác

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất có thể xuất hiện. Bằng cách giải quyết vấn đề này kịp thời, có thể đảm bảo cho bé nguồn dinh dưỡng cần thiết. Từ đó góp phần xây dựng một tương lai khỏe mạnh và phát triển toàn diện cho bé yêu.

Chia sẻ bài viết này