Nội dung chính

Sữa tăng sức đề kháng cho bé: lựa chọn như nào cho đúng?

Sữa tăng sức đề kháng cho bé là từ khóa được rất nhiều mẹ bỉm sữa tìm kiếm với mong muốn nuôi con khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn. Tuy nhiên, giữa bạt ngàn các dòng sữa trên thị trường, cần lựa chọn loại sữa nào phù hợp cho con thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng khám phá kinh nghiệm quý báu của các bà mẹ thông thái đã đúc rút ra bạn nhé!

Sức đề kháng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ như thế nào?

Sẽ không là nói quá nếu bảo rằng sức đề kháng quan trọng như hơi thở, thức ăn, đồ uống dành cho trẻ. Bởi nó có vai trò quyết định đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của bé sau này.

Sức đề kháng có vai trò như thế nào đối với sức khỏe của trẻ?
Sức đề kháng có vai trò như thế nào đối với sức khỏe của trẻ?

Sức đề kháng tốt, miễn dịch khỏe sẽ giúp trẻ chống lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Trẻ có sức đề kháng kém thường sẽ dễ ốm hơn bạn bè cùng trang lứa. Hệ tiêu hóa của trẻ cũng hoạt động kém hơn bạn bè. Trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng kém… Bởi vậy, có thể nói sức đề kháng tốt là nền tảng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

Những dấu hiệu “chỉ điểm” cho thấy trẻ có sức đề kháng kém

Dấu hiệu trẻ có sức đề kháng kém.
Dấu hiệu trẻ có sức đề kháng kém

Vậy trẻ có dấu hiệu như thế nào cho thấy hệ miễn dịch kém và cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho con? Sau đây là một số dấu hiệu điển hình giúp cha mẹ nhận biết dễ dàng:

  • Hay ốm vặt như sốt, ho, cảm cúm, viêm mũi họng…
  • Dễ mắc bệnh khi thay đổi thời tiết, khí hậu hoặc có dịch bệnh. Hoặc lây bệnh từ bạn bè cùng lớp và lâu hồi phục hơn
  • Biếng ăn, bỏ ăn, quấy khóc, hay mệt mỏi
  • Cơ thể bị mất nước với biểu hiện: khô da, môi nứt nẻ, tiểu ít…
  • Thèm đường, thích ăn bánh kẹo, uống nước ngọt
  • Hệ tiêu hóa kém (đi ngoài phân sống, tiêu chảy, táo bón…); không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ thức ăn nên còi cọc, nhẹ cân
  • Khó lành vết thương, dù là những vết thương rất nhỏ

Khi đọc những dấu hiệu trên, nhiều cha mẹ hẳn sẽ thấy rất quen thuộc và hay gặp ở con mình. Tuy chỉ là những dấu hiệu nhỏ nhưng đủ cảnh báo cho thấy sức đề kháng của trẻ đang suy giảm. Và cha mẹ cần tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch cho con càng sớm càng tốt.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ mà cha mẹ có thể kết hợp thực hiện. Đó là cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh và duy trì ít nhất trong 24 tháng đầu đời. Tiêm vắc xin cho trẻ đúng và đủ. Cho trẻ tắm nắng đều đặn mỗi ngày và ngủ đủ giấc. Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể bổ sung vi chất đầy đủ qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày, uống sữa, sử dụng sản phẩm hỗ trợ kết hợp vận động thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ… Trong đó, việc cho trẻ bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức giúp tăng sức đề kháng là biện pháp phổ biến được áp dụng rộng rãi.

Sữa mẹ và sữa công thức – Mẹ nên lựa chọn loại nào để tăng sức đề kháng cho bé?

Tại sao mẹ nên chọn sữa để tăng sức đề kháng cho trẻ?

Tại sao mẹ nên chọn sữa để tăng sức đề kháng cho trẻ?
Tại sao mẹ nên chọn sữa để tăng sức đề kháng cho trẻ?

Loại sữa nào tăng sức đề kháng cho bé? Đối với trẻ sơ sinh hay trẻ ở mọi độ tuổi thì sữa luôn là thực phẩm bổ sung được các mẹ ưu tiên hàng đầu và nhiều trẻ yêu thích. Vị trí số 1 này có được là nhờ sữa mẹ và sữa công thức tăng đề kháng có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn các loại thực phẩm khác. Đó là:

  • Cung cấp đủ dưỡng chất: Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn 10-15 ngày sau sinh. Đó là chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, men và hormone… Đối với sữa bột, các công thức của sữa luôn đảm bảo cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ
  • Tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ: Sữa mẹ, đặc biệt là sữa non chứa các kháng thể giúp chống lại vi khuẩn, virus và điều hóa miễn dịch tốt. Nhờ vậy, trẻ sẽ được nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh tật và phát triển tốt hơn. Công thức của sữa bột cũng luôn được các nhà khoa học chú ý để bổ sung các dưỡng chất phù hợp, tốt cho hệ miễn dịch của trẻ
  • Dễ hấp thu: Sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất vô giá và dễ hấp thu đối với trẻ sơ sinh. Còn đối với trẻ lớn tuổi hơn, thay vì phải ép con ăn nhiều loại thực phẩm thì mẹ có thể thay thế bằng 1 cốc sữa cung cấp đủ dưỡng chất, hàm lượng chất xơ cao, dễ hấp thu và không gây táo bón
  • Hương vị thơm ngon, dễ uống: Bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng yêu thích hương vị sữa mẹ bởi hương thơm của sữa và độ ngọt dễ uống. Và các công thức của sữa bột cũng mang lại mùi vị tương tự sữa mẹ, khiến trẻ thích thú
  • An toàn: Sữa mẹ luôn đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của trẻ. Và với sữa bột, cha mẹ cũng hoàn toàn yên tâm bởi các sản phẩm thường được sử dụng nguyên liệu đảm bảo và kiểm đinh chặt chẽ nên đảm bảo độ an toàn tuyệt đối

Và còn rất nhiều nguyên nhân khác để các bà mẹ tìm tới sữa tăng sức đề kháng cho trẻ. Xu hướng này vẫn ngày càng lan rộng và được đông đảo các mẹ áp dụng trong quá trình nuôi con nhỏ.

So sánh sữa mẹ và sữa công thức tăng sức đề kháng cho bé

Có thể nói công nghệ hiện đại đã giúp cho các bà mẹ nuôi con dễ dàng hơn rất nhiều. Giờ đây, khi mẹ bị mất sữa hoặc không thể cho con bú thì sữa công thức chính là “cứu cánh” cho mẹ. Vậy việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và sử dụng sữa công thức có tác động như thế nào đối với sức khỏe của bé?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ

Theo phân tích tổng hợp của The Agency for Healthcare Research and Quality cho thấy, việc trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe hơn so với trẻ chỉ uống sữa công thức, cụ thể:

  • Bệnh truyền nhiễm: So với trẻ bú mẹ thì trẻ uống sữa công thức sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn trong những năm đầu đời. Nguyên nhân là do cơ thể người mẹ được ví như một nhà máy sản xuất kháng thể cung cấp cho con khi trẻ chưa thể tự sản xuất kháng thể cho chính mình. Trong sữa mẹ, 90% là kháng thể IgA. Ngoài ra, nó còn chứa IgG và IgM với nồng độ thấp hơn. Kháng thể tự nhiên trong sữa mẹ sẽ giúp bảo vệ trẻ, chống lại nhiễm trùng
  • Viêm tai giữa: Thống kê cho thấy, khoảng 44% số trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất 1 lần viêm tai giữa trong những năm đầu đời. Và nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ uống sữa công thức cao gấp 2 lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn trên 3 tháng
  • Viêm đường hô hấp dưới: Một phân tích tổng hợp dựa trên 7 nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng: Trẻ không được bú mẹ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp dưới cao hơn 3,6 lần so với trẻ được bú mẹ hoàn toàn trên 4 tháng. Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới bao gồm: viêm phế quản cấp, viêm phổi…
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Các nghiên cứu cho thấy, trẻ uống sữa công thức có nguy cơ bị viêm dạ dày, viêm ruột, tiêu chảy cao hơn trẻ bú mẹ. Cụ thể, trẻ sơ sinh uống hoàn toàn sữa công thức hoặc có kết hợp bú mẹ và uống sữa công thức có nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa cao hơn 2,8 lần
  • Béo phì và bệnh chuyển hóa: Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, trẻ uống sữa công thức trong giai đoạn sơ sinh dễ bị béo phì hoặc mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 hơn trẻ bú mẹ

Các nghiên cứu khoa học vẫn tiếp tục được tiếp tục thực hiện để so sánh những lợi ích giữa sữa mẹ và sữa công thức. Và sữa công thức vẫn được xem là một thực phẩm bổ sung không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Bởi vậy, tổ chức Y tế thế giới (WHO) luôn khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ trong ít nhất 2 năm đầu đời.

Fitobimbi Immuno – Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé

8 tiêu chí mẹ cần thuộc lòng khi chọn sữa tăng sức đề kháng cho bé

1. Thành phần của sữa

Khi lựa chọn bất kỳ sản phẩm nào dùng cho trẻ, mẹ cũng cần quan tâm đến thành phần của nó đầu tiên. Đối với sữa tăng sức đề kháng cho trẻ, mẹ cần đọc kỹ trên bao bì sản phẩm xem sữa có những thành phần nào.

Dù là sản phẩm thuộc nhãn hiệu nào thì mẹ cũng nên ưu tiên lựa chọn loại có thành phần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con như canxi, kẽm, DHA, chất đạm… Mẹ cần lưu ý tỷ lệ đạm trong sữa có phù hợp với độ tuổi của trẻ không? Thông thường, sữa cho trẻ từ 0-12 tháng có tỷ lệ đạm khoảng từ 11-18%. Sữa cho trẻ từ 12-36 tháng tuổi cần có tỷ lệ đạm khoảng 18-34%. Đặc biệt, sữa nên chứa những thành phần tăng sức đề kháng cho trẻ như Colostrum (sữa non)…

2. Nguồn gốc, xuất xứ

Đối với bất kỳ loại thực phẩm nào khi cho con sử dụng, mẹ cũng cần quan tâm tới nguồn gốc xuất xứ và đơn vị sản xuất. Khi dùng sữa công thức cho con, mẹ nên lựa chọn loại sữa có thương hiệu, sản xuất bởi doanh nghiệp uy tín và được nhiều người sử dụng. Khi sản phẩm đã đáp ứng các tiêu chí này, mẹ sẽ an tâm sử dụng cho con hơn.

3. Hạn sử dụng

Mẹ cần chọn hộp sữa có hạn sử dụng càng dài càng tốt. Để đảm bảo chất lượng sữa, mẹ nên chọn sản phẩm có ngày sản xuất gần thời điểm mua. Không nên lấy những hộp sữa bị méo vỏ hộp, nắp bảo vệ hộp sữa bị hư hỏng…

4. Được kiểm định, chứng nhận bởi cơ quan y tế

Việc kiểm định và chứng nhận bởi cơ quan chức năng chính là “phiếu bảo hành” mang lại sự tin tưởng cho khách hàng khi lựa chọn mua sữa. Mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng sản phẩm sữa đó đã được kiểm định, cấp phép ban hành bởi cơ quan chức năng chưa. Sản phẩm đó đã được xác nhận đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ chưa? Khi đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí đặt ra thì mẹ hãy mua hộp sữa đó cho con dùng nhé!

5. Phù hợp với độ tuổi của bé

Khi chọn sữa cho trẻ, mẹ cần căn cứ vào tiêu chí độ tuổi và cân nặng của con để tìm được sản phẩm phù hợp. Đối với trẻ mới sinh, mẹ cần lựa chọn sữa tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh. Với trẻ ở những độ tuổi khác như 0-6 tháng, 6-12 tháng, 1-3 tuổi… thì lại có loại sữa phù hợp riêng. Đối với những trẻ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng hoặc béo phì thì mẹ càng cần lựa chọn sản phẩm phù hợp để không ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

6. Hương vị dễ uống

Mùi vị của sữa thơm ngon sẽ thu hút trẻ, khiến trẻ thích thú và uống được nhiều hơn. Ý thức rõ điều này, các nhà sản xuất luôn chú trọng tạo hương vị để nuông chiều vị giác của trẻ. Thông thường, với trẻ sơ sinh, vị vani truyền thống với độ ngọt dịu được yêu thích hơn cả.

7. Đã được nhiều trẻ sử dụng đạt hiệu quả tốt

Trăm nghe không bằng một thấy! Khi thấy một sản phẩm sữa tăng cường hệ miễn dịch cho bé đã được nhiều mẹ sử dụng cho con và đạt hiệu quả tốt: con khỏe mạnh, ít ốm vặt, thông minh, lớn nhanh… thì chắc hẳn mẹ sẽ tin tưởng hơn. Bởi vậy, trước khi quyết định mua, mẹ nên tìm hiểu thật kỹ feedback của các mẹ khác sau khi dùng loại sữa đó nhé!

8. Chi phí hợp lý

Sữa tăng sức đề kháng cho bé là một trong những khoản chi phí cố định trong quá trình nuôi con nhỏ của gia đình. Bởi vậy, khi quyết định mua sữa nào cho con, mẹ cần cân đối chi tiêu để lựa chọn loại phù hợp không chỉ tốt cho sức khỏe của bé mà còn phù hợp với kinh tế của gia đình.

Sữa mẹ luôn là vị trí ưu tiên số 1 và nên cho trẻ bú mẹ trong ít nhất 24 tháng đầu đời. Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung sữa tăng sức đề kháng cho bé hàng ngày để nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật. Hãy ghi nhớ các tiêu chí tối quan trọng trên để lựa chọn được loại sữa phù hợp cho con mẹ nhé!

Chia sẻ bài viết này