Số trẻ mắc tăng động đang ngày một gia tăng. Phụ huynh cũng đã nhận thức được những mối nguy cơ mà trẻ sẽ phải đối mặt. Vì vậy, lo lắng bệnh tăng động có chữa khỏi không là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ. Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Bệnh tăng động giảm chú ý là gì?
Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hành vi của trẻ. Hội chứng này biểu hiện ở 2 khía cạnh:
Giảm chú ý: Ám chỉ đến trẻ ADHD gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý và tập trung:
- Thường xuyên quên đồ, mất đồ. Đặc biệt là những dụng cụ học tập
- Thường bỏ dở nhiệm vụ trước khi được hoàn thành
- Dường như không lắng nghe vào cuộc hội thoại, nhất là trong những buổi học trên lớp
??? Chuyên gia chỉ ra 20 dấu hiệu trẻ tăng động – Bố mẹ chớ bỏ qua
Bốc đồng – Hiếu động: Trẻ dường như có một “bình năng lượng” không bao giờ cạn kiệt nên thường làm mất trận tự hoặc chạy nhảy trong những tình huống, không gian không phù hợp:
- Cử động tay chân liên tục
- Chạy nhảy lung tung, leo lên bàn, ghế ngay cả khi có sự nhắc nhở từ người lớn
- Tự động rời khỏi chỗ
- Khó khăn trong kiểm soát cảm xúc, nói quá mức
- Xen ngang vào cuộc trò chuyện của người khác
- Nhanh nhảu quá mức. Chẳng hạn như đưa ra câu trả lời trước khi người nói hoàn thành câu hỏi
Bệnh tăng động giảm chú ý ảnh hưởng gì tới trẻ?
Với đặc điểm tính cách của trẻ ADHD, chúng sẽ gặp rào cản trong việc tiếp thu kiến thức cũng như mở rộng các mối quan hệ xã hội. Do đó việc phát hiện và can thiệp sớm là vô cùng quan trọng:
- Học tập sa sút: Trẻ ADHD hay mơ màng, lơ đãng trong giờ học. Điều này khiến trẻ không thể tập trung 100% tâm trí để lắng nghe bài giảng. Do đó, kết quả học tập trẻ sa sút, bao gồm các lĩnh vực hiểu, đọc, viết, giao tiếp,…
- Khó hòa nhập: Trẻ ADHD dễ cáu gắt, thường xâm phạm vào đồ đạc cá nhân của bạn bè do đó rất khó kết bạn
- Trẻ ADHD thường chạy nhảy lung tung, có hành vi hung hăng do đó dễ gây tổn thương cho chính mình hoặc người thân
Bệnh tăng động có chữa khỏi không?
Tăng động giảm chú ý, tâm thần phân liệt, động kinh, tự kỷ,… là những nhóm bệnh có liên quan mật thiết tới chức năng não và hệ thần kinh. Tuy nhiên, trẻ ADHD có mức độ ít nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, triệu chứng của bệnh cũng có xu hướng thuyên giảm khi trẻ lớn lên. Vì vậy, với thắc mắc bệnh tăng động giảm chú ý có chữa khỏi không, câu trả lời sẽ là có.
Tuy nhiên, “chìa khóa” của vấn đề là trẻ cần được can thiệp sớm và kịp thời. Bên cạnh những liệu pháp điều trị của chuyên gia, bố mẹ cần hiểu tâm lý của con. Từ đó có cách chăm sóc và “đối phó” với những cơn thịnh nộ bất thình lình của trẻ để không khiến tình hình trở lên trầm trọng hơn.
Phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ
Dưới đây là những biện pháp can thiệp trẻ tăng động giảm chú ý mang lại hiệu quả cao nhất:
Điều trị bằng thuốc
Trẻ ADHD có thể được chỉ định dùng các loại thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương. Chẳng hạn như: Methylphenidate, dextroamphetamine, Adderall, Methylphenidate,…. Việc sử dụng thuốc cần có sự kê đơn từ bác sĩ. Vì vậy, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về cho bé dùng.
Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý là sự kết hợp giữa kỹ năng làm cha mẹ với cách thức giáo dục trẻ ADHD. Bao gồm những biện pháp sau:
- Thiết lập thời gian biểu và các quy tắc: Nhược điểm lớn của trẻ ADHD là thiếu tập trung. Vì vậy, xây dựng bảng biểu các việc cần làm trong ngày và giới hạn thời gian thực hiện là điều vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp trẻ không bị hỗn loạn và ghi nhớ tốt hơn. Các “nhiệm vụ” cần lên lịch trình hàng ngày là ăn cơm, ngủ, làm bài tập, một số công việc nhà,…
- Nghiêm khắc khi trẻ sai phạm: Trẻ ADHD không nhận thức được những hành vi mình gây ra là sai phạm. Nhưng thay vì la mắng, bố mẹ cần phải nghiêm khắc nhắc nhở trẻ bằng những hình phạt mang hướng tích cực hơn như không cho trẻ ăn những món yêu thích, không cho trẻ tham gia những hoạt động yêu thích, không cho xem tivi,…
Với trẻ ADHD, bố mẹ cần đặt ra quy tắc để chúng thực hiện
- Chia nhỏ việc cần làm: Nhiệm vụ “khó nhằn” sẽ khiến trẻ dễ chán nản, không tập trung và dẫn tới bỏ cuộc. Vì vậy, bố mẹ hãy cố gắng chia nhỏ nhiệm vụ thành từng bước. Đồng thời hướng dẫn chi tiết cho trẻ thực hiện dễ dàng. Khi hoàn thành, bố mẹ đừng quên dành những lời động viên, khích lệ cho trẻ nhé
- Tạo không gian yên tĩnh: Với những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao bố mẹ hãy di chuyển trẻ đến không gian yên tĩnh trong nhà, ít người qua lại, loại bỏ phiền nhiễu (điện thoại, Tivi). Đồng thời có những khoảng nghỉ giữa giờ để trẻ giải phóng bớt năng lượng, duy trì sự chú ý tốt hơn cho những hoạt động tiếp theo
- Quan tâm và trò chuyện cùng trẻ: Cùng trẻ tham gia vào những trò chơi như cờ vua, bóng đá, cầu lông,… kết hợp với trò chuyện để thấu hiểu con hơn
- Nói chuyện ngắn gọn, đơn giản với trẻ: Sử dụng ngôn từ đơn giản, ngắn gọn, tránh lan man khi giải thích hoặc hướng dẫn cho trẻ một vấn đề nào đó. Điều này sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn
Ngoài ra mẹ nên dùng các thực phẩm ăn uống hỗ trợ trẻ hằng ngày: Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tăng động: Con khỏe, mẹ vui
Trên đây là giải đáp “trẻ tăng động có chữa khỏi không” Với thông tin này, mong rằng bố mẹ sẽ bớt lo lắng và tập trung hơn cho những phương pháp điều trị để trẻ sớm thuyên giảm.