Những trẻ mắc chứng ADHD, việc ngồi yên là điều không thể. Trẻ hoạt động thể chất quá mức trong hoàn cảnh không cho phép khiến bố mẹ phát bực. Vậy mỗi lúc như thế, cách giúp trẻ hiếu động bình tâm là gì?
>>> Mẹ đã biết rối loạn Tic ở trẻ là gì chưa? – Hãy đọc ngay!
Tại sao trẻ hiếu động?
Với trẻ hiếu động, việc ngồi yên một chỗ thực sự là một thử thách. Bé dường như lúc nào cũng dư thừa năng lượng, làm mọi thứ mà không hề nghĩ đến hậu quả. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học ở trường, các hoạt động tại nhà và vui chơi ngoài trời. Vậy điều gì tác động khiến một đứa trẻ trở nên hiếu động như thế?
- Gen di truyền
- Dư trẻ quá thừa năng lượng
- Do bố mẹ nuông chiều bé từ nhỏ, không có kỷ luật nên khiến hình thành thói quen xấu này
- Thường xuyên cho bé ăn những thực phẩm chứa nhiều đường. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến não, khiến trẻ hình thành những hành vi mất kiểm soát
- Bị bó buộc trong không gian hẹp khiến trẻ tích tụ nhiều năng lượng. Một khi “khối” năng lượng đó bùng phát thì rất khó để kiểm soát
Cách giúp trẻ hiếu động bình tâm
Tăng động có liên quan đến não bộ. Do đó, cách tốt nhất để xử lý những đứa trẻ hiếu động là làm cho chúng thư giãn và làm từng việc một. Dưới đây là một số mẹo giúp trẻ hiếu động bình tâm trở lại:
Tập thể dục mỗi ngày
Thêm tập thể dục vào thói quen hàng ngày là cách giúp trẻ hiếu động bình tâm vô cùng hiệu quả. Hãy đảm bảo con bạn tập thể dục ít nhất 20 phút mỗi ngày. Điều này giúp trẻ giảm được các triệu chứng gây bởi ADHD, cũng như xả được năng lượng dư thừa, giúp cải thiện tình trạng lo lắng, trầm cảm,…
Ngay cả trong những tháng mùa đông lạnh giá hoặc vào những ngày mưa, hãy cố gắng tìm các bài tập trong nhà cho con bạn. Hoặc là những trò chơi vận động, vừa giúp bé tiêu hao năng lượng, vừa mang những giây phút thư giãn, vui vẻ cho bé.
Chia nhỏ nhiệm vụ
Trẻ hiếu động có khoảng thời gian chú ý ngắn. Do đó, trẻ sẽ rất dễ quên, phạm lỗi và thường bỏ dở nhiệm vụ giữa chừng. Vì vậy, với một nhiệm vụ phức tạp, bố mẹ hãy cố gắng chia nhỏ ra từng phần để bé có thể hoàn thành tốt hơn.
Với trẻ biết đọc, bố mẹ nên ghi hướng dẫn từng bước vào giấy note để trẻ dễ theo sát.
Thường xuyên nói chuyện với con bạn
Nói chuyện là cách để bố mẹ hiểu con và ngược lại. Qua những cuộc trò chuyện, tâm sự, bố mẹ hãy tìm hiểu sở thích, mối bận tâm và nỗi sợ của bé. Từ đó có cách giáo dục hiệu quả hơn.
Bố mẹ không nên ép trẻ sinh hoạt theo khuôn khổ, tuy nhiên cũng không nên buông lỏng. Cần thiết lập kỷ luật để trẻ không nảy sinh những hành vi hiếu động, nghịch ngợm ở tình huống, không gian không thích hợp. Đồng thời, hãy khen thưởng nếu trẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao, lập bảng điểm hàng tuần để trẻ có mục tiêu phấn đấu.
>>> Bệnh tăng động có chữa khỏi không? Điều trị bằng cách nào?
Đi dạo
Ngoài những hoạt động tại nhà, đi dạo bên ngoài có thể giúp con bạn bình tĩnh lại. Nếu con bạn còn nhỏ, hãy cho bé đi dạo xung quanh nhà để tạo thành thói quen tốt. Nếu trẻ lớn hơn, hãy để trẻ đi dạo ngoài trời trước khi chuẩn bị làm bài tập về nhà hoặc một hoạt động nào đó cần sự yên tĩnh.
Dạy thở sâu/yoga/thiền
Bố mẹ hoàn toàn có thể đối phó được những hành vi hiếu động ở trẻ bằng nhiều biện pháp. Tuy nhiên, không phải lúc nào bố mẹ cũng luôn cạnh bên và theo sát để “dập tắt” sự bùng nổ năng lượng của trẻ. Vì vậy, dạy cho con bạn các phương pháp để tự điều chỉnh là vô cùng quan trọng.
Các bài tập hít thở, yoga, thiền,… là ý tưởng thật tuyệt vời để trẻ tự biết điều chỉnh cảm xúc và hành vi của chính mình. Làm việc với chuyên gia nếu bạn không chắc chắn về cách dạy con mình những phương pháp thư giãn khác nhau này.
Sử dụng âm nhạc
Nhạc êm dịu, chẳng hạn như nhạc cổ điển, có thể giúp một số trẻ bình tĩnh hơn. Bạn hãy thử nghiệm với các loại nhạc khác nhau để tìm ra giai điệu phù hợp với con bạn nhất. Bố mẹ nên sử dụng nhạc trong những tình huống cần tập trung, thư giãn. Chẳng hạn như khi làm bài tập về nhà, thời gian ăn tối hoặc trước khi đi ngủ.
Các hoạt động giải trí giúp trẻ hiếu động bình tâm
Ngoài những cách giúp trẻ hiếu động bình tâm kể trên, bố mẹ có thể cho trẻ tham gia các môn học rèn luyện tính kỷ luật. Đồng thời giúp trẻ xả bớt năng lượng dư thừa, cho tinh thần thoải mái. Chẳng hạn như:
- Tham gia lớp học võ thuật. Chẳng hạn như karate, taekwondo,…
- Bơi lội giúp trẻ đốt cháy năng lượng
- Các trò chơi rèn luyện khả năng tư duy: cờ vua, xếp hình,….
- Tham gia lớp năng khiếu: múa bale, học hát, đánh đàn,…
- Các môn thể thao ngoài trời: cầu lông, bóng đá, bóng chuyền,…
Trên đây là một số cách giúp trẻ hiếu động bình tâm. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp này, bố mẹ cũng nên kiềm chế bản thân mình, không nên có những lời nói quá nặng lời khiến trẻ bị tổn thương. Và đôi khi, sự la mắng, la hét của phụ huynh có thể gây phản ứng ngược. Hãy thật bình tĩnh và cư xử thật hợp lý nhé!