Rối loạn Tic ở trẻ là gì? Có biểu hiện như thế nào? Và phải làm sao khi con bạn mắc bệnh lý này? Mọi thông tin về bệnh lý Tic sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Rối loạn Tic là gì?
Tic là những chuyển động hoặc âm thanh lặp đi lặp lại mà trẻ không thể kiểm soát, chẳng hạn như hắng giọng và nheo mắt. Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài dưới 1 năm, và thường trở nên tồi tệ hơn khi trẻ bị căng thẳng, mệt mỏi hoặc lo âu. Về cơ bản, rối loạn tic xảy ra thường xuyên hơn ở bé trai hơn bé gái, và đặc biệt nó có liên quan đến yếu tố gen di chuyển.
Rối loạn Tic có nhiều loại. Trong đó, được chia làm 3 nhóm phổ biến: rối loạn vận động, rối loạn giọng nói. Và loại cuối cùng là Tourette – Tức là sự kết hợp của cả 2.
Cảm giác vận động và giọng nói có thể tồn tại trong thời gian ngắn, hay còn được gọi là rối loạn Tic tạm thời. Tuy nhiên, nếu trẻ bị Tourette, đây sẽ được coi là một rối loạn tic mãn tính.
??? Bệnh tăng động có chữa khỏi không? Điều trị bằng cách nào?
Nguyên nhân gây rối loạn Tic ở trẻ
Tic thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng 5 đến 10 tuổi và hiện chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, người ta tin rằng có những thay đổi thần kinh trong các tế bào thần kinh sản xuất dopamine và serotonin, tác động đến một số phần của não bao gồm đồi thị, vỏ não và thể vân.
Một số nghiên cứu cho thấy rối loạn Tic tạm thời có thể liên quan đến chất dẫn truyền thần kinh. Đây là chất hóa học xuất hiện trong não, nó có tác dụng truyền thông tin đến các tế bào của mọi cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng nghi ngờ rằng, một đột biến di truyền cũng có thể gây ra rối loạn Tic.
Tuy nhiên, tất cả chỉ đang dừng lại ở những suy đoán mà chưa có bất kỳ bằng chứng cụ thể.
Triệu chứng rối loạn Tic
Triệu chứng của bệnh có thể đơn giản hoặc phức tạp. Cụ thể như sau:
- Rối loạn Tic đơn giản: Là những chuyển động đột ngột, ngắn ngủi liên quan đến một số lượng nhỏ các nhóm cơ, thường là xung quanh đầu và cổ. Chúng xảy ra độc lập và thường lặp đi lặp lại. Một số triệu chứng phổ biến như nháy mắt, nhún vai, nhăn mặt, giật đầu, la hét
- Rối loạn Tic phức tạp: Là những chuyển động liên tiếp phối hợp của một số nhóm cơ. Những cảm giác phức tạp có thể bao gồm nhảy, sờ mùi, ngửi đồ vật, chạm vào người khác, hét lên, lặp lại lời của người khác hoặc các hành vi tự làm hại bản thân
Các triệu chứng này có xu hướng trở nên tồi tệ hơn trong các tình huống căng thẳng. Tuy nhiên, chúng sẽ cải thiện khi trẻ thư giãn hoặc đang say sưa với một hoạt động. Trong hầu hết các trường hợp, tic giảm rõ rệt trong khi ngủ. Các triệu chứng có thể giảm dần trong vài tuần hoặc vài tháng và tái phát sau đó.
??? Điều mẹ cần biết: Chuyên gia chỉ ra 20 dấu hiệu trẻ tăng động – Bố mẹ chớ bỏ qua
Rối loạn Tic được chẩn đoán thế nào?
Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ xét nghiệm nào chẩn đoán rối loạn Tic. Thay vào đó, bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên biểu hiện của bệnh lý, cũng như tần suất xuất hiện của chúng.
Các nghiên cứu về hình ảnh thần kinh như chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT), điện não đồ (EEG) hoặc một số xét nghiệm máu nhất định có thể được sử dụng để loại trừ các bệnh lý khác có thể bắt chước hội chứng Tourette.
- Thông qua đánh giá sơ bộ, nếu trẻ có đầy đủ những đặc điểm sau sẽ kết luận mắc rối loạn Tic:
- Các triệu chứng về cảm giác vận động và âm thanh xuất hiện đa dạng và kéo dài liên tục dưới 12 tháng
- Trẻ có biểu hiện Tic trước 18 tuổi
- Triệu chứng không xảy ra trên nền một bệnh lý khác hoặc là tác dụng phụ của thuốc
- Trẻ không mắc bất kỳ rối loạn vận động mãn tính hoặc rối loạn nhịp điệu nào khác
Cách điều trị rối loạn Tic
Thông thường, trẻ bị rối loạn Tic có thể tự khỏi mà không cần sự can thiệp y tế. Cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ cải thiện bằng các biện pháp sau:
- Tránh đẩy trẻ vào tình huống căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi. Xoa dịu trẻ bằng những hoạt động giải trí một cách kịp thời
- Tạo không gian yên tĩnh cho bé có giấc ngủ ngon, sâu hơn
- Đừng khơi gợi lại triệu chứng bất thường của con. Điều này sẽ giúp bé có tâm lý tốt hơn, tránh suy nghĩ quá mức về bệnh lý của mình
- Vỗ về, chấn an trẻ để chúng không cảm thấy sợ hãi hoặc tự ti về bản thân mình
- Nói cho người nhà, những người tiếp xúc gần,… về bệnh lý của bé để không khiến họ có phản ứng bất ngờ về triệu chứng của con
- Phối hợp với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để có cách giải quyết phù hợp mỗi khi trẻ ở lớp có những biểu hiện bất thường
Trên đây là một số thông tin về rối loạn Tic ở trẻ nhỏ. Hy vọng những kiến thức bổ ích về bệnh lý này sẽ giúp bố mẹ sớm phát hiện dấu hiệu bất thường ở trẻ, để từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp.