Nội dung chính

1001 cách “đối phó” với trẻ hay cáu gắt – Bố mẹ lưu lại ngay

Tuổi lên 2 rắc rối là vấn đề không của riêng đứa trẻ nào. Trẻ đang vui vẻ có thể quay ngoắt 180 độ nằm ăn vạ là chuyện bình thường. Lúc này, bố mẹ cần giữ cho mình một tinh thần thép để xử lý vấn đề. Dưới đây là một số cách “đối phó” với trẻ hay cáu gắt. Bố mẹ hãy lưu lại nhé!

1001 cách “đối phó” với trẻ hay cáu gắt - Bố mẹ lưu lại ngay!
1001 cách “đối phó” với trẻ hay cáu gắt – Bố mẹ lưu lại ngay!

Cáu gắt – Hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ

Cáu gắt là tình trạng xảy ra thường xuyên ở trẻ trong vài năm đầu đời. Mức độ thịnh nộ của trẻ sẽ giảm dần khi lớn lên. Cơn cáu gắt của bé có thể chỉ đơn giản là biểu hiện nét mặt cau có, nhưng có đôi khi lại trở thành “một trận đại chiến” khiến bố mẹ cũng không thể “đỡ” nổi.

Nhiều trẻ có thể nhanh chóng nguôi ngoai đi “cơn thịnh nộ” chỉ trong vài giây sau khi được “châm ngòi”. Nhưng có những trẻ lại cáu gắt kéo dài như “một trận chiến trăm năm”.

Cơn thịnh nộ của con đến vào lúc không ai ngờ tới
Cơn thịnh nộ của con đến vào lúc không ai ngờ tới

Đã có rất nhiều người nói về “khủng hoảng tuổi lên 2”. Nếu là một người mẹ đã trải qua ít nhất 1 lần, chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì với những cơn cáu gắt và hành vi không phù hợp của bạn. Nhưng nếu là lần đầu làm cha, làm mẹ, đây thực sự là thử thách mà bạn phải vượt qua. Bạn sẽ “chịu thua” và thực hiện mong muốn của bé? Hay bỏ mặc bé trong lúc này?

Dưới đây là một số mẹo xử lý thông minh với trẻ hay cáu gắt. Bạn hãy tham khảo nhé!

Cách xử lý khi trẻ hay cáu gắt

Để dập tắt cơn thịnh nổ và không “bỏ thêm dầu vào lửa”, mẹ cần xử lý thông minh như dưới đây:

Phân tán sự chú ý

Nếu bạn biết điều bé muốn làm sẽ gây tổn thương đến bé. Chẳng hạn như bé muốn sử dụng dao, cầm cốc thủy tinh,… Hãy cố gắng phân tán sự chú ý của bé bằng cách cho chúng thực hiện những công việc khác. Nếu thành công trong việc chuyển hướng chú ý của bé, bạn sẽ tránh được cơn quấy khóc om sòm khi bé không được làm điều mình mong muốn.

Tuy nhiên, nếu bạn chưa kịp phân tán chú ý mà trẻ đã có những phản ứng cáu, khó chịu, ngay lập tức dành cho bé những cái ôm, bế bé lên tay hoặc cùng bé đi dạo. Điều này sẽ giúp bé tránh được sự căng thẳng.

Phân tán sự chú ý của trẻ
Phân tán sự chú ý của trẻ

Bình tĩnh giải quyết vấn đề của trẻ

Khi không vừa lòng một điều gì đó, trẻ nhỏ thường nằm ra ăn vạ cộng với tiếng la khóc thất thanh. Đôi khi phản ứng gay gắt này của trẻ còn gây tổn thương cho chính bản thân và cả người chăm sóc bé nữa.

Lúc này, những lời la mắng sẽ chẳng còn tác dụng gì mà chỉ khiến “châm” thêm ngòi nổ mà thôi! Thay vào đó, bạn hãy ngồi cạnh bên, nói với trẻ bằng giọng chậm rãi. Chẳng hạn như “Mẹ không hiểu con nói gì và muốn gì khi cứ gào thét như vậy. Hãy nói chuyện với mẹ khi con bình tĩnh lại”.

Sau đó hãy an ủi trẻ bằng những cái ôm để trẻ cảm thấy được thấu hiểu. Chắc chắn với cách xử lý trẻ hay cáu gắt này, chúng sẽ bình tĩnh trở lại.

Hạn chế dùng những câu phủ định

Bé sẽ cảm thấy thất vọng nếu cứ mãi nhận được câu trả lời “không” từ bạn. Vì vậy không nên cấm cảm bé quá nhiều. Thay vào đó, hãy để bé cơ hội để lựa chọn. Đây là cách vừa cho bé cảm thấy bản thân được tôn trọng, đồng thời còn giúp phát triển tình độc lập.

Đừng nhượng bộ

Tuyệt đối không được nhượng bố là bí quyết quan trọng để xử lý những đứa trẻ hay cáu gắt. Hãy đừng bao giờ để bé hiểu rằng khóc lóc sẽ có được thứ mình muốn. Nếu thấy sự đòi hỏi của trẻ là bất hợp lý, bạn nên không đồng ý một cách nhẹ nhàng. Ngoài ra, sự nhất quán trong xử lý vấn đề cũng là điều vô cùng quan trọng.

Không nên lúc này thì gạt bỏ yêu cầu của trẻ, lúc khác lại đồng ý. Điều này sẽ khiến cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Không được nhượng bộ
Không được nhượng bộ

Luôn chuẩn bị kỹ lưỡng

Khi đưa bé ra ngoài, bạn hãy luôn chuẩn bị những món đồ chơi mà bé thích mang theo. Để phòng trường hợp cần có thể dùng để xoa dịu bé!

Hãy tỏ ra bình thản

Bố mẹ hãy luôn giữ một thái độ bình thản cho dù bé có quấy khóc, lá hét cỡ nào cũng tuyệt đối không được “xuống nước”. Biểu hiện cương quyết này của bạn sẽ cho bé thấy nên cư xử ra sao khi “không được sự đồng ý của người lớn”.

Ngoài ra, bạn cũng cần giải thích hay thể hiện cho trẻ thấy, việc cáu gắt, quấy khóc sẽ không giúp cho bé có được những gì chúng mong muốn. Nếu bạn không thể giữ thái độ bình thản, hãy rời khỏi đó, đi ra một không gian khác và để trẻ yên tĩnh.

Nói chuyện với bé khi bình tĩnh lại

Khi cơn “cuồng phong” qua đi, hãy đến gần bên trẻ, xoa dịu chúng và nói “mẹ yêu con”. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm thích hợp để nói “vì sao con lại khóc như vậy?” hay “vừa nãy, con không hài lòng điều gì à?”

Nói chuyện với bé khi bình tĩnh lại
Nói chuyện với bé khi bình tĩnh lại

Cố gắng giao tiếp với trẻ bằng ngôn từ đơn giản, nhẹ nhàng. Hãy gợi mở cho trẻ bằng cách nói “con khóc vì bánh xe ô tô bị hỏng phải không?” để chúng “giãi bày tâm sự”. Khi trẻ nói ra nguyên nhân làm mình thất vọng, mẹ hãy nói với trẻ rằng “con thấy không, nếu con không nói ra thì sao mẹ có thể giúp con được”. Điều này giúp trẻ thấy rằng, khóc lóc không phải là cách giải quyết tốt nhất.

Trên đây là một số cách xử lý trẻ hay cáu gắt. Bố mẹ hãy lưu ngay và áp dụng trong những tình huống phù hợp nhé!

Chia sẻ bài viết này