Nội dung chính

Có nên bổ sung Omega 3 cho trẻ tăng động giảm chú ý?

Omega 3 được ví như “vitamin” cho não bộ và thị giá. Ngoài khả năng giúp các cơ quan này hoạt động trơn tru, nhiều nhà khoa học tin rằng Omega 3 đóng góp một phần quan trọng trong điều trị trẻ ADHD. Vậy những lợi ích Omega 3 cho trẻ tăng động giảm chú ý là gì? Và cần bổ sung như thế nào?

Có nên bổ sung Omega 3 cho trẻ tăng động giảm chú ý
Có nên bổ sung Omega 3 cho trẻ tăng động giảm chú ý

Xem thêm: Trẻ tăng động chậm nói cha mẹ phải làm sao?

Omega 3 là gì?

Omega 3 là gì mà được mọi người “thần thánh hóa” đến như vậy? Thực chất, Axit béo Omega 3 là một dạng chất béo không bão hòa đa. “Béo” hay “axit” là những thuật ngữ khơi gợi lên một hình ảnh không mấy tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, Omega 3 lại được coi là một axit béo thiết yếu. Bởi cơ thể không thể tự tạo ra mà phải được lấy từ thực phẩm.

Có 3 loại Omega 3 phổ biến nhất, bao gồm:

  • Axit alpha-linolenic, viết tắt là ALA
  • Axit eicosapentaenoic, viết tắt là EPA
  • Và cuối cùng là axit docosahexaenoic, viết tắt là DHA

Axit béo Omega 3 được chứng minh là có lợi cho sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ nhỏ. Ngoài ra, nó còn rất tốt cho tim mạch. Với những tác dụng cụ thể như chống viêm, chống đông máu, giảm mức cholesterol, chất béo trung tính và giảm huyết áp.

Omega 3 cho trẻ tăng động giảm chú ý
Omega 3 cho trẻ tăng động giảm chú ý

Các axit béo Omega 3 này cũng có thể làm giảm nguy cơ và triệu chứng đối với các rối loạn khác bao gồm tiểu đường, đột quỵ, viêm khớp dạng thấp, hen suyễn, bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng, một số bệnh ung thư và suy giảm tinh thần.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu gần đây còn cho thấy, Axit béo Omega 3 thực sự tốt cho quá trình điều trị ADHD, giúp kiểm soát hành vi và cảm xúc của trẻ.

Trẻ tăng động giảm chú ý là gì?

Trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) là nhóm trẻ gặp vấn đề về năng lực phát triển hành vi. Hội chứng này được chia làm 2 dạng, với những biểu hiện cụ thể như sau:

Nhóm trẻ tăng động – bốc đồng:

  • Trẻ không thể ngồi yên, luôn tay luôn chân
  • Trẻ nói nhiều, gây ồn ào ngay cả khi được nhắc nhở
  • Tự ý rời khỏi chỗ khi chưa cho phép
  • Leo trèo lên bàn, ghế, chạy nhảy không biết mệt
  • Xâm phạm đồ vật của người khác mà chưa được cho phép
  • Thường cắt ngang cuộc trò chuyện
  • Thiếu kiên nhẫn, nhất là trong những hoạt động yêu cầu xếp hàng đến lượt
  • Đôi khi trẻ phản ứng dữ dội, có phần cực đoan gây thương tích đến chính bản thân và người xung quanh
Trẻ tăng động giảm chú ý luôn có năng lượng “bất diệt”, nhưng lại dễ mất tập trung
Trẻ tăng động giảm chú ý luôn có năng lượng “bất diệt”, nhưng lại dễ mất tập trung

Nhóm trẻ giảm chú ý:

  • Dễ bị phân tâm, mơ màng, không tập trung khi nghe giảng
  • Không thực hiện được theo hướng dẫn của người lớn, do thiếu lắng nghe
  • Thường chán nản, bỏ ngang những nhiệm vụ, hoạt động mất nhiều thời gian

Có thể thấy, tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lớn khôn của một đứa trẻ. Đa phần những trẻ mắc ADHD đều có kết quả học tập yếu kém, gặp rắc rối trong các mối quan hệ bạn bè. Nếu điều này tiếp diễn, trẻ sẽ bị thiệt thòi, đồng thời phát sinh những hành vi mất kiểm soát, gây ảnh hưởng đến bản thân và người xung quanh.

Mẹ rất dễ nhầm  lẫn: Giúp MẸ phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động

Tác dụng của Omega 3 cho trẻ tăng động giảm chú ý

Mặc dù không có cách chữa trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ( ADHD ), nhưng có một số lựa chọn điều trị để giúp kiểm soát các triệu chứng. Các phương pháp can thiệp thông thường bao gồm: Sử dụng thuốc, liệu pháp hành vi, liệu pháp tâm lý,..

Và một “chìa khóa” đặc biệt quan trọng, mở ra cánh cửa cho trẻ ADHD mà các nhà nghiên cứu tìm ra đó chính là axit béo Omega 3. 

Tác dụng của Omega 3 với trẻ tăng động giảm chú ý
Tác dụng của Omega 3 với trẻ tăng động giảm chú ý

Từ phòng ngừa đến điều trị, omega-3 đóng một vai trò quan trọng trong ADHD:

  • Bổ sung omega-3 giúp giảm bớt chứng tăng động: Để đi đến kết luận Omega 3 có thể giảm bớt chứng tăng động, các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học & Sức khỏe Oregon đã phân tích dữ liệu trên 16 nghiên cứu. Họ phát hiện ra, trẻ có chế độ ăn ít Omega 3 có nguy cơ mắc ADHD cao hơn nhóm trẻ khác. Trong khi đó, các giáo viên và phụ huynh cũng đã xác nhận, việc cho trẻ ăn chế độ ăn giàu Omega 3 có tác động tích cực đến hành vi và cảm xúc của trẻ ADHD
  • Cải thiện sự chú ý, ít hiếu động hơn, kiểm soát cảm xúc tiêu cực tốt hơn: Theo các nhà nghiên cứu Úc, đây là một trong những lợi ích làm giảm triệu chứng mà trẻ mắc ADHD đã đạt được khi uống bổ sung omega-3 mỗi ngày trong bốn tháng
  • Nâng cao năng lực ghi nhớ: Axit béo Omega 3, cụ thể là DHA chiếm đa số trong cấu tạo não bộ. Trong khi đó, cơ quan này trách nhiệm chỉ huy 6 chức năng quan trọng. Đó là Vận động, thị giác, tâm trạng, tính cách và trí nhớ. Vì vậy, việc thiếu hụt DHA trong não sẽ gây ra sự trì trệ, khiến trẻ xử lý thông tin và ghi nhớ kém hơn. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Israel đã chứng minh được những tác động tích cực của chế độ ăn giàu Omega 3 đối với giấc ngủ của trẻ ADHD. Cụ thể, họ tiến hành thử nghiệm trên 78 trẻ ADHD, nằm trong độ tuổi từ 9 – 12. Sau 10 tuần dùng Omega 3, những đứa trẻ này cho thấy bớt mệt mỏi, quấy khóc, cáu gắt và ngủ ngon hơn

Bổ sung Omega 3 cho trẻ tăng động giảm chú ý như thế nào?

Với những lợi ích của Omega 3 cho trẻ tăng động, bố mẹ nên sử dụng nguồn dinh dưỡng này sao cho tối ưu?

Hàm lượng Omega 3 cho trẻ tăng động giảm chú ý

Liều lượng dùng Omega 3 mỗi ngày cho trẻ ADHD phải phụ thuộc theo độ tuổi và số cân nặng của trẻ. Cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi: 0.5g Omega 3/ngày
  • Trẻ từ 12 – 36 tháng: 0.7g Omega 3/ngày
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 0.9g Omega 3/ngày
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 1.2g Omega 3/ngày/ bé trai và 1g Omega 3/ngày/bé gái
  • Trẻ từ 14 – 18 tuổi: 1.6g Omega 3/ngày/bé trái và 1.1g Omega 3/ngày/bé gái

Bổ sung Omega 3 bằng cách nào?

Nguồn bổ sung Omega 3 cho bé yêu rất đa dạng. Mẹ có thể lựa chọn những thực phẩm dưới đây để đưa vào thực đơn hàng ngày của bé nhé!

Cá hồi

Một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất trên trái đất đó là cá hồi. Nó giàu các chất dinh dưỡng bao gồm: protein, kali, magie, vitamin B và Selen. Ngoài ra, cá hồi còn cung cấp nguồn axit béo Omega 3 tốt nhất. Điều làm cho cá hồi trở lên đặc biệt so với các thực phẩm bổ sung khác đó chính là sở hữu nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, sát sút trí tuệ và các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Cá hồi là nguồn bổ sung Omega 3 tuyệt vời cho trẻ AHDH
Cá hồi là nguồn bổ sung Omega 3 tuyệt vời cho trẻ AHDH

Hạt Lanh

Hạt lanh là nguồn cung cấp axit béo omega 3 dồi dào nhất, trên thực tế, dầu của nó được sử dụng như một chất bổ sung cho omega 3. Loại hạt này cũng giàu nhiều chất dinh dưỡng khác như magie, chất xơ, vitamin E, mangan, phốt pho, selen và protein.

Quả óc chó

Quả óc chó rất giàu axit béo omega 3, chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, canxi, chất béo và protein. Đặc biệt, loại quả này còn rất tốt trí nhớ và sức khỏe tinh thần, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư.

Đậu nành Đậu

Giàu chất xơ, protein, kali, vitamin, magie, folate. Ngoài ra nó chứa lượng Omega 3 và Omega 6 rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Đặc biệt là trẻ ADHD.

Hạt chia

Hạt Chia là một trong những nguồn cung cấp axit béo omega 3 tốt nhất. Ngoài omega 3, nó còn chứa chất xơ, canxi, sắt và chất chống oxy hóa.

Trứng

Trứng rất giàu protein và có các vitamin, khoáng chất khác và axit béo omega 3. Hàm lượng Omega 3 trong trứng phụ thuộc vào loại gà được cho ăn. Vì vậy, hãy đọc nhãn trước khi mua trứng nếu bạn muốn có omega 3 trong đó.

Trứng gà giàu Omega 3
Trứng gà giàu Omega 3

Rau bina

Rau bina cũng rất giàu axit béo Omega 3. 100 gam rau bina chứa 370 miligam omega 3. Ngoài ra, nó còn rất giàu vitamin A, E, C, K, kẽm, chất xơ và phốt pho.

Súp lơ trắng

Đây là loại rau có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Ngoài ra, nó còn chứa các dưỡng chất quan trọng như magie, kali, chất xơ, khoáng chất, đường hòa tan và đặc biệt là lượng Omega 3 dồi dào.

Đây là gợi ý bổ sung Omega 3 cho trẻ tăng động giảm chú ý tốt nhất mà mẹ nên tham khảo!

Xem nhiều hơn: Bệnh tăng động có chữa khỏi không? Điều trị bằng cách nào?

Chia sẻ bài viết này