Đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng ở các tỉnh miền Nam, nhất là TPHCM. Tính từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 63.309 số ca mắc, tăng 15,38% so với cùng kỳ. Trong đó, số ca ở trẻ dưới 18 tuổi chiếm khoảng 70%. Mặc dù bệnh có thể khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên vẫn có trường hợp cần phải kết hợp nhiều phương pháp trị khác nhau. Trong đó, dùng thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ cho trẻ em là giải pháp được nhiều người tìm đến nhờ tính thuận lợi và hiệu quả cao. Dưới đây là 5 loại thuốc thường dùng.
- Mắt bé bị đổ ghèn vàng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
- Trẻ sơ sinh đổ ghèn 1 bên mắt mẹ cần làm gì?
Trẻ đau mắt đỏ nên dùng thuốc nhỏ loại nào?
Khi trẻ có triệu chứng của đau mắt đỏ mẹ nên đưa bé đi khám để tránh biến chứng nguy hiểm. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc khác nhau. Cụ thể:
1. Thuốc nhỏ đau mắt đỏ chứa kháng sinh
Thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh dùng cho những trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, cải thiện nhanh chóng triệu chứng nhiễm trùng của mắt như: giảm đau, nhức mắt, hạn chế lây lan.
Tùy thuộc vào tình trạng của bé mà bác sĩ có thể kê đơn dùng trong 5-7 ngày. Sau 7 ngày nếu chưa có sự cải thiện thì phải dùng sang thuốc khác.
Thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh tuy có khả năng đáp ứng tốt nhưng đôi khi có thể gây kích ứng, ngứa hoặc đỏ mắt thêm. Loại thuốc này không có tác dụng diệt trừ virus trong mắt của bé. Vì vậy mẹ không được tự ý dùng nếu chưa có sự chỉ định của các bác sĩ.
2. Thuốc nhỏ mắt chứa vitamin
Để giảm bớt tình trạng khô mắt liên quan đến đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn, dị ứng gây ra bác sĩ có thể chỉ định nước nhỏ mắt chứa vitamin. Đây là loại thuốc không kê đơn giúp bôi trơn mắt.
Thuốc có chứa vitamin nhóm B, chondroitin, vitamin A, E, B6 giúp tăng độ ẩm, giảm căng thẳng và mỏi cho mắt. Đồng thời hạn chế triệu chứng của đau mắt đỏ.
3. Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng
Để cải thiện triệu chứng của đau mắt đỏ, bác sĩ cho thể chỉ định cho bé dùng thuốc chống dị ứng. Thành phần thuốc chứa chất kháng histamin. Hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
Mặc dù có đáp ứng tốt nhưng các bác sĩ thường khuyến cáo không dùng thuốc liên tục trong 2 ngày vì có nguy cơ kích ứng. Ngoài ra, nếu trẻ đeo kính áp tròng mẹ cần đợi khoảng 10 phút sau khi dùng thuốc mới đeo lại vào cho con.
4. Thuốc chống viêm không steroid
Thuốc chống viêm không steroid hay còn được gọi là NSAID. Đây là loại thuốc có tác dụng giảm viêm và đỏ cũng như ngăn ngứa hiệu quả. Thuốc có sẵn dưới dạng nhỏ mắt và có thể dùng nhiều lần trong ngày.
5. Thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid tại chỗ
Đối với trường hợp đau mắt đỏ nặng, bác sĩ có thể kê đơn corticosteroid tại chỗ như một phương pháp điều trị ngắn hạn. Thuốc làm giảm viêm ở mắt hiệu quả nhưng có thể gây ra những tác dụng phụ đặc biệt nghiêm trọng, bao gồm: mờ mắt, tăng áp lực trong mắt, đục thủy tinh thể,… Do đó, khi dùng thuốc này mẹ cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Review 5 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ tốt hiện nay
Mỗi khi dịch đau mắt đỏ bùng phát, nhu cầu mua các loại thuốc nhỏ mắt lại tăng. Vậy câu hỏi đặt ra là nên dùng thuốc nào an toàn, hiệu quả và nhanh khỏi bệnh. Hiện trên thị trường có rất nhiều thuốc nhỏ đau mắt đỏ cho trẻ em. Trong đó phổ biến và được tin dùng nhiều nhất là 5 loại thuốc sau.
1. Thuốc nhỏ mắt Tobrex
Tobrex là thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ cho trẻ em. Thường được chỉ định trong những trường hợp nhiễm trùng ngoài nhãn cầu và phần ngoài mắt do vi khuẩn tác động. Thành phần chính của thuốc là Tobramycin – một loại kháng sinh chỉ định phổ biến để trị các bệnh về mắt.
- Liều dùng: Nhỏ từ 1-2 giọt/ lần. Sau 4 giờ nhỏ 1 lần với trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ đến trung bình, sau 1 giờ nhỏ 1 lần với trường hợp nặng. Với trẻ sinh non, đủ tháng dưới 1 tuần có thể sử dụng tối đa 4mg/kg/ ngày, chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Thời gian dùng thuốc thường chỉ giới hạn từ 7-10 ngày
- Chỉ định: Thuốc dùng cho những trường hợp bị đau mắt đỏ do chủng vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin. Nếu sau 1 tuần bệnh không thuyên giảm mẹ cần nói chuyện với bác sĩ để đổi thuốc cho con
2. Thuốc nhỏ mắt Tobramycin
Nói đến thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ cho trẻ em không thể không nhắc đến Tobramycin. Đây là loại thuốc kháng sinh phổ biến, thường được chỉ định với các trường hợp nhiễm khuẩn gây viêm, đau rát hoặc sưng đỏ vùng mắt. Thuốc có tác dụng rất nhanh nên được sử dụng rộng rãi.
- Liều dùng: Ngày nhỏ 2 lần, mỗi lần 1 giọt. Với trường hợp nhẹ, có thể dùng thuốc liên tiếp trong 7 ngày. Với trường hợp nặng mẹ cần tăng liều. Trong ngày đầu tiên dùng 1-2 giọt/ lần, cứ 4h lại tiến hành nhỏ thuốc. 7 ngày tiếp theo dùng liều phổ biến
- Chỉ định: Sử dụng cho những trường hợp đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn nhạy cảm với Tobramycin. Tuyệt đối không dùng thuốc sau 15 ngày kể từ khi mở nắp
3. Ofloxacin
Là thuốc kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm Fluoroquinolone dùng để điều trị bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn kể cả gram âm, gram dương gây ra, Thuốc không hiệu quả với những trường hợp đau mắt đỏ do virus gây ra. Ngoài ra trong quá trình sử dụng, bé có thể gặp một số tác dụng phụ như châm chích ở mắt, kích ứng giác mạc. Một số trường hợp có thể rối loạn thị giác, ảnh hưởng tầm nhìn, ngứa hoặc nổi ban trên mặt. Ngoài ra, cũng có thể cảm thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, uể oải,… Vì vậy chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ mẹ mới được cho con dùng.
- Liều dùng: 4 lần/ ngày với liều 2 giọt mỗi bên. Ngoài ra, tùy vào tình hình của bé bác sĩ sẽ có điều chỉnh phù hợp
- Chỉ định: Cho những trường hợp nhiễm trùng phần ngoài mắt do vi khuẩn nhạy cảm với ofloxacin
4. Ciprofloxacin
Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh kê đơn thuộc nhóm fluoroquinolone, được sử dụng nhiều trong các trường hợp đau mắt đỏ. Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng, có thể điều trị các bệnh về mắt do nhiễm trùng ở cả vi khuẩn gram dương và âm. Ciprofloxacin sẽ ức chế enzyme DNA và Topoisomerase IV khiến vi khuẩn mất đi khả năng sinh sản. Từ đó kìm hãm tốc độ phát triển và điều trị bệnh nhanh hơn.
- Liều dùng: Đối với trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính mẹ nên cho bé sử dụng 1-2 giọt/ lần, mỗi lần cách nhau 15-30 phút. Sau đó giảm dần số lần. Với trường hợp nhiễm khuẩn khác thì liều dùng khuyến cáo là 1-2 giọt, nhỏ 2-6 lần/ ngày
- Chỉ định: Thuốc Ciprofloxacin 0,3% thường được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn ở mắt
5. Nước nhỏ mắt Doppelherz Augentropfen Hyaluron 0,2%^
Augentropfen Hyaluron là thuốc nhỏ mắt thuộc thương hiệu Doppelherz đến từ nước Đức. Sản phẩm có tác dụng làm ẩm, giảm đỏ và bảo vệ màng mắt.
- Liều dùng: Nhỏ 1-2 giọt/ mắt/ lần
- Chỉ định: Dùng cho các trường hợp muốn cải thiện triệu chứng của đau mắt đỏ. Chỉ sử dụng trong vòng 12h kể từ khi mở nắp
Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ cho trẻ em
Khi dùng thuốc nhỏ mắt đỏ cho trẻ mẹ nên tuân thủ các bước dưới đây.
- Bước 1: Rửa tay thật kỹ với xà phòng và nước ấm
- Bước 2: Tháo kính áp tròng nếu có
- Bước 3: Lắc nhẹ dung dịch lọ thuốc rồi tháo nắp cẩn thận
- Bước 4: Cho bé nằm ngửa, dặn con mở mắt nhìn hướng lên trên
- Bước 5: Giữ đầu ống cách mắt khoảng 1-2cm, bóp nhẹ để đẩy dung dịch theo số lượng bác sĩ hướng dẫn
- Bước 6: Dùng gạc hoặc khăn sạch thấm dung dịch dư thừa bên ngoài. Cuối cùng là rửa tay lại với xà phòng và nước sạch
Chế độ dinh dưỡng của trẻ khi dùng thuốc nhỏ mắt đỏ
Khi dùng thuốc trị đau mắt đỏ cho bé mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng của con. Dưới đây là những thực phẩm bé cần hạn chế trong thời gian này.
- Đồ ăn cay nóng: Ớt, gừng, tỏi là những thực phẩm có thể kích thích thần kinh thị giác, khiến bệnh đau mắt ở trẻ nặng hơn. Vì vậy khi đang dùng thuốc mẹ cần hạn chế cho bé sử dụng
- Hải sản, thịt dê: Cũng là thực phẩm trẻ đau mắt đỏ cần kiêng khi đang dùng thuốc. Ăn thực phẩm này sẽ khiến nước mắt tăng tiết nhiều hơn, ảnh hưởng quá trình điều trị
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chứa nhiều chất béo như mỡ, nội tạng động vật không tốt cho sự phục hồi của mắt, nhất là đau mắt đỏ. Nó có thể làm gia tăng triệu chứng đau mắt, khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng khi đang mắc bệnh
- Thức uống có ga: Là món khoái khẩu của nhiều bạn nhỏ. Nhưng nếu đang dùng thuốc đau mắt đỏ mẹ nên cho bé hạn chế sử dụng. Bởi nó có thể khiến việc phục hồi c lâu hơn
Ngoài nhóm đồ cần kiêng thì thời gian dùng thuốc cho bé mẹ nên tăng cường sử dụng rau xanh, nhất là các loại có màu xanh đậm hoặc trái cây họ cam, quýt, ổi, mọng nước có nhiều vitamin C.
Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ cho trẻ em
Để quá trình dùng thuốc nhỏ mắt cho trẻ đạt hiệu quả cao, bố mẹ cần phải lưu ý những điều dưới đây.
- Không tự ý mua và sử dụng thuốc nhỏ mắt khi chưa có sự kê đơn, hướng dẫn từ bác sĩ
- Đọc kỹ hướng dẫn và chỉ định trước khi dùng
- Không sử dụng thuốc nhỏ mắt quá liều cho phép
- Khi thuốc có dấu hiệu hỏng, tuyệt đối không sử dụng tiếp
- Rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn trước khi thực hiện nhỏ mắt nhằm hạn chế viêm nhiễm
- Không sử dụng chung chai thuốc với người khác sẽ tăng nguy cơ lây lan
- Chỉ sử dụng thuốc nhỏ mắt trong vòng 15-30 ngày từ khi mở nắp. Nếu quá hạn thì dùng lọ khác
- Vệ sinh sạch sẽ vật dụng hàng ngày của bé như chăn ga, vỏ gối, khăn mặt, quần áo,…
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với màn hình điện tử khi đang dùng thuốc
Trên đây là 5 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ cho trẻ em tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ tránh việc để lại biến chứng nguy hiểm. Trường hợp bé có dấu hiệu bất thường hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.