Nội dung chính

Mắt bé bị đổ ghèn vàng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Mắt bé bị đổ ghèn vàng là hiện tượng thường gặp. Nếu không kịp thời chữa trị có thể ảnh hưởng sức khỏe của con. Vậy mẹ đã biết nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả hay chưa? Việc đổ ghèn mắt là phản ứng tự nhiên của trẻ hay là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm nào đó? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Trẻ sơ sinh mắt bị đổ ghèn vàng là hiện tượng gì?

Ghèn mắt hay còn được gọi là gỉ mắt, hình thành khi chúng ta ngủ. Thông thường mọi người sẽ thấy ghèn mắt rất bẩn và khó chịu. Tuy nhiên, chúng lại có những tác dụng bất ngờ. Điển hình như việc giúp ngăn nước mắt, giữ ẩm, chống khô.

Ghèn vàng hay còn gọi là gỉ mắt
Ghèn vàng hay còn gọi là gỉ mắt

Tuy nhiên bên cạnh lợi ích, nếu gỉ mắt nhiều có thể lại là dấu hiệu báo động. Nếu chỉ đơn thuần là lượng gỉ mắt tăng lên thì là do mắt có nhiều bụi bẩn. Nhưng trong trường hợp, mắt có dấu hiệu đau nhức, sưng tấy thì rất có thể là do viêm nhiễm. Khi ấy, mẹ cần đưa bé tới viện kiểm tra để được tư vấn điều trị.

Nguyên nhân khiến mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó phổ biến là những những lý do dưới đây.

Tác nhân dị ứng

Việc trẻ đổ ghèn ở mắt có thể là do tiếp xúc với chất bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,… gây kích ứng niêm mạc khiến bé khó chịu. Với nguyên nhân này, mẹ chỉ cần chăm sóc, vệ sinh mắt sạch mỗi ngày là các dấu hiệu sẽ hết.

Dịch ối và máu chảy vào mắt bé lúc sinh

Trẻ mới sinh đã gặp tình trạng mắt bị đổ ghèn có thể là do trong quá trình sinh nở bé dính dịch nước ối và máu của mẹ. Đây là hiện tượng nhiễm trùng thông thường nên mẹ không cần lo lắng. Bé sẽ tự khỏi sau một vài ngày nếu được vệ sinh đúng cách.

Vệ sinh mắt kém

Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đôi mắt kỹ càng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ tình trạng đổ ghèn có thể xảy ra. Thậm chí lâu ngày có thể dẫn tới tình trạng viêm kết mạc mắt ở trẻ.

Nếu không vệ sinh mắt sạch con sẽ đổ ghèn
Nếu không vệ sinh mắt sạch con sẽ đổ ghèn

Do mắt nhiễm bẩn

Một trong những nguyên nhân khiến mắt của trẻ đổ ghèn là do tay người chăm sóc không được sạch sẽ hoặc do bé đưa tay lên mắt dụi nhiều. Điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gia tăng nguy cơ đổ ghèn. Vì vậy quá trình chăm sóc các bé mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh để tránh gây bệnh cho con.

Trẻ bị viêm kết mạc do vi khuẩn

Tình trạng đổ ghèn ở mắt còn có thể là do bệnh lý, điển hình như viêm kết mạc. Trong đó thường gặp nhất là do vi khuẩn lậu cầu và khuẩn chlamydia gây ra. Triệu chứng điển hình của bệnh là mắt của trẻ đổ ghèn màu xanh hoặc vàng kèm mủ. Hai mí mắt dính vào nhau sau khi ngủ dậy. Tình trạng này xuất hiện ở một hoặc cả hai bên mí mắt.

Viêm kết mạc do virus

Đây là tình trạng nhiễm trùng ở mắt do virus gây ra. Biểu hiện thường gặp của bệnh đó là mắt có màu đỏ, nước mắt chảy nhiều, đổ ghèn nhầy và lỏng. Bên cạnh đó, bé cũng thấy ngứa, đau rát nhưng không có mủ. Bệnh viêm kết mạc do virus thường xuất hiện ở cả 2 bên.

Bệnh viêm kết mạc do virus gây ra
Bệnh viêm kết mạc do virus gây ra

Tắc tuyến lệ

Tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh không phải hiếm gặp. Khi tuyến lệ tắc trẻ sẽ chảy nước mắt liên tục kể cả không khóc. Tình trạng này nếu không cải thiện có thể gây ra nhiễm trùng  và mủ ở mắt. Đặc biệt, mỗi sáng thức dậy mẹ sẽ thấy mắt bé có nhiều dịch vàng dính quanh hai mí. Biểu hiện rõ trong những ngày lạnh, thời tiết hanh khô, nhiều gió. Tuy nhiên, bé sẽ tự hết sau một vài tháng.

Mắt bé bị lẹo

Lẹo mắt là hiện tượng xuất hiện cục u màu đỏ mọc nằm dưới mí mắt hoặc gốc lông mi. Lẹo khiến mí mắt của bé sưng đỏ, đổ ghèn, chảy mủ và gây khó chịu. Khi mắt đổ ghèn lẹo sẽ tiến triển nặng hơn. Vì vậy mẹ cần cho bé đi khám khi có dấu hiệu bất thường.

Trẻ bị đau mắt có ghèn vàng nguy hiểm không?

Mắt thường tự động tiết dịch để tạo độ ẩm tự nhiên. Chất dịch này có màu trong suốt, trắng ngà hoăc vàng. Đôi khi khô cứng lại thành vảy hoặc ở trạng thái lỏng gần như nước mắt chảy ra.

Khi trẻ thức dậy, mắt chớp liên tục sẽ đẩy bớt dịch này ra. Khi ngủ, lớp dịch không thoát ra ngoài sẽ bị tích tụ ở đường lông mi và hai khóe mắt. Đây chính là gỉ hay còn gọi là ghèn.

Ở trẻ sơ sinh nếu mắt đổ ghèn đơn thuần, không kèm triệu chứng nào khác thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhằm loại bỏ bụi bẩn khó chịu. Dấu hiệu sẽ hết sau một vài ngày nếu được vệ sinh đúng cách.

Tuy nhiên, nếu bé đổ ghèn kéo dài, số lượng gỉ nhiều kèm theo triệu chứng  ngứa, đỏ, chảy nước mắt thì đừng chủ quan. Có thể đây là dấu hiệu của bệnh về mắt. Cụ thể:

Trong một số trường hợp mắt đổ ghèn là dấu hiệu nguy hiểm
Trong một số trường hợp mắt đổ ghèn là dấu hiệu nguy hiểm
  • Ghèn xanh tập trung ở đầu và đuôi mắt: Tình trạng này có thể điều trị tại nhà nhưng chúng sẽ khiến mắt bé bị đau nếu không kịp thời lấy ra. Bé gặp khó khăn trong việc nhắm và mở mắt
  • Ghèn vàng: Màu sắc tương tự như mủ. Đây là trường hợp bố mẹ cần phải lưu ý bởi có thể là do nhiễm trùng. Tình trạng này kéo dài từ 3-5 ngày mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế kiểm tra
  • Ghèn một bên mắt: Là tình trạng xảy ra thường xuyên và không nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các bé bị viêm hoặc tắc ống dẫn lệ. Thông thường nó sẽ tự mất sau một vài tuần
  • Ghèn xanh lá, vàng đậm khiến bé đau nhức: Đây là tình trạng báo động bởi nó liên quan đến bệnh về mắt. Nếu để kéo dài có thể ảnh hưởng thị lực

Mắt bé bị đổ ghèn vàng làm sao để khắc phục?

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng nếu không kèm theo triệu chứng khó chịu mẹ có thể khắc phục tại nhà bằng những cách sau.

Loại bỏ ghèn mắt 

Loại bỏ ghèn mắt là việc quan trọng để giảm triệu chứng khó chịu cho con. Do đó mẹ cần vệ sinh mắt bé sạch sẽ mỗi ngày theo các bước sau:

Vệ sinh mắt để loại bỏ ghèn vàng
Vệ sinh mắt để loại bỏ ghèn vàng
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi vệ sinh mắt cho bé
  • Dùng bông gòn sạch chuyên dụng nhúng vào nước muối sinh lý và lau mắt cho bé cẩn thận
  • Để tránh nguy cơ nhiễm trùng cho mắt mẹ nên di chuyển bông gòn từ phía trong mắt (gần mũi) ra ngoài
  • Phải lau nhẹ nhàng tránh gây tổn thương giác mạc và kết mạc của bé. Sau khi hoàn tất, miếng bông gòn cần vứt bỏ ngay để tránh lây nhiễm tái lại cho con
  • Sau khi loại bỏ ghèn mắt, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho con để giúp giảm đau, loại bỏ tạp chất trong mắt

Ngừng việc sử dụng kính áp tròng cho bé

Để tránh tổn thương giác mạc, mẹ nên cho bé ngừng đeo kính áp tròng. Thay vào đó, sử dụng kính cận để giảm áp lực cho giác mạc. Khi triệu chứng đổ ghèn và viêm mắt giảm đi mẹ cần thực hiện vệ sinh, khử trùng kính sạch trước khi đeo lại cho con.

Với kính áp tròng dùng một lần mẹ cần lưu ý sau khi bé đã sử dụng thì phải vứt ngay để tránh nhiễm trùng.

Massage ống tuyến lệ cho bé tại nhà

Với trường hợp bị đổ ghèn mắt do tắc tuyến lệ ngoài việc vệ sinh sạch sẽ bố mẹ cần phải thực hiện động tác massage cho bộ phận này. Cụ thể:

Massage để thông tuyến lệ cho bé
Massage để thông tuyến lệ cho bé
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi massage
  • Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ sống mũi bên trong của bé, tại vị trí cạnh tuyến lệ bị tắc
  • Thực hiện động tác trên 2-3 lần rồi vuốt theo chiều hướng xuống bằng ngón tay chạy dọc bên mũi
  • Thực hiện cho bé khoảng 2 lần/ ngày vào sáng và tối
  • Nếu khi massage mũi của bé bị đỏ hoặc sưng bố mẹ cần dừng ngay lại và liên hệ với bác sĩ

Thông tuyến lệ tại bệnh viện

Thông thường ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, tuyến lệ đã tắc có thể tự thông trong một vài tháng. Tuy nhiên nếu bé đã trên 1 tuổi mà tình trạng này vẫn không biến mất mẹ cần nhờ tới giúp đỡ của các bác sĩ để thông tuyến lệ đầu dò.

  • Đầu tiên bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc nhỏ mắt gây mê để giảm khó chịu trước khi thực hiện
  • Sử dụng đầu dò nhỏ chèn vào tuyến lệ của bé
  • Tiếp theo, ống nong sẽ được đưa vào mũi rồi tăng kích thước để mở tuyến lệ
  • Cuối cùng bác sĩ sẽ dùng nước muối sinh lý để làm sạch lại ống dẫn nước mắt

Cách phòng ngừa mắt đổ ghèn vàng

Để hạn chế tình trạng mắt trẻ bị đổ ghèn vàng mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh vùng mắt. Cụ thể là làm những cách dưới đây:

  • Vệ sinh mắt cho bé mỗi ngày 2-3 lần bằng nước muối sinh lý
  • Rửa mặt cho trẻ sơ sinh bằng nước đun sôi để nguội vào sáng và tối
  • Khăn mặt của bé cần phải giặt sạch, phơi ngoài nắng. Tuyệt đối không dùng chung để lau các bộ phận khác
  • Trước khi rửa mặt, vệ sinh mắt cho bé bố mẹ cần rửa tay mình sạch sẽ
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với lông động vật, đặc biệt chó mèo
  • Hạn chế cho bé sơ sinh ra ngoài khi không thật sự cần thiết để tránh gió và bụi bẩn
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc có hại cho bé
  • Hạn chế để bé đưa tay lên dụi mắt nhiều 

Khi nào mắt trẻ bị đổ ghèn vàng cần gặp bác sĩ?

Với trẻ sơ sinh bị đổ ghèn vàng kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng bố mẹ cần phải đưa bé tới gặp bác sĩ. Dưới đây là những dấu hiệu báo động.

Mẹ cần cho bé đi khám nếu ghèn đổ nhiều
Mẹ cần cho bé đi khám nếu ghèn đổ nhiều
  • Mắt bé bị đỏ và có cảm giác đau rát
  • Xuất hiện tình trạng sưng, đau tại mắt, kể cả mí mắt và bầu mắt
  • Mắt bé có mủ vàng hoặc xanh lá cây
  • Khóe mắt bị sưng đỏ

Lời kết:

Mắt bé bị đổ ghèn vàng thường không nguy hiểm. Đa số trường hợp là do dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc tắc tuyến lệ. Vì vậy mẹ chỉ cần vệ sinh mắt sạch, kết hợp với việc massage sẽ giúp các bé cải thiện hiệu quả. Chỉ những số ít trường hợp bệnh trở nặng cần phải can thiệp y khoa.

Chia sẻ bài viết này