Nội dung chính

Trẻ sơ sinh đổ ghèn 1 bên mắt mẹ cần làm gì?

Trẻ sơ sinh đổ ghèn một bên mắt không phải vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu lượng ghèn nhiều thì rất có thể là do bệnh lý nguy hiểm. Vậy mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng bỏ túi 3 cách đơn giản dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ghèn 1 bên mắt

Trẻ sơ sinh bị ghèn 1 bên mắt là hiện tượng phổ biến nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết nguyên nhân và cách xử lý. Dưới đây là những lý do khiến mắt trẻ đổ ghèn một bên.

Dịch ối mà máu của mẹ chảy vào khi sinh

Quá trình vượt cạn nếu mắt của trẻ tiếp xúc với máu hoặc dịch ối của mẹ có thể gây ra hiện tượng đổ ghèn. Đây là tình trạng nhiễm trùng thường gặp. Vì vậy mẹ không cần phải lo lắng. Bé sẽ tự khỏi sau một vài ngày.

Dịch ối của mẹ nếu chảy vào mắt của bé có thể đổ ghèn
Dịch ối của mẹ nếu chảy vào mắt của bé có thể đổ ghèn

Vệ sinh mắt chưa sạch

Rất nhiều bà mẹ chưa có kinh nghiệm vệ sinh mắt trẻ sơ sinh. Các mẹ thường vệ sinh sai vì sợ làm bé tổn thương. Thật không may, đây là nguyên nhân khiến mắt bé đổ ghèn. Thậm chí có nguy cơ viêm kết mạc nếu tình trạng này kéo dài.

Tắc tuyến lệ

Tuyến lệ bị tắc cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đổ ghèn 1 bên mắt. Hiện tượng này xảy ra phổ biến, chiếm khoảng 10% nhóm trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là do xuất hiện lớp màng mỏng che lấp đường ra của ống lệ đạo, khiến cho nước mắt không thể lưu thông xuống mũi. Trong một số trường hợp, trẻ bị tắc tuyến lệ có thể là do viêm nhiễm bên trong. Những bé rơi vào tình trạng này thường bị chảy nước mắt liên tục, kèm theo đổ ghèn, mắt đỏ.

Trẻ bị viêm kết mạc do khuẩn Chlamydia

Chlamydia là loại vi khuẩn sinh ra ở âm đạo của mẹ, có thể gây nhiễm trùng cho bé nếu bị tiếp xúc trong quá trình sinh nở. Đó cũng là lý do vì sao tất cả các bé sơ sinh đều được tiến hành nhỏ mắt hoặc tra thuốc mỡ sau 1 giờ sinh để tránh nhiễm khuẩn.

Chlamydia có thể khiến mắt của trẻ đổ ghèn và viêm kết mạc một bên với các triệu chứng như sưng mí, đỏ đau. Ngoài ra, ghèn còn ở dưới dạng mủ đặc khiến mắt dính chặt vào nhau. Nếu mẹ không biết vệ sinh, lâu ngày sẽ dẫn đến việc mắt bé nhiễm trùng.

Khuẩn Chlamydia là nguyên nhân khiến trẻ đổ ghèn mắt 1 bên
Khuẩn Chlamydia là nguyên nhân khiến trẻ đổ ghèn mắt 1 bên

Do yếu tố khác

Trẻ sơ sinh đổ ghèn 1 bên mắt có thể là do nhiễm bẩn, tiếp xúc với lông động vật hoặc bụi bẩn trong không gian. Việc đổ ghèn lúc này sẽ giúp bé loại bỏ dị vật khó chịu trong mắt.

Trẻ sơ sinh đổ ghèn 1 bên mắt có nguy hiểm không?

Mắt đổ ghèn khi thức dậy là hiện tượng sinh lý bình thường và không đáng ngại. Ghèn mắt của trẻ sơ sinh phần lớn là do bị tắc tuyến lệ và sẽ tự khỏi sau vài tháng tuổi. Bên cạnh đó, việc đổ ghèn mắt có thể là do cơ thể đang tự làm sạch một số chất lỏng tiếp xúc trong quá trình sinh nở. Thông thường tình trạng sẽ tự khỏi và không để lại biến chứng.

Mắt đổ ghèn nhìn chung không quá nguy hiểm
Mắt đổ ghèn nhìn chung không quá nguy hiểm

Tuy nhiên, nếu ghèn đổ nhiều xuất hiện cùng các triệu chứng khó chịu như mắt đỏ, sưng đau thì rất có thể là do nhiễm trùng hoặc mắc bệnh về mắt. Dưới đây là những vấn đề mà bé có thể gặp phải trong trường hợp này.

  • Gây khó khăn trong việc nhắm mắt, mở mắt của bé
  • Mắt bị nhiễm trùng kéo dài dẫn đến suy giảm thị lực
  • Bé bị mắc bệnh về mắt như đau mắt đỏ, viêm giác mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, có thể gây cận hoặc bị mù lòa

Mẹ nên làm gì khi con đổ ghèn một bên mắt?

Nếu trẻ sơ sinh đổ ghèn một bên mắt mẹ không cần phải lo lắng mà hãy thực hiện theo những cách sau tại nhà. Tình trạng này có thể sẽ tự thuyên giảm sau một thời gian.

Vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ vùng mắt cho bé

Với trường hợp bị đổ ghèn 1 bên mắt từ các nguyên nhân như tắc tuyến lệ, nhiễm dịch ối chưa gây biến chứng mẹ có thể tự vệ sinh mắt tại nhà cho bé bằng cách dưới đây.

Vệ sinh vùng mắt cho bé cẩn thận
Vệ sinh vùng mắt cho bé cẩn thận
  • Rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn trước khi vệ sinh mắt cho bé
  • Dùng bông gòn chuyên dụng nhúng vào nước muối sinh lý rồi lau một bên mắt bị đổ ghèn. Chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho con. Vệ sinh 2 lần một lúc mới có hiệu quả. Chỉ lau bên mắt có gỉ, tuyệt đối không lan sang mắt bên kia tránh bị nhiễm trùng
  • Mỗi ngày mẹ nên thực hiện vệ sinh mắt khoảng 2-3 lần. Có thể lau vào sáng sớm hoặc bất cứ thời điểm nào nếu mắt bé nhiều ghèn
  • Sau khi lau sạch ghèn mắt mẹ có thể nhỏ khoảng 2-3 giọt nước muối sinh lý cho con

Massage ống tuyến lệ

Cùng với việc vệ sinh mặt sạch sẽ mẹ có thể thực hiện động tác massage để giúp tuyến lệ của bé thông thoáng.

  • Mẹ cần rửa và cắt móng tay sạch sẽ trước khi thực hiện massage cho bé để tránh làm con tổn thương
  • Dùng các đầu ngón tay ấn và day nhẹ sống mũi phía trong của bé, nơi gần vị trí tuyến lệ bị tắc
  • Thực hiện mỗi đợt khoảng 5-10 lần và lặp lại các bước như vậy 6 lần mỗi ngày sẽ có tác dụng thông tuyến lệ tốt

Lưu ý: Quá trình massage nếu mũi của bé đỏ hoặc bị sưng thì cần dừng lại và đưa bé tới phòng khám nhi khoa gần nhất để được hỗ trợ.

Thông thường tuyến lệ sẽ tự thông lại trong vòng vài tháng sau sinh. Nếu bé đã qua 1 tuổi mà vẫn gặp tình trạng này mẹ cần nhờ tới bác sĩ can thiệp. Lúc này bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp đầu dò để thông tuyến lệ bằng cách gây tê rồi đưa ống nong vào mũi. Sau đó tăng dần kích thước để mở ống dẫn nước mắt.

Đưa bé đi gặp bác sĩ

Với những trường hợp bị đổ ghèn nhiều kèm theo dấu hiệu bất thường mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ. Rất có thể con đã nhiễm trùng. Lúc này các biện pháp điều trị tại nhà không thể tiêu diệt vi khuẩn. Dưới đây là những dấu hiệu bất thường mẹ cần chú ý:

Bé cần đi khám nếu mắt có dấu hiệu sưng
Bé cần đi khám nếu mắt có dấu hiệu sưng
  • Mắt bé xuất hiện vết đỏ như máu
  • Con quấy khóc, khó chịu
  • Vị trí mắt, mí mắt, bầu mắt, khóe mắt bị sưng
  • Mắt bé có mủ vàng hoặc xanh lá cây

Tùy vào tình trạng nặng nhẹ cũng như nguyên nhân của trẻ mà các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hoặc phương pháp điều trị khác nhau.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng đổ ghèn mắt một bên

Ba mẹ hoàn toàn có thể ngăn chặn việc trẻ  sơ sinh đổ ghèn một bên của mắt bằng những biện pháp đơn giản dưới đây.

  • Vệ sinh mắt cho bé mỗi ngày 2-3 lần với nước muối sinh lý
  • Rửa mặt cho bé với nước đun sôi để nguội tránh bị nhiễm trùng
  • Khăn mặt của bé nên được giặt sạch và phơi ngoài nắng. Tuyệt đối không dùng để lau các bộ phận khác
  • Trước khi vệ sinh vùng mắt cho bé bố mẹ cần rửa tay sạch
  • Hạn chế để bé đưa tay lên mặt hoặc dụi mắt nhiều
  • Vệ sinh nhà cửa, loại bỏ bụi bẩn cũng như tránh việc để bé tiếp xúc với lông động vật

Trẻ sơ sinh đổ ghèn một bên mắt không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải không có trường hợp trẻ mắc gặp các bệnh về mắt nên gặp hiện tượng này. Do đó ba mẹ không được chủ quan mà cần chăm sóc đôi mắt của bé cẩn thận. Hãy nhớ vệ sinh mắt mỗi ngày là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng trên.

Chia sẻ bài viết này