Nội dung chính

9 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón giúp mẹ phát hiện sớm

Trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng bú và sinh hoạt thường ngày. Vì vậy, ba mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón để có biện pháp xử lý kịp thời.

Điểm mặt 9 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón giúp mẹ phát hiện sớm
Điểm mặt 9 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón giúp mẹ phát hiện sớm

Thực trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

Theo số liệu từ Bệnh viện Nhi Đồng 1, táo bón chiếm đến 5% số ca thăm khám nhi khoa. Trong đó, có 30% trẻ có tình trạng nghiêm trọng và cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh không có biểu hiện rõ ràng, nhưng nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng bú, dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Để có thể khắc phục tận gốc vấn đề này, trước tiên, cha mẹ cần nhận biết được những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón càng sớm, càng tốt.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên không thể thông báo với ba mẹ rằng “con bị táo bón”. Vì vậy, việc quan sát và phát hiện kịp thời sẽ giúp mẹ ngăn chặn được chứng táo bón ở trẻ. Dưới đây là 9 dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị táo bón:

Hình dạng phân

Thông qua việc quan sát hình dạng, tính chất phân, mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón. Thông thường, phân trẻ bị táo bón sẽ khô, cứng và vón cục. Một số trường hợp đặc biệt phân ở dạng keo dính, sệt quánh. Theo thang phân loại phân táo bón của bệnh viện Bristol tại Anh, trẻ thường có 3 kiểu phân sau:

  • Kiểu 1: Phân khô, rắn, có vết nứt trên bề mặt
  • Kiểu 2: Phân khô rắn, có vết sần sùi trên bề mặt
  • Kiểu 3: Phân rời, cục nhỏ, rắn và cứng
Thang phân loại phân của Bristol
Thang phân loại phân của Bristol

Tần suất đi đại tiện giảm

Tần suất đi tiêu ở trẻ là khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 3 – 4 lần/ngày
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: 1 – 2 lần/ngày

Nếu mẹ theo dõi thấy trẻ 2 – 3 ngày mới đi 1 lần hoặc lâu hơn thì khả năng cao con bị táo bón. Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, trẻ trải qua giai đoạn giãn ruột sinh lý, dẫn đến tần suất đi ngoài giảm. Vì vậy, mẹ cần theo dõi thêm những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón để có kết luận chính xác. Giai đoạn này xảy ra chủ yếu ở trẻ 2 tháng tuổi trở lên, kéo dài khoảng 2 – 3 tháng kể từ khi gặp phải.

Trẻ sơ sinh 2 ngày không ị mẹ nên làm gì để cải thiện hơn

Trẻ sơ sinh 3 ngày không ị có đáng lo?

Căng thẳng mỗi lần đi đại tiện

Phân của trẻ táo bón khô và cứng khiến quá trình đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn. Trẻ sơ sinh với cơ bụng yếu sẽ phải sử dụng nhiều sức để rặn mỗi khi đi ngoài. Việc này khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, căng thẳng, thậm chí là gây ra những tổn thương trên bề mặt hậu môn.

Trẻ bị táo bón căng thẳng mỗi lần đi đại tiện
Trẻ bị táo bón căng thẳng mỗi lần đi đại tiện

Đầy hơi, chướng bụng

Táo bón lâu ngày khiến lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể không thể thoát ra ngoài như dự kiến. Khi phân tích tụ quá lâu sẽ khiến bụng trẻ căng phình, gây nên chướng bụng, đầy hơi.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào một biểu hiện này, cha mẹ sẽ không đủ cơ sở khẳng định trẻ bị táo bón. Vì vậy, bạn cần theo dõi thêm các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón khác như tính chất phân, tần suất đi ngoài,…

Thời gian đi đại tiện lâu hơn bình thường

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón phải kể đến tiếp theo đó là thời gian đi ngoài lâu hơn bình thường. Vì phân cứng, khuôn to nên trẻ sẽ mất nhiều thời gian để rặn ra ngoài. Thời gian có thể kéo dài tới 30 phút hoặc lâu hơn.

Thời gian đi đại tiện lâu hơn bình thường
Thời gian đi đại tiện lâu hơn bình thường

Cảm giác đi ngoài chưa hết phân

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày sẽ làm phân bị dồn ứ lâu trong trực tràng, tạo thành khối phân khô, cứng. Vì vậy, khi trẻ buồn đi vệ sinh sẽ có cảm giác khó đi hoặc đi chưa hết phân, sót phân.

Hậu môn đau rát

Việc phân cứng, khô, trẻ phải rặn nhiều hơn bình thường còn gây cảm giác đau đớn, khó chịu, thậm chí là tổn thương niêm mạc hậu môn, gây chảy máu.

Quấy khóc, biếng ăn

Đây cũng là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón mà cha mẹ nên chú ý. Khi ăn vào không được tiêu hóa và đào thải, cơ thể trẻ sẽ bị nặng nề, gây mệt mỏi, khó chịu, dẫn đến mất ngủ, quấy khóc, biếng ăn.

Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý cũng như khả năng ăn uống, khiến trẻ không nhận được đầy đủ dinh dưỡng, dẫn đến chậm tăng cân.

Phân lẫn máu

Táo bón đi phân lẫn máu là một dấu hiệu nghiêm trọng. Điều này xảy ra khi phân cứng, to trong quá trình di chuyển ra ngoài đã cọ xát vào niêm mạc, gây trầy xước. Hậu quả là trẻ đi phân có lẫn máu.

Trẻ táo bón đi ngoài ra máu: Mẹ xem ngay để biết cách xử lý

Phân trẻ táo bón có thể lẫn máu
Phân trẻ táo bón có thể lẫn máu

Phân có mùi hôi khó chịu

Phân ứ lại trong trực tràng lâu ngày sẽ bị lên men, sinh ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, nếu trẻ thường xuyên xì hơi có mùi hôi thì cũng chứng tỏ đang bị táo bón.

Mẹ nên làm gì để giúp bé hết bị táo bón?

Táo bón ở trẻ sơ sinh chẳng khác nào “chuyện thường ngày ở huyện”. Thế nhưng, nếu kéo dài, táo bón sẽ không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt của bé, mà còn đe dọa tới sức khỏe và tinh thần. Bởi vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón và có biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là một số cách xử lý chứng táo bón ở trẻ:

Trẻ sơ sinh 2 ngày không ị mẹ nên làm gì để cải thiện hơn

Tăng lượng chất lỏng cho bé

Thiếu chất lỏng là nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Do đó, để khắc phục, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn mỗi ngày. Trong thời gian cho bé bú, để kích thích sản xuất nhiều sữa, mẹ cũng nên uống nhiều nước, khoảng 2.5 – 3 lít/ngày.

Thay đổi sữa công thức

Nếu bé đang dùng loại sữa khác ngoài sữa mẹ và có triệu chứng táo bón, khó tiêu, tốt nhất hãy đổi sang một loại sữa khác phù hợp hơn với cơ địa của bé. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để nhận được lời khuyên hữu ích.

Trẻ bị táo bón uống sữa gì? 9 dòng sữa được khuyên dùng

Thay đổi sữa công thức cho bé
Thay đổi sữa công thức cho bé

Thay đổi thói quen ăn uống của mẹ

Đối với bé sơ sinh bú mẹ hoàn toàn nhưng vẫn bị táo bón, mẹ hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình: Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều giàu mỡ. Thay vào đó, ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ.

Chất xơ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho đường tiêu hóa, giúp làm mềm, xốp phần, đồng thời tăng kích thước, cho bé đi ngoài dễ dàng hơn. Một có thể tìm kiếm nguồn bổ sung chất xơ từ các nhóm thực phẩm sau: rau & củ, trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt.

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?

Bài tập “đạp xe”

Với các bé sơ sinh, đường ruột còn yếu nên tiêu hóa chưa được trơn tru. Do đó, cha mẹ nên hỗ trợ bé vận động bằng các bài tập co duỗi tay, chân. Trong phòng kín gió, mẹ đặt bé nằm trên mặt phẳng, dùng tay nâng hai chân của bé, sau đó di chuyển như động tác đạp xe. Bài tập này giúp bé tiêu hóa và đi ngoài dễ dàng hơn.

Bài tập “đạp xe” giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn
Bài tập “đạp xe” giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn

Tắm cho bé bằng nước ấm

Khi phát hiện dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón, tắm bằng nước ấm là cách giải quyết hợp lý nhất. Ngâm nước ấm cho trẻ cảm giác thư giãn, đồng thời giảm các cơn đau do chướng bụng và kích thích nhu động ruột hiệu quả.

Bài viết trên đây đã giúp mẹ nhận diện 9 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón. Hy vọng, những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn trong việc nhận biết và cải thiện sớm tình trạng táo bón ở trẻ.

Nguồn bài viết: Fitobimbi

Chia sẻ bài viết này