Trẻ 3 tháng bị táo bón không phải là tình trạng hiếm gặp, nhưng lại gây nhiều lo lắng cho cha mẹ, đặc biệt là với ai lần đầu làm cha, làm mẹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn tất cả những thông tin liên quan đến chứng táo bón ở trẻ.
- Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa an toàn hiệu quả
- Trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi với 5 mẹo vặt này
Nguyên nhân trẻ 3 tháng bị táo bón?
Táo bón là nỗi lo của rất nhiều bà mẹ, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Đây là một dạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ, đề cập đến tình trạng bé khó đi ị hoặc ít đi vệ sinh hơn bình thường. Về cơ bản, trẻ sơ sinh bú mẹ hiếm khi bị táo bón. Tuy nhiên, vẫn có một số lý do dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh. Cụ thể như sau:
Chế độ dinh dưỡng của mẹ
Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ 3 tháng bị táo bón. Điều này khá dễ hiểu, trẻ 3 tháng tuổi, chế độ ăn chủ yếu là sữa mẹ. Bởi vậy, việc mẹ ăn gì, uống gì ảnh hưởng khá lớn đến cả “chất” và “lượng” sữa.
Nếu dinh dưỡng của mẹ không phù hợp có thể gây táo bón ở trẻ. Một số nguyên nhân cụ thể dinh dưỡng thiếu lợi khuẩn, thiếu chất xơ, uống ít nước,… Hoặc do mẹ ăn nhiều thức ăn chứa đường, dầu mỡ, đồ cay nóng,…
Bé bị thiếu nước
Nước không chỉ duy trì sự sống của cơ thể, nó còn đóng vai trò là chất bôi trơn, giúp tiêu hóa và đào thải thức ăn ra ngoài dễ dàng hơn. Đối với trẻ sơ sinh, lượng nước của bé chủ yếu đến từ sữa mẹ. Vì vậy, trẻ 3 tháng bị táo bón có thể do ít bú hoặc bú không đủ hàm lượng mà cơ thể cần.
Bé 3 tháng tuổi bị táo bón do uống sữa công thức
Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời là điều tuyệt vời nhất. Tuy vậy, trong một số trường hợp ngoại lệ, vì nhiều lý do mà mẹ buộc phải cho trẻ dùng sữa ngoài. Đây có thể là nguy cơ dẫn đến trẻ 3 tháng bị táo bón.
Mặc dù các loại sữa công thức vẫn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé yêu. Thế nhưng, các loại sữa này lại rất giàu năng lượng và dễ gây nóng. Trong khi đó, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, việc tiêu thụ hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa công thức là điều quá sức đối với bé. Từ đó gây ra một số trục trặc, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, dẫn đến tình trạng táo bón.
Nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên, trẻ 3 tháng bị táo bón có thể do con không được khỏe. Một số vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé có thể kể đến như:
- Ốm, sốt, cảm: Khi tình trạng này diễn ra, cơ thể trẻ dễ bị mất nước. Đồng thời, các chức năng thải độc, tiêu hóa của cơ thể cũng hoạt động kém hơn bình thường, dẫn đến táo bón
- Táo bón do bệnh lý: Bé có nguy cơ bị táo bón khi mắc phải một số bệnh lý như rối loạn nhu động ruột, hẹp hậu môn, bệnh đại tràng, suy thận, suy tuyến giáp,…
Dấu hiệu bé 3 tháng bị táo bón
Mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu dưới đây để nhận biết táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi:
- Tần suất đi ngoài giảm bất thường: Mặc dù số lần đi ngoài ở mỗi bé là khác nhau, có bé đi nhiều và cũng có bé đi ít. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy trong vòng 3 – 5 ngày, số lần đi tiêu của bé liên tục giảm thì mẹ nên đặc biệt lưu ý
- Bé đau đớn, khó chịu mỗi lần đi ngoài: Phân của bé bị táo bón thường khô và cứng hơn bình thường. Điều này gây khó khăn cho việc đào thải phân, thậm chí làm đau trẻ
- Hình thái phân bất thường: Đối với bé bú mẹ hoàn toàn, phân thường có màu hoa cà và khá lỏng. Do đó, nếu thấy phân bé vón cục, màu sắc đậm hơn bình thường, thì mẹ có thể nghi ngờ bé bị táo bón
- Chướng bụng, đầy hơi: Khi bị táo bón lâu ngày, phân sẽ tích tụ trong trực tràng khiến bụng bé căng phình, cứng lại, dẫn đến khó tiêu, đầy bụng
- Bé bú ít: Thức ăn dung nạp không được tiêu hóa và thải ra ngoài làm bé luôn có cảm giác no, khó chịu, dẫn đến không chịu bú hoặc bú ít hơn bình thường
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao?
Khi xác định được bé bị táo bón, mẹ nên có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển, thể trạng và tinh thần của bé.
Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ
Đầu tiên, khi thấy bé bị táo bón, mẹ hãy xem lại chế độ ăn uống của bản thân. Chế độ ăn uống hợp lý sẽ khiến cơ thể mẹ sản sinh nhiều sữa, cũng như đám ứng đủ dinh dưỡng, cho bé tiêu hóa tốt hơn. Theo đó, thực đơn của mẹ đang cho con bú cần đảm bảo đầy đủ chất xơ, rau củ và trái cây tươi, chẳng hạn như táo, lê, khoai lang, chuối, rau mồng tơi, rau cải,…
Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu lợi khuẩn cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé. Mẹ có thể bổ sung thêm vào các bữa phụ. Bên cạnh việc nên ăn gì, uống gì, mẹ cũng cần chú ý đến các thực phẩm không tốt cho tiêu hóa. Đó là: đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nước uống có gas, chứa caffein,…
Tăng cường cữ bú cho bé
Trẻ 3 tháng bị táo bón có thể do cơ thể thiếu nước. Lúc này, mẹ hãy bổ sung nước cho bé bằng cách tăng cường cữ bú. Ngoài các chất dinh dưỡng, trong sữa mẹ còn chứa lượng nước mà cơ thể bé cần. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, phân mềm và xốp, qua đó thúc đẩy quá trình đào thải chất thải nhanh chóng hơn.
Lưu ý, trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên chỉ quen với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không bổ sung nước cho bé ngoài hai nguồn trên.
Lưu ý về các loại sữa công thức và cách pha
Đối với các bé dùng sữa công thức, mẹ cần lưu ý về thành phần sản phẩm. Mẹ nên chọn các nhãn sữa có thành phần đạm dễ tiêu như đạm Whey. Bên cạnh đó, sữa cho bé cần bổ sung thêm chất xơ hòa tan (FOS) để ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất, mẹ nên ưu tiên chọn các loại sữa có công thức gần giống với sữa mẹ để bé dễ thích nghi và tiêu hóa.
Đặc biệt, mẹ lưu ý nên pha sữa cho bé đúng theo hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm. Việc pha loãng hoặc đặc hơn so với tỷ lệ chuẩn khiến bé khó hấp thu dinh dưỡng, gây ra nhiều tình trạng xấu cho sức khỏe.
Giúp trẻ vận động
Một trong những phương pháp cải thiện hiệu quả tình trạng trẻ 3 tháng bị táo bón phải kể đến đó là cho bé vận động nhẹ nhàng. Dưới đây là những bài tập tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bé đi ngoài dễ dàng:
- Bài tập đạp xe: Đặt bé nằm ngửa, hai tay của mẹ nắm chân của bé. Sau đó di chuyển chân nhẹ nhàng theo động tác đạp xe
- Bài tập lật người: Đặt bé nằm sấp để bé tự lật người lại. Bài tập này không những giúp cải thiện tình trạng táo bón mà còn tăng khả năng vận động
Massage cho bé
Khi táo bón đang diễn ra, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu. Massage là liệu pháp hiệu quả giúp xoa dịu trạng thái này. Có rất nhiều cách massage bụng cho bé, tuy nhiên ở giai đoạn phát triển này, mẹ nên thực hiện bài tập sau:
- Đặt bé trong không gian yên tĩnh, kín gió
- Sử dụng 2 – 3 ngón tay massage quanh rốn
- Ấn nhẹ và xoay vòng tròn theo chiều kim đồng hồ
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần, từ 5 – 10 phút để thấy hiệu quả rõ rệt
Lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng bị táo bón
Để bé sớm tạm biệt tình trạng táo bón, cũng như ngăn ngừa biến chứng, trong quá trình chăm sóc, mẹ cần chú ý những điều sau:
- Không lạm dụng men vi sinh: Điều này dễ khiến cơ thể bé bị phụ thuộc, giảm khả năng sản sinh ra lợi khuẩn tự nhiên.
- Hạn chế biện pháp tháo thụt: Tương tự như vậy, việc lạm dụng tháo thụt thường xuyên sẽ khiến mất mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên. Thậm chí gây đau, chảy máu hậu môn, gây ra những tổn thương không cần thiết
- Không tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng: Với trẻ sơ sinh, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho bé dùng thuốc, việc sử dụng cần thông qua ý kiến của bác sĩ
Qua bài viết trên, hy vọng cha mẹ đã hiểu hơn về các dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách xử lý khi trẻ 3 tháng bị táo bón. Mong rằng chia sẻ này sẽ trở nên hữu ích đối với bạn!