Nội dung chính

Trẻ sơ sinh không ị, xì hơi nhiều có đáng lo?

Trẻ sơ sinh không ị, xì hơi nhiều có sao không? Cha mẹ tham khảo bài viết dưới đây để biết cách hỗ trợ con nhé!

Trẻ sơ sinh không ị, xì hơi nhiều có đáng lo? Cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh không ị, xì hơi nhiều có đáng lo? Cách xử lý hiệu quả

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị có bình thường?

Trung bình một ngày trẻ xì hơi tối đa 10 lần và đi ngoài khoảng 3-4 lần. Một số bé có thể đi ngoài tới 12 lần/ ngày. Tuy nhiên, theo thời gian khi bé lớn dần cơ quan tiêu hóa ngày một hoàn thiện tần suất đi ngoài sẽ giảm dần. Đến khoảng 3 tháng tuổi, bé chỉ còn ị 2 lần/ ngày.

>>> Cần chú ý cách trị táo bón cho trẻ 1 tuổi tại nhà hiệu quả

Bé bao lâu không ị có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm
Bé bao lâu không ị có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm

Trên thực tế, trẻ sơ sinh bú mẹ hơn một tuần chưa ị không phải là trường hợp hiếm thấy. Nếu trẻ sơ sinh không ị trong 3 ngày, xì hơi nhiều nhưng phân vẫn mềm, bé ăn uống tốt, khỏe mạnh, tăng cân đều thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

Trong khi đó, nếu bé sơ sinh 3 ngày không đi đại tiện, kèm theo là xì hơi nhiều, khoảng trên 10 lần, bé khó chịu, quấy khóc, đau bụng, rặn đỏ mặt tía tai, phân cứng, có lẫn máu thì ba mẹ nên đưa bé đi khám. Bởi rất có thể bé đã bị táo bón hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

>>> Xem nhiều hơn:

Nguyên nhân bé xì hơi nhưng không ị

Đa phần trẻ sơ sinh không ị nhưng xì hơi nhiều là do táo bón. Tình trạng này khiến bé khó đi ngoài, gây nên khí dư trong bụng dẫn đến xì hơi nhiều. Và khi bé muốn đi ngoài, phân thường cứng, khô và nhỏ. Tuy vậy, có những trường hợp tương tự nhưng không phải do táo bón. Tùy vào chế độ dinh dưỡng của từng bé mà nguyên nhân xì hơi sẽ khác nhau.

Đối với trẻ bú mẹ

Trẻ bú mẹ hoàn toàn hiếm khi bị táo bón, bởi nhìn chung sữa mẹ là dòng sữa mát và rất dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu chất lượng sữa thay đổi, số lần đi ị của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị mẹ xì hơi nhiều mà không thể ị:

  • Mẹ giảm tiết sữa non: Từ tuần thứ 6 trở đi, sữa mẹ sẽ tiết ra ít hơn hoặc không còn chứa sữa non (colostrum). Mặc dù số lượng không nhiều, nhưng sữa non lại chứa nhiều dưỡng chất vô cùng quan trọng, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, chất lỏng này còn hỗ trợ bé đi ngoài trong vài tuần đầu đời. Do đó, việc sữa mẹ bị giảm hoặc thiếu colostrum, bé có thể đi ngoài ít hơn.
  • Bé bú ít: Bên cạnh đó, các bé bú ít, lượng bú không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cũng khiến quá trình tạo phân diễn ra chậm hơn.
  • Trẻ đang trong giai đoạn giãn ruột: Trẻ sơ sinh không ị trong nhiều ngày cũng có thể do đang trải qua giai đoạn giãn ruột sinh lý. Đối với trẻ bú mẹ, chúng có thể không đi ị 7 – 10 ngày.Tuy nhiên, dù tần suất đi ngoài giảm, nhưng phân bé vẫn mềm, màu sắc không có gì bất thường.
Bé ít đi ngoài có thể do nguồn sữa mẹ không thực sự chất lượng
Bé ít đi ngoài có thể do nguồn sữa mẹ không thực sự chất lượng

Trẻ sơ sinh không ị do uống sữa công thức

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không ị chủ yếu xảy ra ở trẻ ăn sữa công thức với những nguyên nhân dưới đây.

  • Bú sai cách: Việc bú bình sai khiến trẻ nuốt phải lượng lớn không khí, gây ra tình trạng đánh hơi liên tục.
  • Không tiêu hóa hết chất: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu trong khi đó sữa công thức lại nhiều nhiều dưỡng chất. Vì vậy, dạ dày của bé sẽ không tiêu hóa được thức ăn này, gây đóng cặn, phân khô và cứng.
  • Bé dị ứng Protein trong sữa: Dị ứng đạm trong sữa bò cũng là nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng táo bón, quấy khóc, bỏ ăn. Vì vậy nếu tình trạng này kéo dài kèm theo dấu hiệu sụt cân, chậm phát triển mẹ nên đưa bé đi khám.

Bé sơ sinh không ị do ăn thức ăn đặc sớm

5-6 tháng trẻ sẽ được cho ăn dặm. Giai đoạn này ở thời kỳ đầu bé có thể xì hơi nhiều và ít đi ngoài. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường do chưa quen với kết cấu thức ăn. Trong trường hợp này, mẹ không phải quá lo, trừ khi trẻ có dấu hiệu táo bón như:

  • Căng thẳng mỗi lần đi ị
  • Khó khăn trong việc đi ngoài, thời gian đi ngoài lâu
  • Phân cứng, nhỏ
  • Khó chịu, quấy khóc
  • Sức ăn giảm, bú kém

Cách xử lý trẻ sơ sinh lâu ngày không ị

Trẻ sơ sinh không ị có thể tự cải thiện dần khi hệ tiêu hóa của con phát triển. Tuy nhiên, cha mẹ nên can thiệp qua một số biện pháp dưới đây để nhanh chóng đẩy lùi sự phiền toái này:

1. Giúp trẻ vận động

Mẹ đặt bé nằm ngừa, người hướng về phía mẹ. Sau đó, nhẹ nhàng nâng hai chân bé di chuyển theo chiều quay của động tác đạp xe. Bài tập này không những giúp các nhóm cơ chân thêm cứng cáp mà còn tác động tích cực lên hệ tiêu hóa, giúp thúc đẩy quá trình đào thải phân ra ngoài.

Giúp bé vận động nâng cao sức khỏe tiêu hóa
Giúp bé vận động nâng cao sức khỏe tiêu hóa

2. Massage bụng

Massage có thể giúp thư giãn dạ dày, kích thích tiêu hóa, từ đó giảm táo bón hiệu quả. Để thực hiện, mẹ chỉ cần sử dụng 3 ngón tay giữa, đặt lên vùng rốn. Sau đó ấn và xoa nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Từ từ mở dần độ rộng của vòng xoay sao cho tay mẹ chạm hông bé. Để tăng cường lợi ích của việc massage, mẹ có thể kết hợp sử dụng các loại tinh dầu.

3. Đổi sữa cho bé

Nếu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và thối mà không đi ị trong nhiều ngày khi uống sữa công thức, mẹ nên cân nhắc đổi sang nhãn sữa phù hợp. Ưu tiên sữa mát, tốt cho tiêu hóa, chứa đạm thủy phân.

Lưu ý khi đổi sữa cho bé, mẹ nhớ tiến hành từ từ. Bước đầu cho bé làm quen bằng cách pha sữa mới, với sữa cũ theo tỉ lệ 1/3. Sau đó đợi chờ phản ứng của con. Nếu bé không bỏ bú, tiêu chảy thì có thể tăng tỉ lệ sữa mới. 2-3 ngày tiếp mẹ có thể pha theo tỉ lệ 1:2 và cuối cùng là 100%.

4. Vỗ ợ hơi sau bú

Ợ hơi sau bú sẽ giúp giảm được tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều mà không đi ngoài. Theo đó, sau khi bú xong mẹ nên bế vác bé, để đầu dựa vào vai mẹ. Một tay bế bé, một tay xoa lưng vòng tròn rồi chụm tay lại vỗ từ dưới hướng lên để tống đẩy khí dư ra ngoài.

5. Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ

Đối với bé bú mẹ hoàn toàn, việc mẹ ăn gì, uống gì ảnh hưởng lớn đến số lần đi ngoài của trẻ. Vì vậy, trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần chú ý ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh và trái cây tươi, nhằm bổ sung chất xơ cho cơ thể. Thêm vào đó, mẹ nên hạn chế ăn các thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ.

Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ
Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ

Trẻ sơ sinh xì hơi, không ị khi nào cần đến bệnh viện?

Trong một số trường hợp hiếm hoi, trẻ sơ sinh lâu ngày không ị có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như:

  • Trẻ không ị hơn 1 tuần
  • Sốt
  • Ưỡn lưng như thể bé đang bị đau
  • Chướng bụng
  • Quấy khóc nhiều
  • Lười bù, không chịu bú
  • Nôn mửa

Nếu trẻ sơ sinh không ị, xì hơi nhiều, cha mẹ đừng quá lo lắng. Đây đều là những triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh, khi chúng bắt đầu tập làm quen với cách bú và tiêu hóa thức ăn. Trẻ xì hơi nhiều nhưng không đi ị có thể do táo bón. Điều này có thể khắc phục dễ dàng thông qua điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tăng cường vận động cho trẻ.

Cụm từ tìm kiếm: trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài,…

Chia sẻ bài viết này