Nội dung chính

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần 1 ngày là thắc mắc của không ít bậc phụ huynh. Bởi qua đó bạn có thể đoán được tình trạng sức khỏe hiện tại của bé. Từ đó đưa ra biện pháp xử lý đúng đắn và kịp thời.

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần 1 ngày?
Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần 1 ngày?

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần 1 ngày?

Tháng thứ 3 sau khi chào đời, cân nặng và chỉ số chiều cao của bé có sự tăng trưởng mạnh. Theo chỉ số chuẩn, bé sẽ nặng thêm từ 0.6 – 1kg và dài thêm 55 – 67cm. Các bé có thể cao hơn và nặng hơn mức đạt chuẩn này.

Nhờ sự phát triển về thể chất, hệ tiêu hóa của bé cũng có sự thay đổi rõ rệt. Bạn sẽ thấy bé yêu đi ngoài nhiều hơn. Điều này khiến phụ huynh lo lắng không biết trẻ 3 tháng đi ngoài như thế nào?

Thông thường, trẻ 3 tháng tuổi bú sữa mẹ sẽ đi ngoài với tần suất nhiều hơn so với nhóm trẻ uống sữa công thức. Bé có thể đi ngoài ngay sau ăn, đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường cho thấy bé được ăn no đầy đủ.

Mẹ cũng nên biết rằng, mỗi trẻ sinh ra là một cá thể riêng biệt nên chuyện đi ị của trẻ 3 tháng tuổi cũng sẽ khác nhau. Trẻ có thể đi ngoài 1 hoặc nhiều lần trong ngày, tần suất dao động từ 5 – 7 lần.

Tần suất đi đại tiện ở mỗi bé sẽ không giống nhau
Tần suất đi đại tiện ở mỗi bé sẽ không giống nhau

Nhìn chung, trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài nhiều hay ít cũng không sao. Quan trọng là tần suất đi ngoài của bé vẫn ổn định, kết cấu và màu sắc phân không có gì bất thường, không quá lỏng, không vón cục, không lẫn chất nhầy và máu. Đồng thời không kèm theo các hiện tượng như sốt, bỏ bú, khó chịu,… Nếu như vậy, mẹ có thể an tâm với chuyện đi ị của bé 3 tháng tuổi.

Phân trẻ 3 tháng tuổi như nào bình thường?

Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường, mẹ cần chú ý hơn đến cấu trúc và màu sắc phân của bé. Bởi đó là tín hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe con đang gặp phải:

Về cấu trúc phân:

  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đi ngoài phân mềm, hơi lỏng
  • Trẻ sơ sinh bú sữa công thức, phân có xu hướng cứng hơn, nhưng không vón cục

Về màu sắc của phân:

  • Phân của bé bú sữa mẹ: Có màu vàng nhạt, màu xanh, dạng lỏng nhưng mịn
  • Phân của bé dùng sữa công thức: Có màu nâu vàng, nặng mùi, lượng phân nhiều hơn so với bé bú sữa mẹ. Phân có tình trạng lợn cợn, vón cục
  • Phân của bé chuyển từ sữa mẹ qua sữa công thức: Màu sắc đậm, hình khối rõ rệt hơn

Nhìn phân trẻ đoán bệnh

Qua màu sắc và kết cấu của phân trẻ, mẹ có thể đoán được tình hình sức khỏe cho con. Vì vậy, mẹ đừng bỏ qua những dấu hiệu nhận biết phân bất thường ở trẻ 3 tháng tuổi nhé!

Tiêu chảy

Phân bé đột nhiên lõng bõng nước, tần suất đi ngoài cũng nhiều hơn bình thường, khoảng 7 – 10 lần/ngày, thì chứng tỏ bé đang bị tiêu chảy

Táo bón

Bé đi đại tiện khó khăn, thường phải gắng sức, rặn đỏ mặt, phân khô, cứng, khuôn to hoặc nhỏ như phân dê, sờ bụng thấy cứng. Ngoài ra, bé có thể bị khó chịu, bỏ bú,… Đây đều là những dấu hiệu cho thấy bé đang bị táo bón. Mẹ cần tìm biện pháp khắc phục ngay để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Thừa lactose

Trẻ 3 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn mà con đi phân màu xanh thì đây là dấu hiệu cho thấy mẹ đã cho bé bú nhiều phần sữa đầu và ít sữa cuối gây ra tình trạng thừa lactose.

Mẹ cho bú sai cách có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trẻ
Mẹ cho bú sai cách có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trẻ

Vàng da sinh lý

Nếu quan sát thấy phân của bé có màu nhạt, kéo dài 1 – 2 tuần mà không chấm dứt thì khả năng cao bé bị vàng da sinh lý. Trường hợp khác, nếu thấy phân của bé ngày càng nhạt dần thì có thể bị bệnh gan mật.

Ngoài dấu hiệu trên, mẹ cũng nên theo dõi xem bé biểu hiện bất thường nào không, chẳng hạn như quấy khóc, đau bụng, sốt, đổ mồ hôi, bỏ bú,… Lúc này, phụ huynh hãy đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để được khám và xử lý kịp thời.

Chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ 3 tháng tuổi

Để giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ hãy tham khảo một số cách chăm sóc dưới đây:

Cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho bé. Không những vậy, trong sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể tốt hệ miễn dịch và đường ruột của bé. Đây là lý do vì sao các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Ngoài ra, không cho trẻ sử dụng bất kỳ thực phẩm khác, chỉ khi bé qua 6 tháng tuổi hoặc thấy dấu hiệu sẵn sàng tập tành ăn dặm thì mẹ mới cho bé thử sức với thức ăn dạng thô.

Mẹ nên ăn uống khoa học

Trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học. Bởi việc mẹ ăn gì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa – nguồn dinh dưỡng của trẻ. Thực đơn hàng ngày của mẹ cần cân bằng đủ 4 nhóm chất thiết yếu: chất béo, tinh bột, đạm và đặc biệt là chất xơ.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp tăng chất lượng sữa
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp tăng chất lượng sữa

Mẹ nên hạn chế ăn những đồ ăn tanh, cay, và chua để tránh ảnh hưởng đến mùi vị của sữa. Ngoài ra, mẹ đừng quên uống đủ nhu cầu nước mỗi ngày để phòng táo bón cho bé yêu.

Giữ ấm cho bé

Trẻ 3 tháng hệ miễn dịch còn non yếu, do vậy cơ thể trẻ rất nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài tấn công. Do đó, mẹ nên mặc ấm cho bé vào mùa lạnh, đặc biệt chú ý tới các khu vực như bụng, cổ, tay, chân,…

Trên đây là lời giải đáp “trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ chăm sóc hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh.

Chia sẻ bài viết này