Nội dung chính

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng: Liệu có đáng lo?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng luôn khiến bố mẹ lo lắng vì không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích liên quan đến tình trạng này! Cùng theo dõi nhé!

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng: Liệu có phải tình trạng đáng lo?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng: Liệu có phải tình trạng đáng lo?

Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng

Trẻ đi ngoài có hạt vàng là hiện tượng sinh lý bình thường trong giai đoạn bú sữa mẹ. Nguồn dinh dưỡng này có vai trò thúc đẩy hệ tiêu hóa của trẻ, tăng cường hoạt động của đường ruột, qua đó hỗ trợ đi ngoài tốt hơn.

Vì vậy, trong nhiều trường hợp, trẻ đi ngoài hạt vàng có thể coi là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa đang làm việc tốt. Lúc này, phân của trẻ sẽ có màu vàng nhạt, dạng lỏng, có thể có hạt trắng hoặc vàng, nhỏ giống như “hoa cà hoa cải”.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng

Biết được nguyên nhân trẻ đi ngoài có hạt vàng sẽ giúp cha mẹ có cách xử lý tốt nhất cho trẻ. Dưới đây là một số lý do dẫn đến tình trạng này:

Do nguyên nhân sinh lý

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng là hiện tượng đi ngoài phân sống, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng. Điều này thường xảy ra ở bé bú mẹ trong 3 tháng đầu. Phân bé sẽ có hạt vàng, lẫn chất nhầy, tách nước. Nếu bé vẫn bú tốt, lên cân và sinh hoạt bình thường thì không quá đáng lo. Hiện tượng này sẽ hết sau khoảng 2 – 3 tháng, bởi do cặn sữa tích tụ hay không quen với một số chất trong đó.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng
Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng

Do thay đổi chế độ dinh dưỡng

Một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng nhầy là do bị kích ứng với sữa mẹ. Chế độ ăn của mẹ không phù hợp và chứa những thực phẩm dễ gây dị ứng như trà, cà phê, hải sản, đồ ăn cay nóng,… khiến hệ tiêu hóa của bé chưa thể thích nghi dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Do trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Khi bé đi ngoài có hạt vàng hoặc hạt trắng kèm theo tình trạng chán ăn, bỏ bú, sốt cao, đau bụng, quấy khóc, da tái, nhiều khả năng bé đã bị nhiễm trùng đường ruột. Phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng đi ngoài có hạt ở trẻ sơ sinh còn do bé bị lạnh bụng, cảm mệt, ăn món ăn lạ hoặc sau tiêm phòng. Trong trường hợp này, nếu tần suất đi tiêu của bé kéo dài 3 lần/ngày, kèm theo bú kém, sốt cao, mặt tái nhợt thì mẹ phải đưa bé đến bệnh viện ngay!

Dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng

Trong quá trình chăm sóc, mẹ cần đặc biệt lưu ý, nếu thấy các hiện tượng sau thì cần đi khám ngay!

  • Trẻ bỏ bú, chán ăn, thường xuyên quấy khóc
  • Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, khoảng 8 – 10 lần
  • Phân trẻ có mùi hôi, tanh khó chịu, đi ngoài lẫn máu
  • Trẻ khó đi đại tiện, rặn đỏ mặt, phân nhỏ, khô. Có thể do táo bón
  • Phân mùi chua, nhiều bọt do lượng tinh bột hoặc đường trong sữa không tiêu hóa được, gây kích ứng dạ dày
  • Trẻ sốt cao, lạnh bụng, da tái
  • Phân màu nhạt, có thể là dấu hiệu quả bệnh gan

Phân của trẻ sơ sinh có sức khỏe tốt biểu hiện như thế nào?

Không chỉ quan trọng ăn uống, ngủ nghỉ, với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần chú ý đến những điều nhỏ nhặt nhất. Việc theo dõi trẻ đi ngoài thế nào, phân có hiện tượng gì lạ là điều hết sức cần thiết để biết tình trạng sức khỏe của bé.

Trong 1 – 2 ngày sau sinh, bé bắt đầu có phân su, màu xanh đen, sệt và dính. Đây là “sản phẩm” tạo nên từ chất nhầy, nước ối và những gì bé tiêu hóa trong bụng mẹ. Sau khi hết phân su, tùy thuộc vào việc bé bú mẹ hay bú sữa công thức, tính chất phân sẽ khác nhau:

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn

Sữa non của mẹ sẽ giúp nhuận tràng và nhanh chóng đẩy phân su ra khỏi người bé. Sau khoảng 3 ngày, phân của bé có sự thay đổi rõ rệt. Chúng có màu sáng hơn, chuyển từ nâu sang vàng, kết cấu lỏng, đôi khi hơi lợn cợn, vón cục. Vì vậy, mẹ sẽ thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng là vì thế.

Tình trạng phân bình thường của bé
Tình trạng phân bình thường của bé

Trẻ sơ sinh bú sữa ngoài

Bé bú sữa ngoài phân thường nhiều hơn bú sữa mẹ. Ngoài ra, phân của bé thường nặng mùi, màu vàng nhạt hoặc nâu vàng, giống phân của người lớn.

Trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú sữa công thức

Khi đang bú mẹ chuyển sang uống sữa công thức, phân của bé sẽ sẫm màu, kết cấu dính và nặng mùi hơn.

Trẻ bắt đầu ăn dặm

Đây là giai đoạn có sự thay đổi rất lớn về cả tính chất phân và tần suất đại tiện của bé. Khi bé tập ăn nhiều món, phân sẽ đặc, sẫm màu và bốc mùi hơn.

Cách xử lý trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng

Ngoài việc theo dõi chất phân của con mỗi ngày, bố mẹ cần “ghi chú” cách chăm sóc tại nhà dưới đây.

  • Mẹ nên tiếp tục duy trì cho bé bú trong 6 tháng đầu đời nhằm cung cấp dinh dưỡng, củng cố và hoàn thiện hệ thống miễn dịch
  • Đối với bé bú mẹ hoàn toàn, cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ. Bạn cần nói “không” với các loại đồ uống chứa cồn hay caffeine. Không ăn thực phẩm chế biến sản, đồ ăn nhanh, chứa nhiều đường hóa học hay chất tạo mùi,… Thay vào đó, tăng cường các thực phẩm giàu đạm như cá hồi, thịt nạc, thịt gà, protein từ ngũ cốc giúp duy trì nguồn sữa cho bé phát triển
  • Với trẻ đang ăn dặm, mẹ cần bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa của bé như đu đủ, táo, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng và nước nhiều lần trong ngày có nguy cơ rơi vào trạng thái mất nước. Vì vậy, mẹ có thể cho trẻ bú sữa hoặc bổ sung chất điện giải nhằm giúp trẻ cảm thấy đỡ mệt mỏi và kiệt sức

Trên đây là một số thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng. Mong rằng chia sẻ này sẽ trở nên hữu ích với bạn. Theo dõi trang Fitobimbi để cập nhiều thêm nhiều kiến thức hay về sức khỏe của bé nhé!

Chia sẻ bài viết này