Nội dung chính

Trẻ đi ngoài màu đen: Cách xử lý và phòng ngừa

Trẻ đi ngoài màu đen có thể là do con tiêu thụ những thực phẩm có màu đen hoặc đang sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài phân đen kèm theo những dấu hiệu bất thường, thì ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan.

Giải mã nguyên nhân trẻ đi ngoài màu đen: Cách xử lý và phòng ngừa
Giải mã nguyên nhân trẻ đi ngoài màu đen: Cách xử lý và phòng ngừa

Phân của trẻ như nào là bình thường?

Trẻ sau sinh 1 – 2 ngày thường đi phân su, có màu đen hoặc xanh lá cây. Phân su là sản phẩm của các chất nhầy và dịch ối mà trẻ hấp thu khi còn trong bụng. Khi phân su được thải hết, trẻ sẽ đi phân bình thường, là những cặn bã từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Theo dõi hình thái, màu sắc phân của trẻ có thể giúp mẹ nắm được tình trạng sức khỏe và bệnh lý mà bé mắc phải. Vậy đặc điểm phân của trẻ như thế nào là bình thường?

Phân của trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, giúp bé tránh được các vấn đề tiêu hóa trong giai đoạn đầu đời. Phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường có những đặc điểm sau:

  • Phân màu vàng sáng hoặc vàng tươi
  • Kết cấu phân lỏng, số ít trẻ phân vón cục hoặc hơn sần
  • Khi mới sinh, trẻ đi cầu khá nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, khi đã làm quen dần với nguồn sữa mẹ, tần suất này sẽ giảm dần
Đặc điểm phân của trẻ sơ sinh
Đặc điểm phân của trẻ sơ sinh

Phân của trẻ bú sữa công thức

Mặc dù có thành phần tương đối giống với sữa mẹ, nhưng sữa công thức vẫn không dễ tiêu và lành tính được như sữa mẹ. Vì vậy, phân của trẻ bú sữa công thức sẽ khác so với phân của trẻ bú sữa mẹ. Cụ thể như sau:

  • Phân màu nhạt hoặc nâu, sậm màu hơn so với trẻ bú sữa mẹ
  • Kết cấu phân lớn do sữa công thức khó tiêu hơn
  • Phân có mùi hôi
  • Trẻ dễ táo bón

Phân của trẻ ăn dặm

Theo thời gian, sữa mẹ sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Do vậy, trẻ cần ăn dặm với thức ăn ngoài. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn dặm hoàn toàn khác so với sữa mẹ, vì vậy phân của trẻ thường đặc, sẫm màu và có mùi hơn.

Tùy vào thực phẩm mà trẻ tiêu thụ, phân sẽ có màu sắc và kết cấu khác nhau. Nếu trẻ ăn quá nhiều chất xơ, phân thường cứng hoặc thậm chí bị táo bón.

Trẻ đi ngoài màu đen nguyên nhân là gì?

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trể đi ngoài phân màu đen:

Do thực phẩm hoặc thuốc

Màu sắc phân sẽ thay đổi khi trẻ hấp thụ những chế độ dinh dưỡng khác nhau. Với trường hợp trẻ đi ngoài màu đen, rất có thể là do đã ăn những thực phẩm màu đen hoặc đang dùng một số loại thuốc sắt. Tuy nhiên, nếu không phải do thực phẩm hay đang dùng thuốc mà trẻ vẫn đi ngoài phân màu đen thì rất có thể con đang gặp phải bệnh lý nào đó về đường tiêu hóa và đường ruột.

Trẻ đi ngoài màu đen do chảy máu đường ruột

Khi bị chảy máu chân răng hay ho ra máu, hồng cầu sẽ biến thành chất màu đen. Điều này gây ra tình trạng trẻ đi ngoài phân đen. Nếu quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy phân bé sệt và nặng mùi hơn. Ngoài ra, nếu trẻ bị tổn thương đường tiêu hóa dưới, con đi ngoài có thể ra máu đỏ tươi hoặc kèm theo máu đông.

Nguyên nhân trẻ đi ngoài màu đen
Nguyên nhân trẻ đi ngoài màu đen

Viêm u ruột non

Ruột non là bộ phận giữ vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Nếu nó bị viêm u, sẽ khiến phân có màu đen. Do đó, nếu trẻ đi ngoài màu đen không nằm ngoài khả năng bị viêm u ruột non.

Bệnh tai, mũi, họng

Máu được chảy từ miệng, tai, mũi dưới tác động của dịch vị và dịch ruột có thể làm hồng cầu biến đổi và trở thành màu đen. Mặc dù nguyên nhân này rất hiếm, nhưng ba mẹ cũng không được chủ quan.

Sốt xuất huyết

Khi trẻ bị sốt xuất huyết, hiện tượng đi ngoài màu đen rất dễ xảy ra. Bởi lẽ, sốt xuất huyết gây ra những biến chứng nguy hiểm trong cơ quan nội tạng và hệ tiêu hóa. Trẻ mắc bệnh này không chỉ đi ngoài màu đen mà còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như mệt mỏi, quấy khóc, sốt. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu để được điều trị kịp thời.

Cách xử lý trẻ đi ngoài màu đen

Trẻ đi ngoài ra phân màu đen có thể kèm theo các dấu hiệu phổ biến như bỏ bú, chướng bụng, đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện. Thậm chí nếu nặng, con có thể bị sốt, tiêu chảy, sụt cân,… Vậy khi bé đi ngoài màu đen, ba mẹ cần làm gì?

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý

Đầu tiên, cha mẹ cần xác định được trẻ đi ngoài màu đen bắt nguồn từ đâu. Nếu do thực phẩm, bạn có thể dễ dạng khắc phục theo những cách sau:

  • Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây tốt cho cơ thể
  • Cho bé ăn nhiều các thực phẩm có thể đổi màu nhu động ruột như củ cải, socola đen, việt quất,…
  • Thay đổi loại sữa sao cho phù hợp. Tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ
  • Cho bé uống nước đầy đủ để hệ tiêu hóa hoạt động và đào thải tốt hơn
  • Khuyến khích bé nghỉ ngơi đúng giờ
  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín để tránh bị nhiễm khuẩn
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý

Đưa bé tới bệnh viện

Khi theo dõi trẻ bị đi ngoài phân đen kéo dài có thể liên quan đến xuất huyết tiêu hóa, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm, càng tốt. Không nên chậm trễ vì xuất huyết tiêu hóa có thể gây mất máu, sốc nặng, nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.

Hướng dẫn phòng ngừa trẻ đi ngoài màu đen

Trẻ đi ngoài phân đen nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng. Để giúp trẻ tránh nguy cơ đi ngoài phân đen, cha mẹ nên thực hiện một số mẹo phòng ngừa sau:

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ rau củ quả giàu chất xơ, ít chất béo bão hòa như củ cải đường, cà rốt, mâm xôi, chuối, dâu tây, bơ, táo, quả lê,…
  • Tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc chống viêm khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ
  • Cho bé uống nhiều nước. Vì nước có tác dụng làm mềm phân, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa
  • Cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C: cà rốt, mận, cà chua, cam, quýt, bưởi, táo,…
  • Cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu magie như đu đủ, đậu đũa, khoai lang,…
  • Tập cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ, không nhịn

Trên đây là một số nguyên nhân trẻ đi ngoài màu đen và cách xử lý hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho mẹ khi chăm sóc bé yêu!

Chia sẻ bài viết này