Nội dung chính

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy phải làm sao

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy đôi khi bình thường nhưng trong một số trường hợp nó lại là do rối loạn tiêu hóa hoặc bị nhiễm khuẩn. Vì vậy mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân để có cách trị tốt nhất cho con.

Nguyên nhân chính khiến phân bé có mùi chua

Thông thường, ngày đầu sau khi chào đời, phân su của bé sẽ màu xanh đen, dính, sệt. Những ngày sau đó, phân có màu sáng, chuyển từ xanh nâu sang vàng, lỏng sệt, thỉnh thoảng lợn cợn hoặc bị vón cục. Trường hợp ba mẹ phát hiện phân bé có mùi chua, kèm theo sủi bọt hoặc nhầy thì rất có thể do nguyên nhân sau.

Vì sao phân bé sơ sinh có mùi chua, nhầy?
Vì sao phân bé sơ sinh có mùi chua, nhầy?

Trẻ không hấp thụ được hết dinh dưỡng

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu còn yếu. Vì vậy cơ thể không hấp thụ hết các chất dinh dưỡng khiến cho dạ dày kích ứng, vi khuẩn phát triển và phân có mùi. Ngoài ra, việc bị mắc bệnh nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến con không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng.

Với bé đang tuổi ăn dặm, nếu lượng tinh bột đưa vào cơ thể quá nhiều hoặc chưa nấu chín cũng sẽ gây ra tình trạng kích ứng dạ dày, phân có mùi chua và kèm sủi bọt.

Loạn khuẩn đường ruột

Bên trong đường ruột của bé tồn tại một hệ vi sinh đa dạng bao gồm lợi và hại khuẩn. Với các bé sinh thường, khi qua âm đạo của mẹ sẽ nhận được nhiều lợi khuẩn, giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng hoàn thiện.

Tuy nhiên với trẻ sinh mổ, do không tiếp xúc lợi khuẩn tại đường sinh nở tự nhiên nên hệ vi sinh đường ruột dễ mất cân bằng. Vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn, khiến phân của bé có mùi chua nồng.

Ngoài ra, nếu trẻ vừa phải trải qua một đợt điều trị kháng sinh thì phân cũng sẽ có mùi chua, nhầy. Bởi loại thuốc này không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn giết chết lợi khuẩn trong ruột của con. Từ đó làm mất cân bằng, gây ra tình trạng phân có mùi chua.

Do bé bị bệnh Crohn

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy có thể là do Crohn – căn bệnh viêm ruột đặc thù ở trẻ. Bệnh có thể gây viêm nhiễm và kích ứng ở bất kỳ phần nào của hệ tiêu hóa. Từ đó cản trở cơ thể hấp thu dinh dưỡng, khiến phân của trẻ có mùi chua tanh, kèm theo các triệu chứng như:

Bệnh Crohn có thể khiến con đi ngoài phân chua và nhầy
Bệnh Crohn có thể khiến con đi ngoài phân chua và nhầy
  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày
  • Phân có chất nhầy kèm theo tia máu
  • Bé bị đau bụng, quấy khóc, khó chịu
  • Mệt mỏi, lừ đừ, bỏ bú
  • Sốt, nôn ói

Bệnh xơ nang

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua, nhầy có thể là do xơ nang. Đây là bệnh lý di truyền có thể tắc nghẽn phổi và đường tiêu hóa làm cho chất nhầy và dịch tiêu hóa trở nên đặc, dính.

Với trẻ sơ sinh bị mắc xơ nang, dịch tiêu hóa dính đặc có thể cản trở di chuyển của các enzym tuyến tụy đến ruột phân hủy thức ăn. Từ đó gây ra triệu chứng khó chịu cho hệ tiêu hóa, trong đó có tình trạng đi ngoài phân chua.

Trẻ mọc răng

Trẻ đi ngoài có mùi chua và nhầy, thủ phạm có thể đến từ quá trình mọc răng. Mặc dù hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh mọc răng là nguyên nhân chính khiến phân có mùi. Song theo kinh nghiệm của nhiều cha mẹ thì tình trạng này thường sẽ xuất hiện khi bé mọc răng.

Đi ngoài phân chua do đang mọc răng
Đi ngoài phân chua do đang mọc răng

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy khi nào bình thường?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Trường hợp phân bé có mùi chua nhẹ và không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác thì đây là dấu hiệu bình thường. Nguyên nhân có thể là do tiêu hóa của bé còn non nên chưa hấp thụ được chất dinh dưỡng khiến phân có mùi. Tình trạng này sẽ tự thuyên giảm sau một vài tuần khi bé lớn hơn.

Trẻ đi ngoài có mùi chua và nhầy khi nào bất thường?

Nếu trẻ đi ngoài phân có mùi chua kèm theo những triệu chứng sau, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được khám chữa kịp thời. Cụ thể:

  • Bé đi ngoài phân nhão, có máu
  • Phân mềm và có bọt trong 2h
  • Xuất hiện triệu chứng nôn, đau bụng, sốt cao
  • Con khóc lóc, mệt mỏi

Đặc biệt khi thấy các bé đi ngoài có bọt và nhầy bố mẹ không được chủ quan. Vì đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của con không được khỏe mạnh.

Mẹ nên làm gì khi phân của bé mùi chua và nhầy

Tùy vào độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của bé mà mẹ có thể áp dụng biện pháp để con cải thiện. Cụ thể:

Với trẻ dưới 2 tháng tuổi

Trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, sữa mẹ là thức ăn chính vì vậy cách tốt nhất để con không bị đi ngoài phân có mùi chua đó là hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường trong các bữa ăn hàng ngày của mẹ. Bởi thực phẩm này là một trong những nguyên nhân chính khiến phân của bé 2 tháng có mùi chua.

Trường hợp bé phải uống sữa công thức do thiếu sữa mẹ thì hãy ngừng ngay loại sữa con bú và đưa bé đi chuyên khoa dinh dưỡng để chọn loại sữa tốt hơn.

Trẻ dưới 2 tháng tuổi bú mẹ
Trẻ dưới 2 tháng tuổi bú mẹ

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bú mẹ hoàn toàn

Trong giai đoạn này, nếu phân của bé có mùi chua, sủi bọt thì rất có thể là do hệ thống đường ruột của con nhạy cảm nên khi tiếp nhận loại sữa không hợp sẽ bị tiêu chảy và chua.

8 mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà

Do vậy mẹ nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm tốt cho cơ thể như sữa chua, cháo, bánh mì, rau củ quả,…

Đối với trẻ uống sữa công thức

Khi mới bắt đầu uống sữa công thức, trẻ sẽ có thể đi ngoài khoảng 23 ngày do sữa nhiều chất mà cơ thể con chưa hấp thụ được. Tuy nhiên nếu thấy bé bị đi ngoài phân có mùi chua kèm theo sủi bọt mẹ nên cân nhắc đổi sang sữa khác cho con.

Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xám có đáng lo không

Trẻ trong quá trình ăn dặm

Với trẻ sơ sinh đang trong quá trình ăn dặm mà phân có mùi kèm theo chất nhầy mẹ nên xem xét xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ chất cho con. Lúc này việc bổ sung đồng thời rau xanh, hoa quả sẽ giúp các bé giảm thiểu tình trạng đi ngoài phân chua, có nhầy. Một số món ăn mà mẹ có thể bổ sung cho bé trong giai đoạn này như cà rốt luộc, súp lơ xào, cháo gà,…

Ngoài ra, mẹ cũng cần phải hạn chế dầu mỡ cũng như xem xét kỹ lưỡng độ an toàn của các thực phẩm sử dụng cho con.

Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột

Hầu hết trường hợp loạn khuẩn đường ruột là do sử dụng kháng sinh hoặc ăn thức ăn không hợp.

Với trường hợp này mẹ hãy cân nhắc sử dụng men vi sinh để hỗ trợ bé tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lạm dụng, bởi việc sử dụng lâu dài có thể khiến cho cơ chế tự nhiên của bé bị “nhờn”. Vì vậy tốt nhất, hãy tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy. Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng để kéo dài sẽ khiến các bé bị chậm phát triển. Vì vậy mẹ cần theo dõi sát sao, kịp thời đưa bé đi khám khi có những triệu chứng lạ.

Chia sẻ bài viết này