Nội dung chính

Trẻ hết táo bón đi ngoài ra máu với 7 bí kíp này

Táo bón ở trẻ không phải vấn đề hiếm gặp, nhưng khi đi ngoài kèm máu, nỗi lo lắng sẽ lại tăng lên. Trong bài viết này, Fitobimbi sẽ phân tích nguyên nhân, biểu hiện và cung cấp những giải pháp chuyên sâu để trẻ táo bón đi ngoài ra máu nhanh khỏi.

6 nguyên nhân chính gây táo bón ra máu ở trẻ

Trong hầu hết các trường hợp, lượng máu nhỏ trong phân của bé không phải dấu hiệu của tình trạng nguy hiểm. Dưới đây là 6 nguyên nhân thường gặp khiến trẻ táo bón đi ngoài ra máu.

nguyen-nhan-tre-tao-bon-di-ngoai-ra-mau
Nguyên nhân trẻ táo bón đi ngoài ra máu
  1. Do nứt kẽ hậu môn: 90% các trường hợp táo bón ra máu ở trẻ là do nứt kẽ hậu môn. Tình trạng này xảy ra do táo bón lâu ngày làm phân tích tụ nhiều. Bé phải gồng sức để rặn, từ đó tạo ra ma sát với thành hậu môn gây nứt kẽ, chảy máu.
  2. Nhịn tiêu: Một số bé cố tình nhịn đi vệ sinh vì chê nhà xí ở trường không sạch. Hoặc do ám ảnh với lần đi ngoài trước đó. Nhưng càng nín nhịn, phân trong trực tràng càng to và khô. Đến khi không nhịn được nữa việc đi ngoài sẽ khó khăn hơn. Làm tăng nguy cơ táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ.
  3. Chế độ ăn không hợp lý: Chế độ ăn thiếu chất xơ, ít nước và rau củ nhưng lại tiêu thụ lượng lớn tinh bột và đường thường dễ gây táo bón, đi ngoài ra máu.
  4. Dị ứng sữa bò: Dị ứng sữa là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ. Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với protein trong sữa, gây triệu chứng viêm và tổn thương niêm mạc đường ruột.  Từ đó khiến bé đi ngoài phân có nhầy máu.
  5. Lồng ruột: Việc để đại tràng xoắn ốc sẽ gây tắc nghẽn, ngăn cản thức ăn di chuyển đến ruột. Đồng thời, gia tăng áp lực lên các mạch máu, giảm lưu lượng máu tới các đoạn ruột bị lồng gây hoại tử, chảy máu. Máu dính trên phân thường là máu đỏ có lẫn chất nhầy, đôi khi nhìn như “thạch dâu”.
  6. Dị tật: Việc táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ còn có thể xuất phát từ những dị tật bẩm sinh chẳng hạn như hẹp đại tràng, phình đại tràng bẩm sinh. Trong trường hợp này, trẻ sẽ đi ngoài ra máu vài tuần sau sinh.

Dấu hiệu sớm nhận biết trẻ táo bón đi ngoài ra máu

Không khó để mẹ có thể dự đoán tình trạng táo bón đi ngoài ra máu của trẻ. Dưới đây là những dấu hiệu ban đầu về tình trạng này.

dau-hieu-canh-bao táo bón
Dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng táo bón ra máu
  • Bé hay quấy khóc mỗi lần đi đại tiện
  • Phân của bé khô, cứng, nhỏ tròn như phân dê
  • Bề mặt phân có máu tươi, máu dính trên giấy vệ sinh, bệt vệ sinh hoặc quần của bé
  • Trẻ có thể ngứa, rát xung quanh vùng hậu môn mỗi khi đi cầu
  • Nếu kiểm tra mẹ sẽ thấy vùng hậu môn của bé có những vết rách nhỏ
  • Bé có dấu hiệu nhịn đi vệ sinh nhất là sau lần đi ngoài ra máu trước đó

Nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu này mẹ nên chú ý để tránh tình trạng đi ngoài ra máu nặng hơn. Trẻ táo bón đi ngoài máu máu thường được chia thành 2 dạng.

  • Dạng nhẹ: Bé đi ngoài có một ít máu trên phân. Con có cảm giác đau, ngứa và ngại đại tiện.
  • Dạng nặng: Bé đi ngoài ra rất nhiều máu. Phân dính toàn máu hoặc chảy máu liên tục khó cầm. Con mệt mỏi, quấy khóc. Với trường hợp này mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế thăm khám.

Vượt táo đi ngoài ra máu với 7 “bí kíp” siêu đơn giản

Mẹ nào cũng sẽ lo lắng, hoảng sợ khi nhìn thấy máu trong phân của bé.  Tuy nhiên phần lớn các trường hợp này không gây nguy hiểm và mẹ hoàn toàn có thể khắc phục bằng những biện pháp dưới đây.

1. Bổ sung chất xơ cho bé

Nghe qua thì thấy “rất thường” vì thực sự ngày nào mẹ chả bổ sung rau xanh cho bé. Tuy nhiên không phải loại rau xanh nào cũng giúp ích cho việc giảm táo bón. Theo chuyên gia, việc sử dụng rau xanh có tính nhuận tràng, chứa chất xơ hòa tan cao sẽ giúp trẻ tống đẩy phân ra ngoài dễ dàng.

Bổ sung chất xơ giúp hạn chế tình trạng táo bón có máu
Bổ sung chất xơ giúp hạn chế tình trạng táo bón có máu

Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại rau củ như rau đay, mồng tơi, súp lơ và các loại quả như chuối, bơ, táo, mận,… Mẹ đừng quên bổ sung những loại ăn này vào thực đơn hàng ngày của bé. Trường hợp trẻ không ăn rau mẹ có thể bổ sung chất xơ bằng các loại sinh tố từ rau củ quả.

2. Tăng cường nước uống

Thiếu nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng táo bón đi ngoài ra máu. Vì thế mẹ nên chú ý bổ sung lượng nước cần thiết mỗi ngày cho con.

Theo khuyến cáo của WHO, trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn sẽ không cần phải uống nước. Tuy nhiên trong trường hợp bị táo bón nặng con vẫn uống ngày khoảng 100-200ml nước.

Với trẻ ăn dặm từ 6-12 tháng tuổi ngày uống 200-300ml nước. Từ 1-3 tuổi bé cần 500-600ml mỗi ngày. Từ 3-5 tuổi ngày uống 1 lít và hơn 10 tuổi cần 1.5-2 lít nước mỗi ngày.

Ngoài nước lọc mẹ có thể cho bé uống nước canh, nước ép từ các loại quả như táo, lê, mận,… cũng giúp kích thích ruột và làm mềm phân hiệu quả.

3. Cho trẻ vận động nhiều hơn

Trẻ vận động nhiều sẽ giúp tăng tuần hoàn máu đến dạ dày, kích thích hoạt động co bóp, giãn đẩy, tống phân ra ngoài dễ dàng.

  • Theo đó, với các bé lớn mẹ có thể cho con tham gia hoạt động ngoài trời như đạp xe, chạy bộ, đá bóng. Những hoạt động này không giúp tăng đề kháng mà còn cải thiện táo bón ra máu hiệu quả.
  • Với các bé sơ sinh mẹ cũng có thể tăng cường hoạt động cho bé bằng các bài tập đạp xe, gấp chân cong người để giúp đi ngoài dễ hơn.

Ngoài các hoạt động vui chơi mẹ có thể tiến hành massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ khoảng tầm 5-10 phút. Điều này cũng giúp ích cho việc cải thiện táo bón ở trẻ.

4. Thiết lập thói quen cho bé đi ngoài đúng giờ

Đây là biện pháp hiệu quả nhưng lại bị phụ huynh bỏ qua. Việc duy trì thói quen đi ngoài đúng giờ sẽ tạo phản xạ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Theo các chuyên gia, thời điểm lý tưởng để bé đại tiện là vào buổi sáng ngay khi thức dậy. Lúc này, cơ đại tràng co bóp gấp 3 lần bình thường tạo điện kiện thuận để tống đẩy phân ra ngoài. Dưới đây là những mẹo nhỏ mà Fitobimbi mách mẹ để giúp bé có thói quen này.

Thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ
Thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ
  • Cho bé đi dạo sau ăn tối: Hoạt động nhẹ sau bữa tối sẽ kích thích đường ruột để bé đi tiêu vào sáng.
  • Ăn một ít vào buổi sáng: Một bữa sáng nhẹ có thể kích thích hoạt động đường ruột và khuyến khích bé đại tiện tốt hơn.
  • Bổ sung dầu cá: Dầu cá chứa Omega 3 hỗ trợ sự linh hoạt của đại tràng, giúp bé đại tiện dễ dàng vào thời điểm sáng.
  • Duy trì thói quen đi tiêu cố định: Đi ngoài vào một thời điểm nhất định trong ngày sẽ giúp cơ đại trạng hình thành thói quen.

5. Đổi sữa cho bé

Dị ứng sữa là tác nhân phổ biến gây táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ mà mẹ ít biết.  Theo thống kê của Tạp Chí Nhi Khoa, tỷ  lệ trẻ dị ứng đạm sữa ở Việt Nam ước tính khoảng 2.1%. Có nghĩa là cứ 10 bé thì có 2 bé  gặp tình trạng này.

Ngoài ngứa, phát ban, khò khè, tiêu chảy dị ứng sữa còn khiến các bé táo bón, đi ngoài phân có máu tươi. Với trường hợp này, cách tốt nhất để cải thiện cho bé là đổi sữa, ưu tiên loại sữa thủy phân. Dựa vào tình trạng dị ứng của bé mà mẹ có thể cân nhắc chọn sữa thủy phân một phần, toàn phần hoặc sữa thực vật. Trường hợp nặng hơn bé có thể phải dùng đến dòng sữa Amino (thủy phân sâu nhất) để giúp đáp ứng và ngăn tình trạng đi ngoài có máu.

Trên thực tế, việc phát hiện trẻ dị ứng sữa bò khá khó với các mẹ bỉm. Vì vậy khoảng thời gian đầu phần lớn các bé sẽ bị điều trị sai hướng. Cách tốt nhất, để mẹ phát hiện ra căn bệnh này là hãy quan sát triệu chứng toàn thân của bé. Trẻ dị ứng sẽ phát triển triệu chứng đồng thời trên hệ hô hấp, tiêu hóa và da. Nếu bé đang uống sữa bò mà có từ 2 triệu chứng toàn thân trở nên mẹ hãy cân nhắc đến trường hợp này.

6. Bổ sung lợi khuẩn

Song song với việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng mẹ nên bổ sung lợi khuẩn để giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa, cải thiện tận gốc tình trạng táo bón ra máu của con.

Các chủng lợi khuẩn sau khi đi vào cơ thể sẽ giúp kích thích nhu động ruột, tiết men tiêu hóa, hỗ trợ xử lý thức ăn, tránh gây ù ứ táo bón. Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn từ các nguồn như sữa chua, đồ lên men. Tuy nhiên các chủng khuẩn này thường là đơn chủng, khó kiểm soát chất lượng và chủ yếu phù hợp với trẻ đã ăn uống tốt. Với trẻ sơ sinh, giải pháp tối ưu là cho dùng men vi sinh đa chủng theo hướng dẫn của bác sĩ.

7. Thận trọng khi dùng thuốc nhuận tràng

Trong một số trường hợp để trẻ tống đẩy hết lượng phân rắn ra ngoài, bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc nhuận tràng, thường là dạng thụt hậu môn. Việc sử dụng thuốc này cho hiệu quả nhanh, nhưng không được phép lạm dụng. Bởi sử dụng nhiều có thể khiến cho tình trạng của trẻ nặng hơn.

Nếu trẻ táo bón đi ngoài ra máu có các dấu hiệu sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc, sụt cân, cứng bụng mẹ nên nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Trẻ táo bón đi ngoài ra máu đa phần không gây nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng tình trạng có thể nặng hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy hãy nhớ bỏ túi 7 phương pháp trên mà Fitobimbi gợi ý mẹ nhé.

Chia sẻ bài viết này