Nội dung chính

Trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm và cách khắc phục hiệu quả

Trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, cách xử lý ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn khách quan mẹ nhé.

Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn: Nguyên nhân và cách xử lý

Hiện tượng nôn về đêm ở trẻ 5 tuổi

Nôn trớ là tình trạng thức ăn, đồ uống được bé nuốt xuống dạ dày sau đó ngược lên thực quản và đưa ra miệng. Đa số, trẻ sơ sinh đều sẽ nôn trớ. Tình trạng sẽ biến mất khi bé lớn hơn 2 tuổi. Nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ sẽ nôn trớ đến khi 5 tuổi. Theo chuyên gia, đôi khi có một vài bé nôn trớ về đêm nhưng sau khi nôn có thể ngủ ngon thì nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống trước khi đi ngủ khiến hệ tiêu hóa làm việc không tốt.

Để hạn chế tình trạng này, mẹ chỉ cần cho bé ăn uống vừa phải, sinh hoạt hợp lý để hệ tiêu hóa được phép nghỉ ngơi. Trường hợp trẻ nôn về đêm kéo dài kèm theo dấu hiệu tiêu chảy, sốt cao thì rất có thể là do bệnh lý nguy hiểm. Lúc này mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị tốt hơn.

Trẻ 5 tuổi bị nôn khi về đêm
Trẻ 5 tuổi bị nôn khi về đêm

Nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm

Không phải tự nhiên mà trẻ 5 tuổi bị nôn. Dưới đây là những lý do khiến con gặp phải tình trạng này.

Viêm dạ dày, ruột

Trẻ 5 tuổi ăn vào là nôn có thể là do bệnh lý dạ dày hoặc ruột. Bệnh khởi phát do vi khuẩn, virus tấn công thông qua thức ăn, nguồn nước không hợp vệ sinh. Khi bị viêm dạ dày ruột, trẻ 5 tuổi thường bị nôn ói, sốt cao. Tình trạng nôn có thể kéo dài từ 12-72 giờ gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu.

Dị ứng thực phẩm

Bé 5 tuổi bị nôn về đêm nhưng không sốt có thể là do dị ứng. Ngoài nôn thì trường hợp này trẻ còn xuất hiện những dấu hiệu như: nổi mề đay, phát ban, sưng, cứng vòm họng. Vì vậy mẹ cần chú ý, kịp thời phát hiện để có biện pháp xử lý phù hợp.

Mẹ xem thêm: Trẻ bị nôn nên ăn gì, kiêng gì để bệnh không nặng?

be non tro ve dem

Ngộ độc thực phẩm

Khi bé không may ăn phải thức ăn hết hạn hoặc được chế biến sai cách cũng sẽ có thể nôn mửa. Với trường hợp này, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được kịp thời kiểm tra. Tránh gây biến chứng nguy hiểm như tiêu chảy, mất nước, mệt mỏi,…

Ngộ độc thực phẩm khiến con bị nôn
Ngộ độc thực phẩm khiến con bị nôn

Bị nhiễm trùng

Một trong những lý do khiến trẻ 5 tuổi hay bị ợ hơi là do nhiễm trùng đường tiểu. Bên cạnh đó, nếu như mắc phải hội chứng viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phổi trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên nếu trẻ không kèm triệu chứng sốt cao, mệt mỏi các mẹ có thể yên tâm.

Hẹp phì đại môn vị

Nếu trẻ 5 tuổi ăn vào là nôn kèm theo dấu hiệu mệt mỏi có thể bé mắc hẹp phì đại môn vị. Theo chuyên gia, khi mắc phải hội chứng này, trẻ thường lặp lại chu kỳ bú, nôn, đói.

Nếu tình trạng này diễn ra ngày càng nghiêm trọng mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ hơn.

Trào ngược dạ dày- thực quản

Trào ngược dạ dày mặc dù không quá phổ biến ở trẻ 5 tuổi nhưng tình trạng này có thể gây ra kích ứng cổ họng, kéo theo phản xạ buồn nôn. Các dấu hiệu thường thấy ở trẻ khi bị bệnh là ợ nóng, ợ chua, ho, khó chịu.

Tình trạng trào ngược thường hay xảy ra vào ban đêm do trẻ ăn phải một số thực phẩm kích thích dạ dày gây tiết axit. Do đó để tránh tình trạng trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm mẹ hãy hạn chế cho bé ăn đồ chiên rán, đồ nhiều chất béo, phô mai, socola vào buổi tối.

Do bệnh lý về đường hô hấp

Ho là một trong những bệnh lý về đường hô hấp thường gặp ở trẻ. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, khiến trẻ bị nôn. Lý do là bởi khi ho các chất nhầy, bẩn tích tụ ở đường hô hấp sẽ đẩy ra ngoài, kéo theo đó là thức ăn chưa được xử lý. 

Ho cũng là lý do khiến trẻ bị nôn về đêm
Ho cũng là lý do khiến trẻ bị nôn về đêm

Trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm mẹ nên xử lý thế nào?

Khi phát hiện ra trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục các mẹ cần phải theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé. Dưới đây là những biện pháp mà mẹ có thể thực hiện tại nhà để giúp phục hồi sức khỏe cho con.

tre 5 tuoi bi non ve dem xu ly nhu the nao

Cho trẻ nghỉ ngơi

Đây là phương pháp đầu tiên mẹ cần áp dụng khi trẻ nôn nhiều. Theo chuyên gia khi trẻ 5 tuổi bị nôn trước mắt hãy để cho bé nghỉ ngơi. Mẹ nên đặt bé nằm nơi yên tĩnh, thoáng mát. Có thể xoa nhẹ vùng bụng hoặc lưng để tạo cảm giác dễ chịu. Việc dỗ dành này sẽ giúp các bé bình tĩnh và nhanh hồi sức lại hơn.

Cho trẻ ngồi dậy và súc miệng với nước muối

Khi trẻ 5 tuổi đang ngủ bị nôn mẹ hãy cho bé ngồi dậy và súc nước muối. Việc làm này sẽ giúp làm giảm cảm giác khó chịu đồng thời giúp bé ngủ lại sau nôn. Theo chuyên gia, đây là phương pháp giúp dạ dày cảm thấy dễ chịu và không chua miệng sau khi vừa nôn.

Bù nước cho con

Điều quan trọng tiếp mà mẹ cần làm khi trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm đó là bù nước cho con. Cách phổ biến  được nhiều mẹ bỉm áp dụng đó là sử dụng dung dịch Oresol.

Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng nước lọc, nước ép hoa quả tùy theo sở thích, nhu cầu của bé. Tuy nhiên để đạt hiệu quả mẹ nên lưu ý cho bé uống nước sau khi đã bớt nôn và bình tĩnh lại. Duy trì uống nước trong khoảng 4h hoặc cho đến khi tình trạng nôn được ổn định hẳn.

Bổ sung nước cho bé sau nôn
Bổ sung nước cho bé sau nôn

Điều chỉnh lại chế độ ăn

Khi trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Cụ thể:

  • Lựa chọn thực đơn phù hợp: Mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp. Có thể tham khảo công thức nấu cháo cùng thực phẩm bằm để vừa đảm bảo dễ tiêu vừa bổ sung dinh dưỡng
  • Chia nhỏ bữa ăn: Trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm có thể là do ăn nhiều vì thế mẹ nên chia nhỏ bữa ăn theo nhu cầu bé. Tuyệt đối không được ép buộc khiến hệ tiêu hóa của con quá tải

Cho bé dùng thuốc

Quá trình quan sát nếu như tình trạng nôn trớ của bé diễn ra trong thời gian ngắn thì mẹ không cần dùng thuốc. Tuy nhiên nếu trẻ nôn trớ liên tục kèm theo tình trạng mất nước thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và cho loại thuốc phù hợp.

Trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm khi nào cần gặp bác sĩ?

Trẻ 5 tuổi hay bị ợ hơi kèm theo nôn trớ mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ trong trường hợp sau:

  • Trẻ nôn ra dịch mật màu vàng, màu đỏ hoặc nâu
  • Tình trạng nôn liên tục kéo dài trong vòng hơn 24h ngay cả khi con không ăn gì
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như khô môi, không tiểu
  • Trẻ bị đau bụng nhiều, kèm theo sốt cao trên 38,5 độ
  • Trẻ có dấu hiệu lừ đừ, mệt mỏi
  • Trẻ có dấu hiệu tim đập nhanh, khó thở và bắt đầu co giật

Cách phòng tránh tình trạng trẻ 5 tuổi bị nôn

Nôn trớ kéo dài không chỉ khiến cho cha mẹ lo lắng mà còn ảnh hưởng tới việc hấp thu dinh dưỡng của bé. Vì vậy để con phát triển khỏe mạnh mẹ nên áp dụng biện pháp phòng ngừa dưới đây.

  • Nới rộng quần áo cho bé nhất là khu vực quanh cổ và bụng khi ngủ
  • Cho bé ăn lượng thức ăn vừa phải, không cố gắng ép
  • Điều trị triệt để các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa để tránh bị nôn trớ về đêm
  • Buổi tối sau khi ăn mẹ không cho bé chạy nhảy, nô nghịch đồng thời tránh việc cho con nằm ngay
  • Bổ sung men vi sinh để hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, tránh tình trạng nôn trớ, khó tiêu

Trên đây là những thông tin bổ ích về tình trạng trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm. Với thông tin này, Fitobimbi hy vọng mẹ bỉm sẽ có thêm kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc bé yêu khỏe mạnh.

Chia sẻ bài viết này