Nội dung chính

Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn đang là vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Để mẹ biết cách xử lý bệnh này, dưới đây Fitobimbi sẽ chia sẻ thông tin hữu ích về vấn đề trên.

Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi bị nôn

Trẻ 6 tuổi ăn vào bị nôn là tình trạng phổ biến, bắt nguồn từ nhóm nguyên nhân dưới đây.

Hiện tượng nôn trớ bình thường

Bé 6 tuổi bị nôn sau ăn có thể là do hiện tượng nôn trớ thông thường. Tình trạng này chủ yếu xảy ra khi con ăn no, sai tư thế hoặc chạy nhảy nhiều,… Cụ thể:

  • Khi bé ăn no dạ dày không đủ chỗ chứa buộc phải tống đẩy ra ngoài. Từ đó sinh ra hiện tượng nôn trớ sau ăn
  • Không chỉ thế việc cho bé ăn sai tư thế như cũng gây khó khăn cho hệ tiêu hóa. Khiến con dễ bị trào ngược thực quản không hấp thụ được dinh dưỡng

Vì thế lời khuyên cho mẹ lúc này là cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, chẳng hạn như chia thành nhiều bữa nhỏ để hệ tiêu hóa không bị quá tải. Đồng thời tránh việc đặt bé nằm nghỉ sau mỗi bữa ăn và nên khuyến khích vận động nhẹ nhàng để tránh khó chịu.

Trẻ 6 tuổi nôn trớ sinh lý bình thường
Trẻ 6 tuổi nôn trớ sinh lý bình thường

Hiện tượng nôn trớ bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân khách quan thì trẻ 6 tuổi hay nôn còn có thể là do bệnh lý dưới đây.

  • Bị nhiễm khuẩn: Trẻ 6 tuổi hay bị nôn có thể là do virus, vi khuẩn có hại tấn công khiến cho dạ dày viêm nhiễm, không xử lý được thức ăn. Ngoài nôn trớ thì khi nhiễm trùng trẻ còn có những biểu hiện khác như sốt, đau bụng, tiêu chảy,…
  • Dị dạng đường tiêu hóa: Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ khiếm khuyết hoặc dị dạng đường tiêu hóa bẩm sinh như teo hẹp thực quản, phình đại tràng, ruột non,… Lúc này trẻ cần đi khám và tiến hành can thiệp từ sớm
  • Dị ứng thực phẩm: Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn có thể là do dị ứng thực phẩm. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng lại với các chế phẩm dị ứng bằng cách nôn trớ sau ăn. Theo chuyên gia một số thực phẩm mà bé hay bị dị ứng gồm sữa, hải sản, đậu phộng, cá,…
  • Mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: Viêm họng, viêm phổi, viêm dạ dày, viêm màng não và các vấn đề về hệ thần kinh cũng là lý do khiến bé 6 tuổi nôn nhiều. Ngoài nôn, trẻ còn có thể bị sốt, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,…
  • Mắc bệnh ngoại khoa: Một số bệnh lý ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột sẽ có thể khiến trẻ ăn vào bị nôn kèm theo đó là những cơn đau bụng quằn quại không rõ nguyên nhân, đi ngoài ra máu, bụng căng phình
  • Hẹp môn vị: Đây là trường hợp ít gặp nhưng cũng có thể khiến trẻ 6 tuổi hay bị nôn. Lý do là bởi môn vị nằm giữa dạ dày và ruột. Khi bị giới hạn kích thước, thức ăn sẽ không thể tiêu vì vậy trẻ hay nôn trớ
  • Bé gặp vấn đề thần kinh, não: Trường hợp xấu nhất, bé bị chấn thương não hoặc có khối u trong đầu cũng sẽ rất dễ bị nôn
  • Bé bị viêm tai giữa: Trẻ 3 tuổi bị nôn sau ăn đồng thời kèm theo biểu hiện biếng ăn, khó thở, tim đập, cơ thể xanh xao kèm dịch xanh, tiêu chảy mẹ cần đưa bé tới viện kiểm tra để tránh chuyển biến xấu

Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn mẹ nên làm gì?

Trẻ 6 tuổi hay bị nôn có thể khiến cho nhiều mẹ lo lắng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, tình trạng có thể cải thiện nếu như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả.

Vệ sinh sạch sẽ cho con

Sau khi trẻ nôn việc đầu tiên mẹ cần làm đó là vệ sinh sạch sẽ cơ thể. Có thể lau người nước ấm hoặc bằng khăn sạch. Sau đó tiến hành thay quần áo nếu cần.

Vệ sinh thân thể cho bé sau nôn
Vệ sinh thân thể cho bé sau nôn

Quàng khăn vào cổ cho bé

Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn mẹ nên quàng khăn vào cổ để hạn chế làm bẩn quần áo. Ngoài ra, việc làm này cũng sẽ giúp cổ ấm hơn, tránh được tình trạng bị lạnh sau nôn.

Khốc xốc trẻ lên

Sau khi bị nôn, trẻ vẫn có thể nôn tiếp. Vì vậy mẹ tuyệt đối không được xốc trẻ lên. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng dịch ngược vào phổi, ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Vỗ nhẹ lưng cho con

Để ngắt cơn nôn cho bé, mẹ có thể thực hiện động tác vuốt nhẹ sống lưng theo chiều từ trên xuống dưới. Bên cạnh đó hãy trò chuyện vui vẻ để bé quên đi hành động nôn trớ.

Bổ sung nước cho bé

Sau khi bị nôn, cơ thể bé sẽ mất một lượng nước do đó cần phải bổ sung. Mẹ có thể cho con uống nước lọc đã đun hoặc nước ép hoa quả. Nên cho bé uống từng ngụm tránh việc nôn trớ trở lại.

Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Nếu tình trạng nôn của bé vẫn không thuyên giảm mẹ nên xem lại chế độ ăn uống hàng ngày. Bố mẹ nên cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu và có nhiều chất dinh dưỡng đồng thời hạn chế đồ chiên rán, nhiều dầu. Bên cạnh đó, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, hạn chế ép buộc các bé ăn nhiều.

Chế độ ăn của bé nên chọn thực phẩm dễ tiêu
Chế độ ăn của bé nên chọn thực phẩm dễ tiêu

Trẻ 6 tuổi hay bị nôn khi nào cần gặp bác sĩ?

Đa phần tình trạng nôn trớ sẽ tự cải thiện mà không cần phải can thiệp. Tuy nhiên với những trường hợp dưới đây bố mẹ cần phải nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ.

Trẻ nôn dịch mật

Khi trẻ bị nôn ra dịch màu vàng hoặc xanh bố mẹ cần phải để ý. Vì rất có thể bé bị sa ruột hoặc là sỏi mật. Bên cạnh đó cũng không ngoại trừ lý do ngộ độc thức ăn hoặc viêm dạ dày. Vì vậy cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ hơn.

Nôn kéo dài 24h

Nếu là hiện tượng nôn trớ bình thường thì sẽ không quá 24h. Vì vậy nếu con nôn nhiều thì rất có thể là do mắc bệnh đường ruột. Lúc này các vi khuẩn từ bên ngoài hoặc thức ăn đã làm nhiễm trùng đường tiêu hóa của bé. Do đó cần phải can thiệp sớm hơn.

Trẻ không ăn uống

Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn và bỏ bữa nhiều hơn 1 ngày thì cần đi gặp bác sĩ. Trường hợp này rất có thể bé đang đầy bụng, khó tiêu hoặc đường ruột có vấn đề nên không được phép chủ quan.

Có dấu hiệu mất nước

Sau khi trẻ nôn sẽ bị mất nước vì vậy mẹ nên chú ý một số dấu hiệu như sau: Môi bị khô hoặc dính, da bé bị khô và trở lên lạnh, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, quấy khóc, không đi tiểu trong vòng 6-8 tiếng. Với trường hợp này cần phải đưa bé đi gặp bác sĩ để bổ sung điện giải, tránh trường hợp mất nước nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của con.

Bé cần đi gặp bác sĩ khi có dấu hiệu mất nước
Bé cần đi gặp bác sĩ khi có dấu hiệu mất nước

??? Xem thêm nếu bé bị rối loạn tiêu hóa:

Cách phòng ngừa hạn chế tình trạng nôn sau ăn ở trẻ 6 tuổi

Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân. Vì thế mẹ hãy phòng ngừa cho bé bằng những cách sau:

Cho ăn thực phẩm an toàn

Thực phẩm không đạt chất lượng là một trong những lý do khiến trẻ 6 tuổi hay nôn. Vì vậy để đảm bảo an toàn, mẹ cần cho bé ăn thực phẩm sạch như rau củ quả tươi, thịt, cá, trứng sữa,… Thức ăn của bé không để qua đêm hoặc cấp đông lâu ngày. Bởi vì điều này rất dễ hình thành vi khuẩn, ảnh hưởng đường ruột.

Không ép con ăn quá no

Rất nhiều mẹ bỉm vì sợ con gầy mà đã ép các bé ăn nhiều, vượt quá khả năng. Theo các chuyên gia, đây là một trong những lý do khiến trẻ 6 tuổi bị nôn sau ăn. Vì vậy để hạn chế tình trạng này mẹ nên cho bé ăn theo liều lượng, chia nhỏ thực đơn đồng thời cho bé ăn thêm bữa phụ.

Tránh vận động mạnh sau ăn

Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn có thể là do vận động quá mạnh. Vì vậy sau khi ăn xong mẹ nên hạn chế để con chạy nhảy, nô đùa. Bởi vì điều này sẽ khiến dạ dày bị sốc dẫn đến trào ngược thức ăn. Gợi ý cho mẹ  lúc này là hãy để bé xem tivi, đọc sách sau mỗi giờ cơm.

Tránh tắm sau ăn

Tắm sau khi ăn cũng là thói quen không tốt mà nhiều mẹ bỉm vẫn làm cho con. Bởi vì khi no việc tắm có thể khiến bé cảm lạnh, nôn trớ. Do đó, chỉ nên tắm cho trẻ trước ăn để không ảnh hưởng sức khỏe.

Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn xong mà vẫn vui chơi bình thường thì mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp bé có dấu hiệu bất thường thì cần đi khám để được điều trị tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này