70% miễn dịch của cơ thể nằm ở hệ thống tiêu hóa vì vậy khi bộ phận này trục trặc sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi? Bệnh lý này có cần can thiệp hay không? Những băn khoăn này của mẹ sẽ được Fitobimbi giải đáp dưới đây.
- 8 mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hiệu quả
- Bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì, kiêng gì?
Giải đáp – Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thời gian khỏi bệnh thường sẽ lâu hơn ở người lớn. Thông thường là khoảng 3-7 ngày nhưng cũng có trường hợp phải đến 2 tuần mới khỏi. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng bệnh lý, nguyên nhân bị bệnh và cơ địa mỗi người. Cụ thể:
Thời gian khỏi rối loạn tiêu hóa theo cấp độ bệnh
Chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ được chia làm 3 cấp độ tương ứng với đó là thời gian khỏi bệnh khác nhau.
- Cấp tính: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cấp tính sẽ thường khỏi bệnh sau 1-2 ngày. Với các trường hợp cá biệt bệnh có thể kéo dài 2 tuần tuy nhiên triệu chứng thường nhẹ.
- Kéo dài: Trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài thường sẽ khiến cho cha mẹ lo lắng. Bởi các triệu chứng của bệnh xuất hiện khoảng 2-4 tuần.
- Mãn tính: Thời gian khỏi bệnh có trẻ rối loạn tiêu hóa mãn tính thường là 4 tuần cho đến 1 hoặc 2 năm, tùy vào từng bé.
Thời gian khỏi rối loạn tiêu hóa theo nguyên nhân bệnh
- Nếu nguyên nhân rối loạn tiêu hóa là do loạn khuẩn đường ruột thì thời gian khỏi sẽ là vài tuần đến vài tháng. Đến khi hệ thống vi sinh trong ruột được cân bằng lại.
- Nếu nguyên nhân là do kháng sinh kéo dài thì sau khi hết thúc đợt điều trị hệ tiêu hóa của bé sẽ “mượt mà” trở lại
- Nếu rối loạn tiêu hóa là do thức ăn bé chỉ cần vài giờ hoặc 1-2 ngày để đào thải độc tố ra ngoài.
- Còn nếu là do hệ tiêu hóa non nớt thì mẹ cần kiên trì vài tháng. Khi con quen với chế độ ăn mới, hệ tiêu hóa ổn định hơn thì tình trạng này sẽ tự động hết.
Theo thể trạng bệnh
Ngoài nguyên nhân và mức độ bệnh thì thời gian hết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa còn phụ thuộc vào thể trạng từng người.
- Cùng một nguyên nhân, triệu chứng nhưng ở những bé có thể trạng tốt chỉ cần 1-2 tuần là sẽ hồi phục.
- Nhưng với bé thể trạng yếu, có bệnh lý nền triệu chứng có thể kéo dài, tái phát liên tục hàng năm.
- Ở những bé sinh mổ, sinh non, nguy cơ rối loạn tiêu hóa cũng sẽ cao hơn những trẻ bình thường.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có tự khỏi không? Kéo dài có nguy hiểm?
Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở trẻ . Vì vậy nhiều mẹ thắc mắc có thể tự khỏi hay không? Trên thực tế, bệnh sẽ không thể thuyên giảm nếu như nguyên nhân gây bệnh không được khắc phục. Vì vậy để tránh biến chứng mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.
Theo các chuyên gia, tình trạng rối loạn tiêu hóa không gây nguy hiểm nếu được chữa khỏi kịp thời. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài bé có thể gặp hệ lụy như:
- Chán ăn
- Mệt mỏi
- Lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng
- Đặc biệt với những trường hợp rối loạn tiêu hóa kéo dài mất nước có thể nguy hiểm tính mạng nếu không can thiệp kịp thời.
Làm thế nào để trẻ nhanh hết rối loạn tiêu hóa?
Thời gian khỏi rối loạn tiêu hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên mẹ hoàn toàn có thể giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh bằng các biện pháp dưới đây.
Khắc phục nguyên nhân gây bệnh
Bước đầu tiên và quan trọng nhất để bé khỏi bệnh là cần tìm ra nguyên nhân nhằm có biện pháp can thiệp phù hợp. Cụ thể:
- Vớ trẻ có hệ tiêu hóa non nớt chế độ ăn uống nên được xây dựng phù hợp, tránh việc nhồi nhét, bồi bổ khiến con rối loạn vì không hấp thu.
- Ngoài ra mẹ nên thận trọng khi chọn sữa hoặc thực phẩm chức năng bổ sung cho bé. Hệ thống tiêu hóa non nớt của trẻ có thể dị ứng sữa bò hoặc bất dung nạp lactose, gluten dẫn đến rối loạn.
- Tuyệt đối không nên lạm dụng kháng sinh. Thay vào đó hãy cố gắng bồi dưỡng, nâng cao đề kháng để trẻ ít ốm vặt hơn. Việc dùng kháng sinh quá nhiều sẽ tiêu diệt hết lợi khuẩn trong đường tiêu hóa.
Cân bằng dinh dưỡng cho bé
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi có thể cải thiện nếu mẹ xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý. Theo đó mẹ nên, ưu tiên:
- Các loại trái cây tốt cho tiêu hóa như táo, chuối, nước dừa, cam
- Các loại ngũ cốc nhiều chất xơ như gạo lứt, yến mạch
- Các loại thịt lành tính như thịt lợn, cá, thịt gia cầm
- Và các loại rau củ có màu xanh đậm như súp lơ, bina, cải bắp, rau ngót, khoai lang,…
Ngoài thực phẩm ưu tiên, trẻ rối loạn tiêu hóa còn cần tránh đồ ăn chiên xào, nhiều dầu, đồ chế biến sẵn, các loại nước ngọt, đồ uống có gas. Các thực phẩm này có thể sẽ làm triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, giảm khẩu phần để tránh áp lực cho hệ tiêu hóa trong giai đoạn này.
Bù nước và điện giải
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy kèm theo. Vì vậy việc bổ sung nước và chất điện giải có vai trò đặc biệt quan trọng. Mẹ có thể dùng nước lọc, nước ép hoa quả, nước dừa, hoặc điện giải,… Đây đều là những loại nước tốt cho các bé trong giai đoạn này.
Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa
Cuối cùng và quan trọng nhất để cân bằng lại hệ thống tiêu hóa cho bé là bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
Khi hệ tiêu hóa rối loạn chắc chắn vi sinh trong đường ruột cũng mất cân bằng. Vì vậy để rút ngắn thời gian khỏi bệnh, cha mẹ nên cân bằng lợi khuẩn bằng cách sử dụng sữa chua hoặc men vi sinh và các thực phẩm phục hồi tiêu hóa.
Một trong những dòng sản phẩm bổ sung lợi khuẩn đường ruột nổi tiếng hiện nay là Fitobio Baby. Sản phẩm nhập khẩu từ Ý với hơn 30 tỷ lợi khuẩn trong đó có 4 chủng phổ biến là Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus plantarum, Lactobacillus reuteri, Bifidobacterium bifidum giúp cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhanh chóng.
Lời kết:
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi mặc dù phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng nếu mẹ nhận biết sớm triệu chứng, tìm đúng nguyên nhân và áp dụng giải pháp kịp thời đường ruột của bé sẽ nhanh hồi phục.