Nội dung chính

Trẻ bị nôn nên ăn gì, kiêng gì để bệnh không nặng?

Nôn trớ là triệu chứng thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân của tình trạng này là do chế độ ăn uống không hợp. Vậy trẻ bị nôn nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nắm rõ nguyên tắc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ hay nôn.

tre bi non nen an gi kieng gi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị nôn trớ

Trẻ bị nôn nên ăn gì là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Trước khi trả lời cho câu hỏi này mẹ nên nắm rõ chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho con. Cụ thể:

  • Sau khi trẻ hết nôn, mẹ hãy cho bé uống nước hoặc chất điện giải với một lượng nhỏ trong khoảng thời gian là 30-60 phút
  • Nếu trẻ vẫn còn nôn, thì hãy bổ sung thêm 50ml nước pha oresol. Đợi thêm khoảng 30 phút thì uống 50ml nước lọc và lặp lại như thế cho đến khi bé đỡ
  • Nếu trẻ hết nôn thì có thể cho bé bú mẹ trở lại hoặc uống sữa bằng ly với lượng tăng dần từ 80-100ml/ 3-4 giờ/ lần

Sau khoảng 12-24h nếu trẻ không còn nôn nữa thì mẹ có thể cho bé ăn uống trở lại. Theo đó, chế độ dinh dưỡng của trẻ bị nôn cần phải chú ý những điều như sau:

  • Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, giảm lượng ăn mỗi bữa
  • Với trẻ trên 6 tháng tuổi thì nên ăn thức ăn đặc so với sữa mẹ
  • Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu như sữa chua, ngũ cốc, đồng thời tránh đặt bé nằm ngay khi sau ăn

Trẻ bị nôn nên ăn gì? Top thực phẩm gợi ý

Chế độ ăn uống sai cách là một trong những nguyên nhân khiến trẻ buồn nôn. Vậy trẻ bị nôn nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm gợi ý giúp mẹ khắc phục hiệu quả tình trạng này.

Bánh quy

Trẻ bị nôn nên ăn gì? Đáp án không thể bỏ qua đó là bánh quy. Thực phẩm này có nhiều tinh bột nên có khả năng làm giảm acid dạ dày và cung cấp lại dinh dưỡng cho cơ thể sau nôn.

Cho bé ăn bánh quy sau trớ
Cho bé ăn bánh quy sau trớ

Chuối

Chuối là một trong những thực phẩm tốt cho trẻ bị nôn trớ. Vì nó cung cấp hàm lượng kali dồi dào giúp bé bù đắp điện giải đã mất trong quá trình nôn. Không chỉ thế thực phẩm này còn chứa nhiều đường tự nhiên giúp trẻ giảm bớt mệt mỏi và có lại nhiều năng lượng sau nôn.

chuoi bu dap dien giai cho be

Táo

Cũng là đáp án của câu hỏi trẻ bị nôn nên ăn gì. Theo các chuyên gia, trong táo có chứa hàm lượng pectin và các chất xơ dồi dào giúp ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa. Mẹ có thể nấu chín táo dưới dạng sốt hoặc làm bánh táo yến mạch để con dễ tiêu, hạn chế nôn trớ.

Bánh mì nướng

Bánh mì nướng giúp cung cấp nhiều tinh bột, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn ở trong dạ dày. Đồng thời đảm bảo năng lượng cần thiết cho trẻ hoạt động. Đây là một trong những thực phẩm hàng đầu cho bé nếu mẹ chưa biết trẻ bị nôn nên ăn gì.

Trẻ bị nôn nên ăn bánh mì
Trẻ bị nôn nên ăn bánh mì

Rau củ

Mẹ nên cho trẻ nôn trớ ăn nhiều rau củ hàng ngày để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất. Theo các chuyên gia, sở dĩ trẻ bị nôn trớ là do ăn phải thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu. Vì vậy để cải thiện tình trạng này mẹ hãy tăng cường rau xanh nhất là những loại rau tốt cho hệ thống tiêu hóa như rau đay, mồng tơi, củ cải,…

rau cu

Cháo, súp

Trẻ bị nôn nên ăn gì? Gợi ý không thể bỏ qua đó là thực phẩm dễ tiêu như cháo hoặc súp. Ngoài việc dễ tiêu thực phẩm này còn cung cấp nước, bổ sung điện giải cho bé. Mẹ có thể cho bé ăn cháo gà, cháo tôm hoặc cháo rau củ.

Trẻ bị nôn nên kiêng ăn gì?

Ngoài thực phẩm nên ăn thì trẻ bị nôn mẹ cần hạn chế những món ăn sau:

  • Đồ ăn nhiều đường: Các loại đồ ăn nhiều đường như nước ngọt, bánh ngọt thường gây kích thích mạnh đến hệ thần kinh. Chúng khiến cho cảm giác nôn trớ trở nên dữ dội. Vì vậy mẹ nên hạn chế cho bé tiêu thụ những thực phẩm này
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều dầu mỡ không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn khiến tình trạng nôn trớ trở nên nghiêm trọng. Do đó mẹ hãy hạn chế cho bé sử dụng
  • Đồ uống chứa ga và cồn: Mẹ hãy cho bé tránh xa đồ uống có ga nếu như không muốn tình trạng nôn trớ trở nên tồi tệ
  • Thức ăn cứng: Đồ ăn cứng là một trong những thủ phạm khiến cho tiêu hóa của bé ảnh hưởng từ đó gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nôn trớ. Vì vậy để khắc phục tình trạng này mẹ nên hạn chế thức ăn thô, cứng

Trẻ bị nôn nên ăn gì, bài viết trên đã giải đáp rõ. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm sẽ biết xây dựng thực đơn hợp lý cho con.

Chia sẻ bài viết này