Các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh từ lâu đã được mẹ bỉm truyền tải thực hiện. Vậy đó là những mẹo gì, có hiệu quả hay không? Hãy cùng Fitobimbi tổng hợp 11 mẹo vặt dưới đây.
Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh hầu hết đều bị nôn trớ, nhất là trong những tuần đầu sau sinh. Hiện tượng này sẽ tự thuyên giảm sau 6-24 tiếng mà không cần phải điều trị đặc biệt. Thế nên nếu con nôn trớ kèm theo dấu hiệu sau, mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra.
- Bé bị đau bụng quằn quại
- Bụng bé chướng to
- Bé rơi vào trạng thái lơ mơ sau khi nôn trớ
- Bé có hiện tượng co giật
- Tình trạng nôn trớ kéo dài trên 24 tiếng
- Cơ thể bé có dấu hiệu mất nước
- Trong bãi nôn xuất hiện máu hoặc màu xanh
Thông thường trẻ bị nôn trớ do 2 nguyên nhân. Một là sinh lý do dạ dày nằm ngang, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và cơ thắt tâm vị yếu. Với trường hợp này, tình trạng nôn trớ sẽ tự động hết sau khi trẻ được 12-18 tháng tuổi. Ngoài yếu tố sinh lý, thì trẻ sơ sinh còn có thể bị nôn trớ nếu như mắc một trong những căn bệnh như sau: tắc ruột, teo ruột, hẹp phì đại môn vị, viêm nhiễm đường tiêu hóa,…
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng nôn trớ là hiện tượng thường gặp và tự biến mất khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, mẹ phải hiểu rằng, nhiều khi nôn trớ lại là dấu hiệu của những bệnh lý chẳng hạn như dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa, hẹp tá tràng hoặc thực quản như đã nói ở trên. Vì thế nếu bé đang bú bình thường bỗng nhiên nôn ói, khóc thét thì cần đưa con đi khám.
Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả
Tương truyền, rất nhiều nguyên liệu dân gian có thể đem lại công dụng chữa trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Cụ thể:
Cách trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng gừng tươi
Gừng được coi là “thần dược” dân gian chữa trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh nhờ có vị cay, tính ấm. Thực phẩm này có chứa gingerols và shogaols với tác dụng đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày từ đó giúp giảm nôn trớ hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi rửa sạch, thái thành lát mỏng
- Sau đó bố ngậm lát gừng hà hơi vào bụng, rốn, cổ và ngực của bé
- Mẹ thì ngậm gừng hà hơi vào lưng bé
- Bố mẹ thay nhau thực hiện 36 lần liên tục trong vòng 3 ngày sẽ có hiệu quả bất ngờ
Mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng gừng và mật ong
Gừng chữa nôn trớ rất tốt. Đặc biệt khi kết hợp với mật ong nó sẽ tạo ra thức uống thơm ngon. Đây chắc chắn là mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh mẹ nên thử vì khá đơn giản.

Cách làm:
- Gừng tươi sau khi gọt vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn để lấy nước cốt
- Cho thêm 1-2 giọt mật ong vào nước cốt
- Cho bé uống 2-3 lần/ ngày
Tuy nhiên theo các chuyên gia, mẹ không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. Vì vậy với cách làm này mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn, không nên tự ý áp dụng tại nhà.
Mẹo dân gian với gạo lứt
Một trong những cách chữa trớ cho trẻ sơ sinh hiệu quả được nhiều mẹ bỉm áp dụng đó là sử dụng gạo lứt. Mẹo vặt này được lưu truyền từ xưa nhờ thành phần an toàn, lành tính, thích hợp với trẻ.
Cách làm:
- Lấy 1 nhúm gạo lứt rang vàng
- Sau đó cho phần gạo này vào nửa tách nước ấm và nửa chén sữa, đun lửa vừa
- Sắc cho đến khi còn 1/2 phần nước thì dừng rồi cho bé uống vài lần trong ngày
- Lưu ý: Để có hiệu quả mẹ nên dùng 9 hạt gạo với các bé gái và 7 hạt với bé trai
Dùng nước vo gạo
Từ xa xưa, các mẹ đã truyền tai nhau rằng nước vo gạo có thể chữa được nôn trớ do viêm dạ dày. Vì thế nếu chưa biết mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh là gì mẹ có thể thử cách làm này.

Cách thực hiện:
- Lấy 1 chén gạo trắng, đun sôi với 2 cốc nước
- Cho trẻ uống phần nước hoặc tinh bột thừa để giảm tình trạng nôn ói
Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng đọt tre
Để giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh, mẹ cũng có thể sử dụng đọt tre non. Cách làm này chẳng những đơn giản lại dễ thực hiện với bé. Tuy nhiên trước khi áp dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn hơn về độ an toàn nhất là cho bé sơ sinh.
Cách thực hiện:
- Lấy 9 đọt tre non nếu là bé gái, 7 đọt nếu là bé trai
- Sau đó cho vào ấm đun sôi để nguội và cho bé uống hàng ngày
- Duy trì thực hiện trong vòng 2-3 ngày là sẽ có thể xử lý tình trạng nôn trớ, ọc sữa ở trẻ
Chanh tươi
Nói đến mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh phải kể đến mẹo dùng chanh tươi. Theo Đông y, chanh có vị chua, tính mát, tác dụng chỉ ẩm, giúp giảm nôn trớ ở trẻ. Không chỉ thế thực phẩm này còn giúp kích thích nhu động ruột, tăng sản sinh nước bọt và acid dạ dày để bé tiêu hóa thức ăn dễ hơn. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh mẹ nên thận trọng, tốt nhất là chỉ nên dùng cho bé khi được 12 tháng tuổi.

Cách thực hiện:
- Chanh tươi rửa sạch, thái thành lát mỏng rồi cho vào cốc
- Rót một chút nước sôi vào, để yên một lúc
- Cho trẻ uống nước cốt chanh ngày 2-3 lần
Hạt thì là
Một trong những công dụng đặc biệt của hạt thì là đó là làm dịu hệ thống tiêu hóa. Không chỉ thế, nhờ có đặc tính kháng khuẩn mà loại hạt này có thể làm giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ hiệu quả. Do đó đây là cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà mẹ chớ bỏ qua.
Cách thực hiện:
- Mẹ chỉ cần đun sôi một thìa cà phê hạt thì là với nước trong khoảng 10 phút
- Sau đó để nguội và cho bé uống ngày 3-4 lần
Sử dụng dầu oải hương
Dùng dầu oải hương cũng là mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả được nhiều mẹ bỉm truyền tai. Dầu thơm có mùi tươi mát, giúp tạo giấc ngủ yên tĩnh, giảm đau đầu, buồn nôn ở trẻ. Để thực hiện cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh này mẹ chỉ cần làm theo bước sau.
Cách thực hiện:
- Nhỏ vài giọt oải hương lên gối hoặc khăn
- Để bé nằm ngủ tận hưởng mùi thơm dễ chịu
Nước ép bạc hà
Dùng bạc hà tươi được xem là một trong những tips chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả, đơn giản. Cách làm này thường được áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Cách thực hiện:
- Xay nhuyễn lá bạc hà tươi sau đó vắt lấy nước cốt
- Lấy khoảng 1 thìa nước bạc hà rồi cho vào bát, thêm 1 thìa nước cốt chanh
- Mẹ cũng có thể cho một vài muỗng mật ong để tăng hương vị, giúp bé dễ uống
Dùng tinh dầu bạc hà
Ngoài khả năng chống viêm, giảm đau, tinh dầu bạc hà còn được nhắc đến với công dụng chữa nôn trớ rất tốt.
Cách thực hiện:
- Mẹ chỉ cần lấy vài giọt tinh dầu thoa lên vùng bụng của bé
- Thực hiện massage đều đặn
- Bằng cách này, tình trạng nôn trớ của trẻ cũng sẽ giảm đi đáng kể
Bấm huyệt cổ tay
Bấm huyệt cũng là mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Thông qua việc tạo áp lực lên Neiguan, bé sẽ giải phóng căng cơ, thúc đẩy quá trình lưu thông của máu.
Cách thực hiện:
- Đặt ba ngón tay ngang cổ tay bé
- Đặt ngón cái vào điểm bên dưới ngón trỏ của con
- Dùng ngón cái ấn vào huyệt này rồi di chuyển ngón tay theo hình tròn từ 2-3 phút
- Lặp lại như vậy trên cổ tay còn lại của con
Một số cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Ngoài việc áp dụng các mẹo dân gian để chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh mẹ cũng có thể áp dụng những cách dưới đây
- Giúp bé ngậm kín núm vú: Mục đích của việc làm này là để tránh cho không khí đi vào khoang miệng. Bởi lượng không khí sau khi đi vào dạ dày có thể khiến con đầy hơi, sinh ra nôn trớ
- Dừng cho bé bú khi con khóc: Trẻ vừa bú vừa khóc rất dễ bị trớ. Không chỉ thế nếu sữa đi vào đường thở có thể khiến cho tính mạng của trẻ bị nguy. Vì vậy mẹ cần ngừng cho trẻ bú khi con đang khóc
- Nới lỏng quần áo khi bé ăn no: Điều này giúp trẻ thoải mái và ngăn việc sữa trong bụng bị ép ra ngoài
- Lượng sữa cho bé vừa đủ: Dạ dày của trẻ chính là cái bình. Vì vậy nếu bình bị đầy, nước sẽ tràn ra. Do đó mẹ hãy chia nhỏ cữ bú, đồng thời căn đủ lượng sữa trong mỗi lần dùng

Các mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh có hiệu quả không?
Thực hiện các mẹo dân gian để chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh được coi là khá đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hiệu quả của mẹo: Các phương pháp dân gian chữa nôn trớ ở trẻ có thể đem lại hiệu quả với trường hợp nhẹ. Đối với tình trạng nôn trớ nhiều lần hoặc có dấu hiệu bệnh lý chuyển nặng thì các mẹo này sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi
- Thời gian hiệu quả: Mặc dù các mẹo dân gian an toàn và khá hiệu quả với trường hợp nhẹ. Song cũng phải mất 3-4 ngày con mới giảm dần
- Khó áp dụng: Trẻ bị nôn trớ thường không muốn ăn và hay thờ ơ với tất cả mọi thứ. Vì thế việc áp dụng các mẹo này có thể gặp phải khó khăn
- Độ an toàn chưa đảm bảo: Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh các mẹo dân gian chữa nôn cho bé an toàn tuyệt đối. Vì vậy mẹ hãy cân nhắc trước khi áp dụng
Các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể đem lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên quá trình áp dụng mẹ cần chú ý quan sát biểu hiện của con để xem cách trị có phù hợp không. Trường hợp trẻ xuất hiện dấu hiệu bất thường thì cần đưa con đến gặp bác sĩ.