Nội dung chính

Trẻ bị đau bụng đi ngoài: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách trị

Đau bụng đi ngoài là một trong những chứng bệnh thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ bị đau bụng đi ngoài mẹ phải làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Trẻ bị đau bụng nôn không sốt không đi ngoài phải làm sao?

Một số trường hợp đau bụng

Đau bụng đi ngoài là triệu chứng chung phổ biến ở trẻ. Tuy nhiên cũng có trường hợp bé bị đau bụng đi ngoài như sau:

Trẻ nhỏ có thể đau bụng đi ngoài trong nhiều trường hợp
Trẻ nhỏ có thể đau bụng đi ngoài trong nhiều trường hợp
  • Đau bụng đi ngoài sau ăn: Tình trạng này có thể khởi phát do con ngộ độc thực phẩm từ những thức ăn ôi thiu, không hợp vệ sinh. Người bệnh có thể xuất hiện cơn đau dữ dội kèm theo tiêu chảy, nôn mửa. Nếu không kịp thời chữa trị có thể nguy hiểm tính mạng
  • Đau bụng đi ngoài sau ăn sáng: Bữa sáng quen thuộc của nhiều gia đình là bún, miến, phở, xôi,… Tuy nhiên thay vì tự nấu rất nhiều mẹ bỉm lựa chọn ăn tại nhà hàng. Với trẻ có “bụng dạ yếu” việc ăn ở ngoài có thể đau bụng, đi ngoài
  • Đau bụng đi ngoài sau ăn đồ lạ: Một số trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa non nớt, nhạy cảm với đồ ăn lạ nên khi sử dụng nhóm thực phẩm này con thường xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài thậm chí là nổi mẩn đỏ, phù nề,…
  • Đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày: Nếu trẻ đau bụng đi ngoài với tần suất khoảng 5-6 lần/ ngày, phân nát, sống, không thành khuôn thì rất có thể hệ thống tiêu hóa của con đang có vấn đề
  • Đau bụng đi ngoài kèm sốt: Đối với trẻ em nếu như xuất hiện triệu chứng đau bụng đi ngoài kèm sốt có thể cảnh báo tình trạng tắc ruột

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị đau bụng đi ngoài?

Có nhiều nguyên nhân khiến bé đau bụng đi ngoài nhiều lần. Dưới đây là những lý do thường gặp.

Nhiễm trùng

Khi trẻ sơ sinh đau bụng đi ngoài thì rất có thể con đang mắc bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm amidan, sốt rét, viêm gan,… Với trường hợp này mẹ cần đưa bé đi khám để được điều trị dứt điểm, tránh để kéo dài nguy hiểm tính mạng.

Do giun sán

Trẻ bị đi ngoài do giun triệu chứng đau bụng không quá dữ dội nhưng thường dai dẳng kéo dài nhiều lần trong ngày. Những cơn đau này thường không khu trú ở một vị trí mà sẽ tập trung ở vùng quanh rốn. Đau bụng đi ngoài do giun tuy không ảnh hưởng sức khỏe nhưng việc đưa con tới viện để được khám xét sớm hơn là điều cần thiết.

Xem nhiều hơn: 12 dấu hiệu bé bị đau bụng giun mẹ chớ bỏ qua!

Giun sán ký sinh có thể khiến bé đau bụng đi ngoài
Giun sán ký sinh có thể khiến bé đau bụng đi ngoài

Ngộ độc thực phẩm

Một trong những lý do khiến trẻ bị đau bụng đi ngoài là do ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau bụng kèm nôn, tiêu chảy, phân có lẫn máu. Nếu bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn  bé có thể sốt, ớn lạnh. Những trường hợp mẹ cần bổ sung nhiều nước và thực phẩm lỏng như cháo, súp để tránh mất nước.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa cũng là lý do khiến trẻ sơ sinh đi ngoài đau bụng. Biểu hiện của chứng bệnh này là đau âm ỉ bụng dưới, có trường hợp đau cả bụng trên và vùng quanh rốn kèm theo việc bé đi ngoài nhiều lần, giảm đau sau đi.

Trẻ bị đau bụng đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài thường là triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, tình trạng này còn khởi phát bởi những căn bệnh như sau:

  • Hội chứng ruột kích thích: Nếu trẻ đi ngoài phân không thành khuôn, dạng sệt hoặc nát, tần suất nhiều hơn 2 lần/ ngày thì rất có thể đã bị hội chứng ruột kích thích. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ do sự thay đổi thói quen ăn uống hoặc dùng đồ lạ và một số thuốc trị bệnh.
  • Rối loạn vi sinh đường ruột: Trẻ đi ngoài nhiều, phân lỏng hoặc sống kèm theo đau bụng thì khả năng cao là do bị mất cân bằng vi sinh đường ruột dẫn đến việc giảm hấp thu, tăng nhu động ruột
  • Viêm đại tràng: Tình trạng đi ngoài khoảng 5-6 lần kèm theo cảm giác đau bụng dọc khung đại tràng, tính chất phân lỏng, sền sệt có thể là do viêm loét đại tràng gây ra. Bệnh này có thể xuất hiện ở trẻ do nhiễm vi khuẩn Shigella, ký sinh trùng hoặc do rối loạn thần kinh thực vật, ăn uống sai cách

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị đau bụng đi ngoài nhiều lần

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ đau bụng đi ngoài. Vì vậy mẹ hãy nằm lòng dấu hiệu dưới đây để sớm phát hiện, xử lý cho con.

Triệu chứng đau bụng đi ngoài ở trẻ
Triệu chứng đau bụng đi ngoài ở trẻ
  • Trẻ bị đau bụng quằn quại
  • Tiêu chảy nhiều lần, phân tóe nước
  • Có thể bị nôn và sốt
  • Màu sắc của phân thay đổi
  • Có lẫn chất nhầy trong máu trong phân
  • Mùi phân nặng hơn

Khi nào trẻ bị đau bụng đi ngoài cần gặp bác sĩ?

Một số trường hợp đau bụng đi ngoài sẽ tự biến mất sau 24h mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp kéo dài mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu dưới đây.

  • Bé đau bụng dữ dội, không dám cử động
  • Bụng bị cứng, khóc thét
  • Tiêu chảy kéo dài, sốt cao, bỏ ăn
  • Xuất hiện triệu chứng mất nước, nôn mửa quá nhiều
  • Phân có lẫn máu
  • Trẻ yếu thậm chí không tự đứng lên

Cách điều trị tình trạng đau bụng đi ngoài ở trẻ

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà trẻ sẽ có biện pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:

Mẹo dân gian

Chứng bệnh đau bụng đi ngoài ở trẻ có thể cải thiện bằng những mẹo vặt dưới đây.

Dùng mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy việc dùng sẽ giúp các bé phục hồi tiêu chảy do bị nhiễm khuẩn rất tốt.

  • Mẹ chỉ cần lấy 10-15ml mật ong hòa với nước ấm
  • Rồi cho con uống sau mỗi bữa ăn để giúp giữ ấm, giảm đau hiệu quả

Gừng tươi và vỏ quất

Trong gừng chứa nhiều Gingerols và Shogaols, tác dụng làm giảm chứng bệnh đau bụng đi ngoài. Không chỉ thế khi kết hợp với vỏ quất nó còn giúp giảm buồn nôn, kích thích tiêu hóa hiệu quả.

  • Nấu 1-2 lít nước với 20g gừng tươi, vỏ quất
  • Uống liên tục trong 4-5 ngày triệu chứng đau bụng đi ngoài sẽ giảm

Lá ổi

Ổi chứa tanin tác dụng giảm tiết dịch và nhu động ruột. Từ đó kháng khuẩn, giảm đau, cải thiện tiêu chảy hiệu quả

  • Mẹ chỉ cần dùng 7-9 lá ổi trộn với muối trắng
  • Giã nát rồi cho bé dùng nước cốt ngày 2-3 lần
Dùng lá ổi chữa đau bụng đi ngoài
Dùng lá ổi chữa đau bụng đi ngoài

Tây y

Trẻ bị đau bụng đi ngoài tốt nhất mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách điều trị. Tùy vào nguyên nhân mà các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp khác nhau.

  • Dùng thuốc Tây: Một số loại thuốc có thể giúp giảm triệu chứng đau bụng đi ngoài nhanh chóng như Smecta, Anti – Diarrheal, Tetracyclin, Ciprofloxacin, Norfloxacin,… Nhưng để đảm bảo an toàn mẹ nên tuân thủ hướng dẫn của các chuyên gia
  • Bổ sung điện giải: Bên cạnh việc dùng thuốc tây các bác sĩ còn sẽ chỉ định bổ sung điện giải và nước để thiết lập lại cân bằng vi sinh đường ruột

Chế độ sinh hoạt khoa học

Nguyên nhân khiến trẻ đau bụng đi ngoài là do chế độ ăn uống không hợp. Vì vậy để cải thiện bệnh mẹ nên chú ý những vấn đề sau:

  • Sử dụng thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn. Tuyệt đối không dùng thực phẩm đã để lâu ngày, thức ăn ôi thiu cho bé
  • Chế biến món ăn dưới dạng cháo, súp để con dễ dàng tiêu hóa, hấp thu
  • Ngoài ra mẹ nên cho bé ăn nhạt, hạn chế nêm nếm gia vị cay nóng như ớt hoặc tiêu vì chúng có thể kích thích dạ dày

Chế độ ăn cho trẻ bị đau bụng đi ngoài

Trẻ bị đau bụng đi ngoài có cải thiện hay không một phần phụ thuộc vào việc ăn uống hàng ngày. Dưới đây là những thực phẩm mẹ nên cho bé sử dụng hoặc là hạn chế khi đang bị bệnh.

Trẻ nên ăn gì?

Một số thực phẩm có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài ở trẻ như: Bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, thực phẩm giàu protein. Nguồn thực phẩm này sẽ giúp bổ sung năng lượng, giúp bé có sức sau khi đau bụng tiêu chảy nhiều lần.

Ngoài ra mẹ cũng cần phải bổ sung cho con các loại rau củ, trái cây có nhiều chất xơ như: cà rốt, táo, chuối để giữ nước và có các chất dinh dưỡng cần thiết.

Theo các chuyên gia, các loại thực phẩm có thể cải thiện triệu chứng đi ngoài nhiều lần ở trẻ gồm:

  • Gừng: Tác dụng kích thích nhu động ruột, tăng khả năng vận chuyển thức ăn nhưng không gây ra co thắt từ đó giúp con tiêu hóa dễ dàng, cải thiện đầy hơi, tiêu chảy
  • Nước chanh: Với lượng vitamin C dồi dào, nước chanh rất tốt cho hệ miễn dịch, nhất là các bé đang bị đau bụng đi ngoài. Theo chuyên gia, việc dùng chanh đúng sẽ giúp cải thiện tiêu chảy, bổ sung điện giải để bé cảm thấy dễ chịu
  • Gạo trắng: Là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho trẻ tiêu chảy nhờ lượng carbohydrate tuyệt vời. Không chỉ thế nó còn kích thích vi khuẩn có lợi phát triển, giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn
Ưu tiên thực phẩm lành tính, dễ tiêu cho bé
Ưu tiên thực phẩm lành tính, dễ tiêu cho bé

Trẻ nên kiêng gì?

Để tình trạng đau bụng đi ngoài nhiều lần không tồi tệ hơn mẹ hãy cho bé tránh thực phẩm sau.

  • Sữa: Theo các chuyên gia hàm lượng protein trong sữa có thể khiến trẻ khó tiêu. Vì vậy thay vì cho con dùng sữa công thức mẹ hãy chuyển sang sử dụng sữa đậu nành hoặc sữa chua
  • Nước trái cây: Một số loại nước trái cây như mơ, lê, mận có đường rất cao. Vì vậy khi cơ thể bé chưa được phục hồi mẹ nên hạn chế để tránh khó tiêu
  • Hải sản: Cá tôm và các hải sản cũng là thực phẩm không nên sử dụng cho trẻ đau bụng, đi ngoài. Bởi nó có chứa protein kích thích, khiến trẻ nổi mẩn, nôn trớ, đi ngoài
  • Chất kích thích: Đồ uống có ga, cồn không chỉ có hại mà còn khiến cho tình trạng đau bụng đi ngoài xấu hơn. Vì vậy mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng

Phòng tránh trẻ bị đau bụng đi ngoài thế nào?

Để phòng tránh việc đau bụng đi ngoài ở trẻ mẹ cần thực hiện các điều như sau:

  • Cho bé rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
  • Đảm bảo dùng nguồn nước sạch, chế độ ăn uống hợp lý
  • Dọn dẹp phòng ốc, đồ chơi thường xuyên của con
  • Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu để tăng đề kháng
  • Nếu bé có dấu hiệu lạ mẹ cần chủ động đưa con đi gặp bác sĩ
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho bé khi được 2 tuổi

Trẻ bị đau bụng đi ngoài do nhiều nguyên nhân. Vì vậy để chắc chắn rằng con không nguy hiểm mẹ hãy đưa bé tới gặp bác sĩ khi có dấu hiệu nghi ngờ.

Chia sẻ bài viết này