Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi là băn khoăn của rất nhiều mẹ. Bởi lẽ tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng khôn lường tới sức khỏe của trẻ. Biết được trẻ viêm ruột bao lâu thì khỏi sẽ giúp phụ huynh có phương án xử lý kịp thời.
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?
Nhiễm khuẩn đường ruột hay viêm ruột là bệnh lý nhiễm trùng đường ruột do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa và đôi khi kèm theo cơn đau quặn bụng hoặc sốt. Thông thường, trẻ bị nhiễm trùng đường ruột sẽ khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, để biết chính xác trẻ bị viêm ruột bao lâu thì khỏi cần xem xét nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Do hệ miễn dịch kém
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn toàn. Mặt khác, lượng kháng thể mẹ truyền sang con cũng sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, nếu bé không được chăm sóc kỹ lưỡng, ăn uống khoa học, nguy cơ bé bị nhiễm khuẩn đường ruột là rất cao.
Thông thường, trẻ bị viêm ruột do hệ miễn dịch kém sẽ khỏi trong vòng 5 – 6 ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ước tính và thời gian khỏi bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc và điều trị. Bên cạnh đó, khi hệ miễn dịch trẻ chưa được hoàn thiện, con vẫn sẽ có thể bị tái phát trở lại dù mới khỏi được 1 tuần.
Do yếu tố môi trường
Trẻ nhỏ rất thích khám phá mọi thứ xung quanh. Do đó, không ngoại trừ nguyên nhân con bị nhiễm khuẩn đường ruột do lây từ môi trường bên ngoài (thức ăn, đồ uống, dụng cụ chế biến không đảm bảo vệ sinh). Trong trường hợp này, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khoi? Thông thường bé sẽ mất khoảng 3 – 5 ngày để phục hồi. Ngoài ra, việc chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng góp phần rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian điều trị bệnh ở trẻ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khỏi bệnh
Dưới đây là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình khỏi bệnh ở trẻ:
Tuổi tác
Độ tuổi là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi. Trẻ càng nhỏ, hệ miễn dịch càng kém, thời gian điều trị sẽ lâu hơn so với những đứa trẻ lớn hơn. Nếu trẻ em bị viêm ruột khỏi trong 3 – 5 ngày thì trẻ sơ sinh có thể kéo dài tới 1 tuần.
Dinh dưỡng
Với trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột có thể “đeo bám” trong thời gian dài. Cụ thể, nếu thiếu chất, trẻ sẽ không có đủ năng lượng để chống lại vi khuẩn gây bệnh và càng khiến bệnh dễ tái phát. Do vậy, việc bổ sung dinh dưỡng cho bé đầy đủ góp phần quan trọng giúp con rút ngắn thời gian khỏi bệnh. Ngược lại, với bé ăn uống đủ chất, con sẽ ít có nguy cơ nhiễm khuẩn và ba mẹ cũng không nên quá lo lắng trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi. Bởi lẽ con sẽ sớm bình phục nếu có mắc bệnh lý này.
Điều trị không đúng cách
Lo lắng khi con bị viêm đường ruột, nhiều ba mẹ vội vàng cho bé dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đây lại không phải là cách điều trị đúng, không những khiến con khỏi bệnh lâu mà còn dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Lạm dụng kháng sinh dài ngày sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm khả năng đào thải vi khuẩn. Từ đó khiến đường ruột của bé đã yếu nay còn tổn thương hơn.
Về cơ bản, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị mà ba mẹ áp dụng. Phần lớn các trường hợp nhiễm trùng đường ruột đều không đáng lo ngại, do vậy ba mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bé không tiến triển sau nhiều ngày chăm sóc, hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Làm thế nào để trẻ nhiễm khuẩn đường ruột nhanh khỏi?
Cho bé đến viện khi dấu hiệu nặng
Nếu sau 10 ngày, tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột không cải thiện kèm theo các dấu hiệu sau mẹ nên đưa bé đi khám:
- Nôn ra chất nhầy màu xanh lá cây
- Đau bụng dữ dội
- Tiêu chảy, không uống được nước và nôn mửa thường xuyên
- Phân lỏng, tiêu chảy không cải thiện sau 10 ngày
- Có dấu hiệu mất nước: ít đi vệ sinh hoặc tã ít ướt, nước tiểu màu vàng sậm hoặc nâu, khô môi và miệng
Bổ sung dinh dưỡng và nước đầy đủ cho con
Đau bụng, đi ngoài nhiều lần khiến cơ thể bé mất nước. Do đó, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng để giúp bù lại năng lượng đã mất. Hơn nữa, đây còn là cách giúp cơ thể bé khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh tiêu chảy.
Thời gian bị bệnh mẹ nên cho bé ăn thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp dễ tiêu. Đồng thời bổ sung nước ép trái cây, nước điện giải để cơ thể nhanh hồi phục.
Đảm bảo vệ sinh thực phẩm và môi trường sống
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện nên mẹ hãy mua và nấu thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tươi ngon. Tuyệt đối không cho bé ăn thức ăn đóng hộp, thực phẩm không rõ nguồn gốc trong thời gian này vì sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Ngoài đồ ăn mẹ cũng nên đảm bảo vệ sinh môi trường sống, đồ dùng cá nhân của bé như đồ chơi, chăn gối,… Bởi nếu môi trường xung quanh nhiều vi khuẩn trẻ sẽ dễ tái phát trở lại.
Trên đây là giải đáp “trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?’. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho mẹ trong việc chăm sóc trẻ. Chúc bé sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!