Nội dung chính

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách cải thiện

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên nếu không biết cách điều trị trẻ sẽ có thể gặp phải nguy hiểm. Dưới đây Fitobimbi sẽ hướng dẫn mẹ cách nhận biết và điều trị tình trạng này cho con.

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa là hiện tượng gì?

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh là nỗi ám ảnh thường xuyên của nhiều gia đình. Dù đã cố gắng ẵm bồng, kiên nhẫn vỗ hơi sau bú nhưng cứ đặt xuống một chút là bé lại ọc sữa ra. Theo các chuyên gia, ọc sữa là hiện tượng sữa từ dạ dày chảy ra miệng. Hiện tượng này gần giống với nôn. Tuy nhiên khác với nôn, ọc sữa chảy ra rất ít. Còn nôn sẽ tạo ra thành vòi. Vì vậy nếu như trớ sữa sẽ không có gì đáng ngại. Nhưng nếu trẻ nôn thì thường liên quan đến một bệnh lý nào đó.

Theo chuyên gia, sở dĩ trẻ sơ sinh bị trớ sữa là do dạ dày của con còn bé và đặt nằm ngang, góc dạ dày và thực quản là góc tù nên dễ bị trào ngược lên. Có thể thấy ọc sữa sau ăn là hiện tượng phổ biến trong những tháng đầu của trẻ. Tuy nhiên ngoài nôn trớ và trào ngược sinh lý thì trẻ cũng sẽ có thể ọc sữa do những nguyên nhân khác như viêm ruột, nhiễm trùng, dị ứng,…

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh
Ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ sữa

Trong 3 tháng đầu, trẻ sơ sinh thường bị ọc sữa. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bé có biểu hiện khác thì rất có thể là do bệnh lý gây nên. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa là gì?

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè nguyên nhân do đâu?

Cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ

Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang, lại cao hơn mức bình thường. Đặc biệt cơ thắt giữa thực quản và dạ dày còn yếu, khả năng đóng mở chưa tốt nên rất dễ khiến các bé sơ sinh ọc sữa. Với nguyên nhân này mẹ chỉ cần tìm cách cải thiện tạm thời và chờ đến khi bé được 9- 10 tháng tuổi. Khi đó dạ dày của trở về vị trí nằm thẳng, tình trạng ọc sữa sẽ hết.

Do bé bú quá no

Như đã nói ở trên, kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh còn bé. Nên mỗi lần bú ít đã no. Trong trường hợp này nếu mẹ cố gắng cho bé bú nhiều sẽ khiến dạ dày bị đầy và quá tải. Không chỉ thế lượng sữa trong dạ dày lớn sẽ tạo áp lực khiến vòng co thắt mở rộng gây ra hiện tượng ọc sữa thành vòi.

Do trẻ mắc bệnh về đường hô hấp

Nguyên nhân nữa khiến trẻ sơ sinh ọc sữa là do các bệnh về đường hô hấp. Theo chuyên gia, khi bị viêm đường hô hấp trẻ sẽ bị ho nhiều để đẩy dị vật ra ngoài. Trường hợp ho kéo dài sẽ tạo áp lực lớn nên vùng bụng và dạ dày khiến cho cơ thắt thực quản mở ra. Từ đó tạo điều kiện cho sữa bị đẩy ra ngoài gây ra hiện tượng trớ hoặc ọc sữa.

Do bé bị dị dạng đường tiêu hóa

Dị dạng đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Cụ thể:

  • Teo thực quản: Là dị tật thường được phát hiện ở trẻ sơ sinh do lòng thực quản hẹp vì bị tổn thương. Điều này đã khiến cho sữa không thể đi xuống dạ dày gây ra hiện tượng nôn trớ
  • Phì đại cơ môn vị: Là bệnh lý bẩm sinh ở đường tiêu hóa, khu vực nối liền dạ dày với ruột non. Tại đây, cơ vòng môn vị bị phì đại nhiều dẫn đến lượng sữa không tiêu hóa được và bị giữa lại. Khi lượng sữa đưa vào dạ dày càng nhiều sẽ gây lực chèn thực quản dẫn đến hiện tượng ọc sữa kéo dài
  • Ngoài ra trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh cũng sẽ có thể gặp hiện tượng này

Chế độ ăn không hợp lý

Trong những tháng đầu việc nôn trớ và ọc sữa của trẻ sơ sinh thường liên quan đến vấn đề dinh dưỡng. Chẳng hạn như mẹ cho bé ăn nhiều, thời gian giữa các bữa ăn quá ngắn khiến cho dạ dày không kịp tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra việc cho bé bú sai tư thế cũng khiến con nuốt phải lượng lớn không khí gây ra tình trạng đầy hơi, trớ sữa. Bên cạnh đó nếu trẻ bị dị ứng với protein trong sữa mẹ hoặc sữa công thức cũng có thể bị ọc sữa kéo dài.

Cho bé ăn nhiều sẽ rất dễ bị ọc
Cho bé ăn nhiều sẽ rất dễ bị ọc

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Ọc sữa và nôn trớ là hai hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Chúng có dấu hiệu như nhau và đều xảy ra sau bú. Tuy nhiên vẫn có một vài triệu chứng giúp mẹ có thể nhận biết ra tình trạng này. 

  • Theo chuyên gia trẻ ọc sữa, thức ăn thường ra một cách nhẹ nhàng và không có lực
  • Lượng sữa bị ọc rất ít
  • Ngoài ra bé cũng sẽ có một vài triệu chứng kèm theo như mệt mỏi, quấy khóc, mất ngủ, khó chịu, bỏ ăn

Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo chuyên gia, nếu trẻ chỉ bị ọc sữa trong khoảng thời gian ngắn và hạn chế được khi áp dụng biện pháp phòng ngừa thì mẹ không cần lo lắng. Bởi đây có thể là hiện tượng sinh lý do con bú nhiều hoặc dị dạng đường tiêu hóa.

Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi kèm theo triệu chứng co giật, quấy khóc, biếng ăn thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa, hô hấp. Trường hợp kéo dài không có can thiệp trẻ sẽ biếng ăn, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí não.

Bé hay ọc sữa khi nào đi gặp bác sĩ?

Trẻ sơ sinh ọc sữa là hiện tượng thường gặp và không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để được phát hiện và điều trị sớm.

  • Mất nước: Trẻ có biểu hiện háo nước, môi khô
  • Sốt cao
  • Da xuất hiện vết bầm tím
  • Thóp phồng lên và khó thở
  • Co giật và mất đi ý thức
  • Không đi đại tiện được
  • Suy hô hấp, có dấu hiệu sùi bọt cua
  • Có triệu chứng ho kéo dài
Trẻ ọc sữa cần đi gặp bác sĩ khi nào?
Trẻ ọc sữa cần đi gặp bác sĩ khi nào?

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều

Để cải thiện tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể áp dụng một trong những biện pháp dưới đây.

Thay đổi tư thế bú mẹ

Khi cho trẻ bú, tốt nhất mẹ nên ngồi. Nếu thấy sữa xuống quá nhiều hãy dùng 2 đầu ngón tay ấn vào quầng vú để giảm lượng sữa, tránh bé bị sặc và ọc sữa ra.

Bên cạnh đó, quá trình cho bú mẹ nên chú ý tư thế của trẻ đó là: miệng bé phải mở rộng, môi dưới đưa ra ngoài, cằm chạm vào bầu vú, phần vú ở phía trên môi sẽ nhiều hơn phần ở dưới.

Chú ý tư thế bú bình

Đối với những bé bú bình mẹ nhớ nghiêng bình sữa sao cho có thể ngậm hết núm ti. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng bé nuốt phải hơi trong bình.

Ngoài ra, quá trình cho ăn mẹ nên để bé nằm nghiêng, phần đầu, cổ và mông tạo thành đường thẳng. Điều này sẽ giúp bé bú dễ dàng và hạn chế được ọc sữa ra ngoài.

Cách cho bé bú bình không bị đầy hơi, sặc sữa

Chia nhỏ số lần bú

Ngoài ra để hạn chế tình trạng bé hay ọc sữa mẹ cũng có thể chia nhỏ bữa ăn, cho con bú từ từ. Điều này sẽ giúp làm giảm sức căng dạ dày, hỗ trợ các bé tiêu hóa tốt hơn.

Nới lỏng quần áo trong và sau bú

Việc quấn tã hoặc bỉm quá chật cũng là nguyên nhân khiến con ọc sữa. Bởi theo  chuyên gia, khi quần áo chật sẽ tạo áp lực chèn ép lên bụng và thành dạ dày. Điều này khiến cho áp lực tăng cao, dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ sữa.

\Do đó, mẹ hãy lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi. Trường hợp quần áo, tã, bỉm quá chật thì hãy nới lỏng để bé có thể thoải mái và hạn chế được tình trạng ọc sữa.

Chăm sóc trẻ sau bú

Để tránh cho trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau ăn mẹ hãy bế bé lên vai khoảng 10-15 phút. Điều này sẽ giúp sữa trong dạ dày xuống được nhanh hơn.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng trong khoảng thời gian bế bé trên vai mẹ hãy lấy một bàn tay vỗ nhẹ vào lưng để tống lượng khí trong dạ dày mà con nuốt phải khi bú. Sau khi bé đã ợ hơi thành tiếng sảng khoảng mẹ có thể dừng lại rồi đặt con xuống. Sao cho đầu cao hơn và mặt nghiêng sang một bên.

Vỗ ợ hơi sau bú cho bé trước khi cho con nằm
Vỗ ợ hơi sau bú cho bé trước khi cho con nằm

Bổ sung men vi sinh

Với trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều lần trong ngày bác sĩ có thể chỉ định bổ sung một số loại men vi sinh. Tuy nhiên mẹ không nên quá lạm dụng mà cần tuân theo liều dùng chỉ dẫn. Tốt nhất là chọn loại men an toàn, phù hợp với tuổi của con.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là chuyện thường gặp. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài kèm theo triệu chứng nguy hiểm mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

Chia sẻ bài viết này