Trẻ sơ sinh bị táo bón đem lại nhiều phiền toái cho sinh hoạt và sức khỏe. Bài viết dưới đây, Fitobimbi sẽ cùng mẹ tìm hiểu những thông tin cần thiết về tình trạng này ở trẻ nhé!

Trẻ sơ sinh bị táo bón là gì?
Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến giảm tần suất đi tiêu, kèm theo đó là biểu hiện phân cứng, khuôn to hoặc nhỏ như phân dê và cảm giác đau mỗi lần đi ngoài.
Táo bón là căn bệnh tiêu hóa phổ biến nhất, xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Về cơ bản, trẻ sơ sinh bị táo bón không quá nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, dẫn đến tắc ruột và phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón
Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng thường gặp. Thế nhưng, không nhiều bậc phụ huynh phát hiện sớm để xử lý trước khi tình trạng trở nặng. Dưới đây là một số dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh:
Đi ngoài ít hơn bình thường
Tần suất đại tiện mỗi ngày sẽ khác nhau tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng của từng bé. Với bé bú mẹ, trung bình một ngày đi ngoài 5 – 6 lần là bình thường. Còn với trẻ uống sữa công thức, số lần đi ngoài thường ít hơn, khoảng 1 – 3 lần/ngày.
Nếu bị táo bón, trẻ sẽ đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 2 – 3 ngày mới đi 1 lần. Bên cạnh đó, mẹ có thể quan sát thấy phân trẻ bị táo bón sẽ cứng, vón cục nên trẻ đi phải dùng rất nhiều sức để đẩy ra ngoài. Nếu con có dấu hiệu này chứng tỏ đã mắc táo bón.

Phình bụng, khó tiêu
Trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài sẽ khiến khối lượng phân trong ruột ngày càng lớn. Phân không được đẩy ra ngoài, gây tình trạng tích tụ độc tố, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm như sa trực tràng, phình đại tràng, bệnh trĩ.
Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu này bằng cách sờ tay vào phần bụng của bé thấy cứng. Điều này chứng tỏ bé đang bị khó tiêu, chướng bụng.
Quấy khóc, lười ăn
Không đi ngoài nhiều ngày khiến bé khó chịu ở bụng, mệt mỏi nên hay cáu gắt, quấy khóc, ngủ không sâu giấc. Thức ăn chưa được đào thải hết khiến trẻ biếng ăn.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón
Trẻ sơ sinh bị táo bón do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính sau:
Chế độ ăn uống của mẹ
Thức ăn có thể chuyển hóa thành sữa mẹ. Do đó, chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ là vô cùng quan trọng. Nhất là giai đoạn đầu sau sinh, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn để phát triển khỏe mạnh. “Chất” và “lượng” sữa sẽ bị ảnh hưởng nếu mẹ ăn phải thức ăn chứa nhiều gia vị, thực phẩm giàu mỡ, đồ sống, có mùi tanh,… Điều này có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?
Dùng sữa công thức
Táo bón có thể xảy ra nếu mẹ cho bé uống sữa công thức từ sớm. Mẹ có biết, sữa công thức lại chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. So với bộ máy tiêu hóa non yếu của trẻ thì việc hấp thụ những dưỡng chất này là một thử thách cực lớn.
Vì vậy, đôi lúc sẽ gặp trục trặc không mong muốn, chẳng hạn như táo bón kéo dài. Với trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón này, mẹ chỉ cần ngừng cho bé uống sữa công thức là con sẽ đi ngoài bình thường.
>>> Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón mẹ phải làm gì

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh thường dễ bị táo bón. Ngoài tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuốc kháng sinh khi đi vào cơ thể còn đe dọa tới hệ vi sinh đường ruột, gây tình trạng loạn khuẩn, dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa thường gặp, chẳng hạn như táo bón.
Do bệnh lý
Trẻ bị táo bón đôi khi xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Trẻ mắc phải các dị tật bẩm sinh như suy giáp tạng, đại tràng phình to hay tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa đều có thể dẫn đến táo bón, kèm theo đó là các triệu chứng khác như vàng da, nôn mửa,… Với nguyên nhân này, mẹ hãy đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị dứt điểm.
Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không?
Trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. thậm chí dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
Viêm ruột, tắc ruột
Táo bón lâu ngày khiến khối lượng phân tích tụ ngày càng lớn, dẫn đến viêm ruột, tắc ruột, thậm chí nguy hiểm hơn là vỡ ruột. Ngoài táo bón, trẻ bị viêm ruột, tắc ruột còn gặp phải một số triệu chứng khác như không xì hơi được, đau bụng từng cơn, chướng bụng,…
Sa trực tràng
Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày không khỏi có nguy cơ dẫn đến sa trực tràng. Đây là một bệnh lý liên quan đến hậu môn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày của trẻ.

Nứt kẽ hậu môn
Phân tích tụ trong thời gian dài mà không được thải ra ngoài sẽ dẫn đến quá trình hấp thụ ngược, khiến phân trở nên khô và cứng. Lúc này, trẻ đi ngoài sẽ phải dùng nhiều sức đề rặn, gây nguy cơ tổn thương niêm mạc hậu môn. Trẻ bị nứt kẽ hậu môn không chỉ khó chịu, đau đớn mà còn sinh ra tâm lý sợ đi vệ sinh, khiến táo bón ngày càng nặng nề hơn.
Trẻ bị biếng ăn
Trẻ sơ sinh bị táo bón thường có biểu hiện chướng bụng, đầy hơi, do lượng chất thải không được đẩy ra ngoài hết. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ biếng ăn, ăn ít, kém hấp thu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển,…
Tích tụ độc tố trong cơ thể
Phân tích tụ trong trực tràng không được thải ra ngoài, lâu ngày sẽ phát sinh độc tố, gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể. Thậm chí là thấm vào máu, gây nhiễm trùng máu.
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?
Trẻ bị táo bón có thể hết sau vài ngày nếu cha mẹ biết cách xử lý. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng để điều trị và ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?
Như ở trên đã đề cập, “chất” và “lượng” của sữa mẹ có thể bị tác động bởi những gì chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, nếu bé đang bú mẹ mà bị táo bón, bạn hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình nhé! Dưới đây là những thực phẩm tốt cho tiêu hóa của cả mẹ và bé:
Bổ sung chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các bệnh lý đường ruột, đặc biệt là táo bón. Chất xơ có khả năng giúp phân mềm xốp và vào khuôn. Từ đó giúp phân được thải ra ngoài trơn tru hơn. Rau củ, trái cây tươi và các loại hạt là nguồn cung cấp chất xơ lớn nhất cho cơ thể. Cụ thể như sau:
- Rau xanh: Các loại đậu, rau cải, rau dền, mồng tơi, súp lơ xanh, rau diếp cá, rau má, bí đỏ,…
- Trái cây: Mận, bơ, đu đủ, chuối chín, bưởi, lê, cam, táo,…
- Các loại hạt: Vừng đen, đậu đỏ, gạo lứt, đỗ xanh, đỗ đen,…
- Một số loại thực phẩm khác: Atiso, cám yến mạch, khoai lang,…

Uống đủ nước mỗi ngày
Mẹ đang trong giai đoạn cho con bú cần uống đủ nước mỗi ngày. Đây là cách bù đắp lượng nước đã mất, đồng thích kích thích cơ thể sản sinh đủ sữa.
Ăn sữa chua hàng ngày
Sữa chua là nguồn bổ sung kẽm, calci và lợi khuẩn dồi dào. Nhờ đó, sữa chua mang đến một số công dụng nổi bật như tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cholesterol, giúp xương chắc khỏe,… Vì vậy, việc sử dụng sữa chua hàng ngày là điều rất cần thiết, nhất là khi trẻ sơ sinh bị táo bón.
Đổi sữa công thức bé uống
Trường hợp bé đang uống sữa công thức và bị táo bón, mẹ hãy kiểm tra xem mình đang pha sữa đúng tỷ lệ như hướng dẫn chưa. Hoặc đổi sang loại sữa mới. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn được loại sữa phù hợp nhất với độ tuổi và thể trạng của bé.
Cách massage cho trẻ sơ sinh bị táo bón
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón? Massage là một trong những cách hỗ trợ các bé bị táo bón vừa đơn giản, vừa hiệu quả. Các lợi ích của việc massage bao gồm: Kích thích nhu động ruột hoạt động, tăng cường tuần hoàn của cơ thể và giúp trẻ đi tiêu dễ dàng và thường xuyên hơn.
Ngoài ra, các động tác massage nhẹ nhàng còn giúp trẻ được thư giãn, đồng thời tăng tương tác giữa cha mẹ và trẻ hơn.

Massage cho trẻ sơ sinh bị táo bón có thể kết hợp với một chút tinh dầu để các thao tác diễn ra trơn tru và không làm đau các bé. Thời điểm massage tốt nhất là vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ. Mẹ cần tránh massage cho bé khi vừa ăn no. Đặc biệt không tiến hành massage với trẻ có vết thương hở ở bụng hay vùng da được massage.
Ngâm hậu môn bằng nước ấm
Đây được coi là cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả. Nước ấm có tác dụng làm giãn nở cơ vòng hậu môn, giúp bé dễ đi ngoài hơn. Mẹ nên cho bé ngâm hậu môn bằng nước ấm 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần từ 10 – 15 phút.
Thực hiện các động tác đạp xe
Vận động cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Với trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể hỗ trợ bé làm điều này, bằng cách co duỗi đầu gối nhẹ nhàng hoặc áp dụng các bài tập đạp xe. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp tăng cường co bóp nhu động ruột, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón hiệu quả.
Cách thụt cho trẻ sơ sinh bị táo bón
Tháo thụt là phương pháp cuối cùng và được thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ. Mục đích khi tháo thụt cho trẻ sơ sinh là giúp làm mềm phân, kích thích thành ruột co bóp, mở rộng để đẩy phân ra ngoài. Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một lượng dịch nhất định qua trực tràng vào đại tràng để điều trị.
Dưới đây là hướng dẫn các bước tháo thụt cho trẻ sơ sinh:
Chuẩn bị:
- Dung dịch nước muối sinh lý 0.9%
- Ống thông hậu môn
- Dây nối cao su 1.5m – 2m có khóa
- Bock
- Chất bôi trơn tan trong nước: K- Y
- Găng sạch
- Vải láng, tạp dề, giấy vệ sinh, gạc
- Trụ treo
Thực hiện:
- Rửa tay, mang khẩu trang, mang tạp dề
- Cho trẻ nằm ở tư thế thích hợp
- Đặt miếng vải dưới mông trẻ, để lộ hậu môn
- Đưa ống thông vào hậu môn
- Mở khóa cho nước chảy vào, với áp lực thấp
- Nhân viên y tế quan sát biểu hiện của bệnh nhi để kịp thời xử lý, nếu bé đau nên tạm ngừng
- Khi gần hết nước thì hóa dây nối và rút ống ra
- Dùng khăn lau khô rồi để trẻ nghỉ ngơi. Sau khi dung dịch được đưa vào trực tràng, trẻ sẽ có phản xạ đi vệ sinh
Cha mẹ lưu ý không tháo thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh quá thường xuyên. Bởi việc này sẽ khiến bé bị lệ thuộc, lâu dần mất phản xạ đi cầu tự nhiên. Bên cạnh đó, tháo thụt nhiều còn gây tổn thương các mô hậu môn, khiến trẻ đau đớn, khó chịu.
Khi nào trẻ sơ sinh bị táo bón cần đến gặp bác sĩ?
Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện nếu bé chưa đi tiêu 3 – 5 ngày kèm theo các dấu hiệu như:
- Đau bụng quằn quại
- Bé cáu kỉnh, khó chịu nhiều
- Đi ngoài có lẫn máu
- Tình trạng táo bón không thuyên giảm sau khi thực hiện các cách chăm sóc trên

Hướng dẫn phòng ngừa táo bón cho trẻ sơ sinh
So với các lứa tuổi khác, trẻ sơ sinh mắc táo bón không quá cao. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan. Hãy luôn tuân theo những nguyên tắc chăm sóc trẻ dưới đây để phòng ngừa táo bón hiệu quả:
- Tập cho trẻ thói quen đi tiêu đều đặn mỗi ngày vào khung giờ cố định. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên kết hợp với các động tác massage bụng để kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình trao đổi chất ở trẻ
- Mẹ đang cho trẻ bú sữa nên ăn uống điều độ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Theo đó, chế độ ăn của mẹ cần được bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ như chuối, đu đủ, rau lang, khoai lang, táo,… Đồng thời cần hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thức uống chứa cồn,…
- Cho trẻ bú mẹ đều đặn, đúng cữ để cung cấp nước cho cơ thể, tránh bị táo bón. Để đảm bảo lượng sữa dồi dào, mẹ nên uống mỗi ngày 2 – 3 lít nước, đó có thể là nước lọc, nước canh, sữa hay nước ép trái cây
Trên đây là từ A – Z những thông tin cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình chăm sóc bé yêu!