Tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ em toàn thế giới. Vì vậy, việc nhận biết sớm triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh để kịp thời xử lý đóng vai trò vô cùng quan trọng vào kết quả điều trị. Hãy cùng chúng tôi theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
- Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?
Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em sơ sinh
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới bước vào giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện là điều kiện lý tưởng để các loại vi sinh vật tấn công, gây nhiễm khuẩn đường ruột. Chúng có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày như thịt gia cầm, thịt heo, thịt bò, rau sống,… Tùy vào mỗi loại vi khuẩn gây bệnh, mức độ nhiễm trùng và thể trạng của bé sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Trong đó, một số dấu hiệu có thể gặp gồm:
- Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, phân lỏng, có bọt
- Khuôn mặt xanh xao, hốc hác
- Trẻ đau bụng dữ dội, quấy khóc, kèm theo sốt nhẹ
- Trẻ bị buồn nôn hoặc nôn nhiều
- Trẻ có cảm giác người ớn lạnh, chuột rút, đau đầu
Thông thường trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ bình phục sau 2 – 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Trường hợp nặng hơn, triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài vài tuần Do đó, các mẹ cần chú ý tới những dấu hiệu bất thường để kịp thời đưa đến bệnh viện điều trị.
Cách xử lý nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh
Khi có triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách, tránh để tình trạng quá nặng dẫn đến mất nước gây nguy hiểm tới tính mạng.
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nhẹ
Trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột ở mức độ nhẹ, mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc bé tại nhà theo những lưu ý sau:
- Cho trẻ sơ sinh bú sữa thường xuyên hơn, chia thành nhiều cữ trong ngày
- Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể bổ sung thêm các loại trái cây chứa nhiều kali như cam, chuối, nước dừa tươi,… để bù đắp lượng nước bị mất qua phân. Trường hợp mất nước nặng có thể tham khảo dùng dung dịch oresol để bù điện giải
- Nếu trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho con ăn đa dạng ưu tiên những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng để bổ sung năng lượng
- Chế biến thức ăn cho bé mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa
- Có thể cho bé sử dụng một số loại đồ uống như húng quế, gừng,… sẽ giúp làm dịu dạ dày, chống nhiễm trùng hiệu quả
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nặng
Nếu phụ huynh theo dõi thấy con có những triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh nặng kể trên, hãy nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Lưu ý: Ba mẹ không tự ý cho bé uống thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Bởi điều này có thể gây nguy hiểm với trẻ.
Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh
Bên cạnh việc tìm hiểu dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, nhiều mẹ cũng rất quan tâm về cách phòng ngừa. Dưới đây là một số biện pháp mà mẹ có thể áp dụng:
- Tắm rửa cho bé thường xuyên, vệ sinh đồ chơi, quần áo để giảm thiểu sự tiếp xúc của các mầm bệnh đối với bé
- Vệ sinh dụng cụ ăn uống của bé. Đặc biệt là bình sữa, núm ti của bé nên được tiết trùng trước khi sử dụng
- Người chăm sóc bé cũng nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với bé
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với vật nuôi
- Mẹ đang trong giai đoạn cho con bú cần ăn uống khoa học, lành mạnh để đảm bảo có nguồn sữa chất lượng cho bé.
- Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, không ẩm mốc
- Khi phát hiện triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh, hãy đưa ngay đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và xử lý phù hợp, tránh để lâu dẫn đến biến chứng nặng
Bài viết trên đây đã giúp mẹ nhận diện được các triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh. Mong rằng thông tin này sẽ giúp ích cho mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!