Bạn đang loay hoay không biết cách lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng thế nào? Hãy bỏ túi ngay gợi ý dưới đây của Fitobimbi để bé tăng cân hiệu quả.
Bé 7 tháng tuổi phát triển thế nào?
Tháng thứ 7 được coi là thời kỳ chuyển tiếp khi bé của bạn có nhiều thay đổi tích cực. Cụ thể:
- Phát triển kỹ năng thô: Bé 7 tháng có thể tự ngồi và khả năng ngồi vững ngày càng tốt hơn. Một số bé đã bò thành thạo, thậm chí vịn tay vào thành để đứng dậy luôn.
- Khả năng vận động: Bé trong độ tuổi 7 tháng có thể thực hiện một số động tác linh hoạt như: cầm 2 vật va vào nhau, cầm 1 vật chuyển từ tay này sang tay khác hoặc sử dụng một ngón tay để nhặt đồ lên.
- Phát triển ngôn ngữ: Về ngôn ngữ, trẻ 7 tháng cũng có thay đổi tích cực như “ê a” vài ba tiếng hoặc quay đầu lại phía có tiếng trò chuyện.
- Về nhận thức: 7-9 tháng hệ thần kinh của trẻ phát triển rất nhanh vì vậy khi được gọi tên con sẽ xuất hiện phản ứng. Bé có thể né hoặc trốn mặt khi muốn từ chối một món ăn gì.
Ngoài thay đổi về mặt thể chất, bé 7 tháng tuổi còn có bước tiến lớn hơn về bữa ăn. Theo các chuyên gia trẻ 7 tháng có thể ăn được đa dạng thức ăn với những mùi vị và cả màu sắc khác nhau. Ngoài ra ở giai đoạn này bé đã có thể ăn thô một chút, con tự cầm nắm và đưa thức ăn lên miệng.
Vì vậy để bé phát triển tốt nhất mẹ hãy tạo dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Đừng bao giờ cố kiểm soát thức ăn mà con sử dụng mỗi bữa. Hãy để cho bé tự do quyết định số lượng thức ăn dung nạp mỗi ngày.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 7 tháng tuổi thay đổi thế nào?
Đối với trẻ 7 tháng tuổi, con đã quen dần với quá trình ăn. Do đó chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo muốn con phát triển toàn diện mẹ nên tham khảo khẩu phần ăn như sau.
Chế độ dinh dưỡng cần thiết
Bổ sung cho bé đầy đủ các nhóm vi chất dưới đây:
- Chất đạm: Bắt đầu từ tháng thứ 7, mẹ đã có thể bổ sung chất đạm vào chế độ ăn. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa còn yếu nên cần chú ý số lượng và cách chế biến thực đơn. Những thực phẩm giàu đạm mẹ nên bổ sung cho bé gồm thịt heo, trứng, đậu phụ và một số cá trắng
- Vitamin và khoáng chất: Trái cây là nguồn chứa vitamin dồi dào cho trẻ. Không chỉ thế thực phẩm này còn dễ chế biến. Mẹ chỉ cần bỏ vỏ và hạt rồi đem nghiền nát là bé đã có một bữa bổ dưỡng. Ngoài trái cây thì rau xanh cũng là gợi ý không thể bỏ qua cho bé 7 tháng với lượng vitamin và các khoáng chất dồi dào. Một số loại rau phù hợp cho bé ở giai đoạn này là cải bó xôi, rau ngót, rau dền,…
- Tinh bột: Bé 7 tháng tuổi cũng cần bổ sung tinh bột. Do đó mẹ hãy tận dụng vào các bữa ăn chính của con. Một ngày có thể cho bé ăn 3 bữa bột, thêm lượng rau xanh để hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt
Nguyên tắc ăn dặm cho bé 7 tháng
Để việc xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng đạt hiệu quả cao mẹ hãy ghi nhớ nguyên tắc dưới đây:
- Dinh dưỡng chủ yếu của bé 7 tháng vẫn là sữa mẹ. Vì vậy hãy để cho bé bú theo nhu cầu
- Với trẻ 7 tháng, mẹ có thể cho con ăn dặm 2 bữa/ ngày và bổ sung khoảng 500-800ml sữa
- Ngoài ra thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng nên được kết hợp một bữa ăn ngọt và bữa ăn mặn để đổi khẩu vị cũng như kích thích các bé thèm ăn
- Một lưu ý nữa không thể bỏ qua cho mẹ là thời lượng ăn không nên kéo dài trên 30 phút dù con ăn ít hay nhiều
30 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng tuổi
Để giúp các mẹ thuận lợi khi lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng, dưới đây Fitobimbi sẽ gợi ý 30 thực đơn bổ dưỡng.
Thực đơn 1:
- Cháo cá hồi nấu với bí đỏ, súp lơ và hạt đậu lăng
Thực đơn 2:
- Cháo thịt bò kết hợp cùng cà rốt, súp lơ
Thực đơn 3:
- Cháo cá lóc, su su, cà rốt, phomai
Thực đơn 4:
- Cháo cà rốt, bí đỏ, ruốc cá hồi và nước Dashi
Thực đơn 5:
- Cháo trứng gà, nấu với khoai lang và bí đỏ
Thực đơn 6:
- Cháo yến mạch nấu cùng rau ngót, khoai tây và thịt lợn
Thực đơn 7:
- Cháo yến mạch nấu với thịt ếch, mồng tơi
Thực đơn 8:
- Cháo thịt gà hầm hạt sen, đậu xanh và bí đỏ
Thực đơn 9:
- Cháo yến mạch nấu cùng khoai tây, bí ngòi, thịt lợn
Thực đơn 10:
- Cháo cá lóc, cải thìa, cà rốt và phô mai
Thực đơn 11:
- Cháo thịt gà hầm hạt sen nấu nấm hương và cà rốt
Thực đơn 12:
- Cháo cải thìa, đậu đỏ, ruốc cá hồi
Thực đơn 13:
- Cháo bồ câu, đậu xanh, hạt sen
Thực đơn 14:
- Cháo thịt bò, cà rốt, hạt sen
Thực đơn 15:
- Cháo sườn heo, cà rốt, đậu cove
Thực đơn 16:
- Cháo thịt lợn nấu cùng đu đủ
Thực đơn 17:
- Cháo thịt gà, bí đỏ và nấm rơm
Thực đơn 18:
- Cháo lươn, mồng tơi và yến mạch
Thực đơn 19:
- Cháo tôm, bí đỏ, phô mai
Thực đơn 20:
- Cháo yến mạch, thịt lợn, bí đỏ và phomai
Thực đơn 21:
- Cháo yến mạch, cà chua, cá diêu hồng
Thực đơn 22:
- Cháo yến mạch, thịt bò, bí đỏ, phomai
Thực đơn 23:
- Cháo yến mạch, khoai lang, ruốc cá hồi
Thực đơn 24:
- Cháo lươn, bí đỏ, yến mạch
Thực đơn 25:
- Cháo cá lóc, cà rốt, rau ngót
Thực đơn 26:
- Cháo yến mạch, bầu, tôm sú
Thực đơn 27:
- Cháo thịt gà, nấm hương, đậu cove
Thực đơn 28:
- Cháo yến mạch, cá diêu hồng, cà rốt, khoai tây
Thực đơn 29:
- Cháo trứng gà, cà rốt, hạt sen
Thực đơn 30:
- Cháo yến mạch, đậu bắp, thịt lợn
Thực đơn 31:
- Cháo yến mạch, thịt bò, rau ngót
Các món cháo ngon nên có trong thực đơn truyền thống của bé 7 tháng
Song hành với việc bỏ túi thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng thơm ngon, mẹ bỉm có thể áp dụng cách nấu dưới đây.
Cháo thịt bò
Nguyên liệu:
- Thịt bò
- Cháo trắng
- Ớt chuông
- Nấm rơm, ngô bao tử
Cách làm:
- Thịt bò rửa sạch để ráo thái nhỏ
- Ớt chuông, nấm rơm và ngô bao tử làm sạch, thái lựu
- Cho nồi lên bếp, đun sôi dầu oliu thì thêm thịt bò vào xào
- Sau đó lần lượt cho ngô, nấm, ớt vào đảo đến khi chín đều thì cho vào cháo, nấu sôi
- Tắt bếp và cho phomai vào cùng, sau đó múc ra đợi nguội thì đem xay nhuyễn
Bột tôm khoai mỡ
Nguyên liệu:
- Bột gạo
- Tôm
- Khoai mỡ
- Dầu ăn của bé
Cách làm:
- Tôm làm sạch rồi đem băm nhuyễn
- Khoai gọt vỏ, ngâm qua nước muối sau đó hấp chín rồi nghiền thật mịn
- Cho nước và bột vào khuấy đến khi chín đều thì đun lửa vừa
- Cho tiếp tôm băm và khoai mỡ vào khuấy thật đều tay
Cháo sườn rau củ
Nguyên liệu:
- Bột gạo
- Sườn non
- Ngô, cà rốt và đậu Hà Lan
- Dầu ăn trẻ em
Cách làm:
- Sườn non rửa sạch đem đi hâm nhừ rồi gỡ lấy thịt, xay sao cho mịn
- Ngô, cà rốt và đậu Hà Lan đem đi hấp chín, nghiền nhuyễn
- Cho nồi lên bếp rồi khuấy chín bột sau đó thêm hỗn hợp rau củ, nấu sôi là được
Cháo cá quả
Nguyên liệu:
- Bột gạo
- Cá quả
- Rau ngót
Cách làm:
- Cá quả làm sạch, hấp chín, bỏ xương sau đó nghiền nhỏ
- Rau ngót xay nhuyễn, chắt nước rồi hòa bột gạo, nấu cho chín bột và rau
- Sau khi bột chín thì thêm cá vào, nấu thêm 2 phút rồi cho dầu ăn
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng Fitobimbi đã gợi ý rõ. Mong rằng với kiến thức này mẹ bỉm sẽ biết cách lên đơn hợp hơn với bé.