Trẻ bị đau bụng sau khi ăn là hiện tượng phổ biến. Thông thường, đây được xem biểu hiện sinh lý khi trẻ ăn quá no. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, trẻ đau bụng sau ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.
- Bé gái 10 tuổi hay bị đau bụng nguyên nhân do đâu?
- Bé gái 4 tuổi thường xuyên kêu đau bụng: Liệu có đáng lo?
Nguyên nhân trẻ bị đau bụng sau khi ăn
Đau bụng sau khi ăn là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua các trường hợp ngoại lệ do bệnh lý nguy hiểm gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến bé hay kêu đau bụng sau khi ăn:
Bé kêu đau bụng sau ăn do ăn quá no
Khi ăn quá no, bé dễ bị đau bụng do dạ dày được lấp đầy gây khó chịu. Bên cạnh đó các cơ bắp cũng trở nên căng cứng, gây đau cho trẻ. Bởi vậy, bác sĩ khuyên mẹ nên hướng dẫn bé tập thở sâu trước khi ăn để cơ bắp được thư giãn, hạn chế tình trạng đau bụng sau ăn.
Trẻ đau bụng sau khi ăn do dị ứng
Thông thường, trẻ có thể bị đau bụng sau ăn do dị ứng với các đồ ăn như lúa mì, đậu nành, trứng, sữa,… Ngoài ra, một số thức ăn không phù hợp đồ ôi thiu, nhiễm bẩn, đồ ăn sống, tái,… cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị dị ứng.
Trẻ bị đau bụng sau khi ăn do táo bón
Đau bụng sau ăn là một triệu chứng thường gặp khi trẻ bị táo bón. Đây là một dạng rối loạn đường tiêu hóa thường gặp, với biểu hiện đi ngoài ít hơn 3 ngày/lần, phân cứng, khô, vón cục, trẻ đau đớn và rặn đỏ mặt. Khi bị táo bón, trẻ cũng dễ bị đau bụng, thậm chí là các triệu chứng khó chịu hơn sau ăn.
Do không dung nạp lactose
Trẻ bị đau bụng sau khi ăn không ngoại trừ khả năng cơ địa bất dung nạp lactose. Thành phần này có chủ yếu trong các loại sữa hoặc chế phẩm từ sữa. Việc thiếu enzym chuyển hóa lactose có thể khiến trẻ gặp một vài triệu chứng khi sử dụng sữa, chẳng hạn như đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng, khó tiêu,…
Các bệnh lý khác
Mặc dù hiếm gặp, nhưng trong một số trường hợp, trẻ bị đau bụng sau khi ăn có thể liên quan đến các bệnh lý như đau ruột thừa, rối loạn tiêu hóa, lồng ruột cấp tính, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, sỏi mật,… Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan với những triệu chứng dù đơn giản nhất.
Trẻ bị đau bụng sau ăn có sao không?
Hiện tượng đau bụng sau khi ăn ở trẻ thường không gây nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp đều do dị ứng thực phẩm hoặc thức ăn không phù hợp. Ba mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà mà không cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.
Tuy nhiên, không ngoại trừ những vấn đề sức khỏe có thể xảy ra đối với trẻ bị đau bụng sau ăn. Dưới đây là những bệnh lý liên quan mà ba mẹ cần lưu tâm:
- Rối loạn tiêu hóa: Ngoài đau bụng sau ăn, trẻ có thể bị tiêu chảy và buồn nôn
- Lồng ruột cấp tính: Bệnh khiến trẻ nôn trớ liên tục, người trái nhợt, đi ngoài ra dịch và quấy khóc dữ dội
- Đau ruột thừa: Cơn đau bụng xuất hiện quanh rốn, kèm theo táo bón hoặc tiêu chảy và sốt nhẹ
- Áp xe gan do giun: Bé sẽ bị đau quằn quại, nôn, thậm chí nôn ra giun. Cơn đau tăng lên sau khi ăn có thể khiến bé bị sốt cao. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên để nhanh chóng đưa đi cấp cứu
Cha mẹ cần hết sức cẩn trọng với các dấu hiệu bất thường ở trẻ. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm, càng tốt để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.
Cách xử lý trẻ bị đau bụng sau khi ăn
Với trường hợp đau bụng nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà cơ bản như sau:
Thay đổi thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân chính khiến trẻ bị đau bụng sau ăn. Do đó, để cải thiện triệu chứng này, mẹ nên tuân thủ những nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho bé sau:
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể sớm bình phục
- Nếu trẻ bị đau bụng kèm khó tiêu, mẹ nên hạn chế sử dụng các loại cải, đậu,… trong bữa ăn của bé
- Bổ sung thêm probiotics cho đường ruột khỏe mạnh thông qua sữa chua
- Cho bé uống nhiều nước, ít nhất 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày
- Hạn chế ăn những thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Ưu tiên những món ăn chế biến dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, bột,…
- Không nên cho bé nằm ngay hoặc vận động mạnh sau khi ăn
Massage bụng
Massage là phương pháp làm dịu cơn đau bụng đơn giản, rẻ tiền mà mẹ có thể thực hiện tại nhà. Các lợi ích mà massage bụng mang lại bao gồm: giúp trẻ được thư giãn và làm dịu cơn đau, tăng cường lưu thông tuần hoàn, kích thích nhu động ruột,…
Mẹ có thể tiến hành massage bụng bằng cách dùng tay nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng của bé theo chuyển động tròn. Thời gian massage bụng khoảng 15 phút, lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày. Mẹ có thể kết hợp với tinh dầu để tăng thư giãn cho bé.
Chườm nóng
Tương tự như massage, chườm nóng cũng giúp làm dịu cơn đau, cho bé cảm giác thư giãn, thoải mái. Mẹ cần chuẩn bị 1 chiếc khăn và 1 chậu nước ấm. Nhúng khăn vào nước, vắt kiệt rồi nhẹ nhàng đặt lên da bụng của bé. Sử dụng tay xoa đều khắp bụng, có thể ấn nhẹ để bé thấy dễ chịu hơn.
Cho bé uống nước gừng
Trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ giúp trẻ giảm ho, uống trà gừng còn có thể giảm cơn đau bụng hiệu quả. Mẹ có thể cho trẻ uống một ít nước gừng hòa cùng 1 thìa nước cốt chanh. Lặp lại vài lần mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện vấn đề khó chịu này.
Thăm khám bác sĩ
Nếu đã thực hiện các biện pháp chăm sóc trên, song tình trạng trẻ bị đau bụng sau ăn vẫn chưa được cải thiện. Lúc này, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần để ý khi trẻ xuất hiện những triệu chứng dưới đây:
- Đau bụng dữ dội, cơn đau ngày tăng
- Người mệt mỏi, có dấu hiệu mất nước, nôn ói
- Đi ngoài phân lỏng, phân đổi màu
Trẻ bị đau bụng sau khi ăn thường sớm bình phục nếu được chăm sóc đúng cách. Cha mẹ cần theo sát trẻ để tránh diễn tiến bất thường. Trường hợp trẻ sốt, nôn mửa và tiêu chảy kéo dài cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được theo dõi.