Nội dung chính

Trẻ bị gãy tay bó bột trong bao lâu? Bao lâu thì tháo được?

Gãy tay là dạng gãy xương thường gặp. Khi trẻ bị gãy tay thì bó bột là giải pháp đơn giản nhất. Tuy nhiên, trẻ bị gãy tay bó bột trong bao lâu? hay gãy tay bao lâu thì phục hồi? Cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ bị gãy tay bó bột

Trẻ bị gãy tay bó bột trong bao lâu?

Trẻ em gãy tay bó bột trong bao lâu là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Trên thực tế, thời gian bó bột thường phụ thuộc vào thời gian lành xương và các mô mềm xung quanh. Tùy theo vị trí gãy, xương gãy, mức độ gãy cùng những yếu tố khác đi kèm như tổn thương mô xung quanh, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý,… thì thời gian lành xương của mỗi trẻ sẽ có sự khác biệt.

  • Tình trạng gãy tay: Trẻ bị gãy tay ít di lệch, rạn xương thường có thời gian phục hồi nhanh hơn bởi xương không bị tổn thương quá nhiều. Ngược lại, với trẻ gãy xương di lệch nhiều, xương có mảnh vụn thì thời gian để hồi phục và tái tạo xương sẽ kéo dài hơn
  • Cơ địa liền thương: Thông thường, với trẻ nhỏ, cơ địa liền xương thường nhanh nên thời gian phục hồi sẽ được rút ngắn lại. Còn đối với người già, người có hệ miễn dịch suy giảm,… quá trình tái tạo xương sẽ chậm hơn
  • Chế độ chăm sóc: Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ kết hợp với chế độ tập luyện, vật lý trị liệu đúng cách sẽ thúc đẩy nhanh quá trình liền xương

Trẻ bị gãy tay bó bột trong bao lâu?

Vậy trẻ bị gãy tay bó bột trong bao lâu? Nhìn chung, đối với trẻ có sức khỏe tốt, gãy tay có thể lành sau 4 – 8 tuần. Tuy nhiên, thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Thời gian thực tế sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ. 

Trẻ bó bột bị ngứa phải làm sao?

Một trong những vấn đề khó chịu khi bó bột là có thể gây ngứa da, viêm da. Vết thương do gãy tay chưa thể lành lại một sớm một chiều, trẻ cần phải giữ bột trong ít nhất 4 – 8 tuần. Vì vậy để hạn chế tình trạng ngứa ngáy, phụ huynh nên giữ cho bột khô, thoáng, tránh để trẻ nghỉ ngơi trong môi trường quá nóng dễ ra mồ hôi. Ngoài ra, ba mẹ cần đưa trẻ đến tái khám để bác sĩ kê thêm thuốc kháng sinh nhằm giảm bớt triệu chứng khó chịu.

Cách theo dõi trong khi mang bột

Trong khoảng 2 ngày đầu sau khi bó bột, trẻ sẽ có cảm giác căng tức, chật chội phần tay bó bột. Điều này xảy ra do hiện tượng sưng nề tăng khiến bột có xu hướng chặt lại. Khi gặp tình huống này, ba mẹ cần thông báo với bác sĩ ngay để nới bột kịp thời, tránh dẫn đến tình trạng chèn ép bột.

Cách theo dõi trong khi mang bột

Ngoài ra, trẻ nên quay lại bệnh viện nếu sau khi bó bột, vùng cánh tay có cảm giác ngứa ran, tê hoặc châm chích. Đặc biệt, với những trường hợp sau cũng cần trợ giúp từ y tế:

  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Da có tông màu hơi xanh, nhợt nhạt
  • Cảm giác đau sưng phần bó bột nhiều hơn
  • Có mùi hôi, rỉ dịch từ chỗ bó bột
  • Lớp bột bó bị bẩn hoặc ướt
  • Xuất hiện vết loét, phát ban hoặc mụn nước bên dưới lớp bột
  • Giảm khả năng vận động các ngón chân, ngón tay

Trẻ chỉ được tháo bột khi xương đã liền và do bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Phụ huynh không được tự ý tháo bột kể cả khi trẻ hết đau hoặc thấy các dấu hiệu liền xương. Bởi việc tự ý tháo có thể gây tổn thương da hoặc xương không liền nếu chưa đủ thời gian bó bột.

Khi xương đã đủ thời gian lành, bác sĩ sẽ tháo gỡ lớp bột bằng một loại cưa đặc biệt. Công cụ này có thể xuyên qua các lớp bột mà không gây tổn thương vùng da bên dưới. Khi cưa chạm tới lớp đệm bảo vệ và lớp stockinette, bác sĩ sẽ tiếp tục dùng kéo để gỡ bỏ.

Biện pháp phòng ngừa biến chứng sau bó bột

Trẻ gãy tay bó bột tuy là phương pháp điều trị đơn giản nhưng do nhiều nguyên nhân (chủ quan, khách quan) mà vẫn có trường hợp gặp tai biến. Vì vậy, ba mẹ cần theo dõi tình trạng cơ thể trẻ, nhất là vùng tay bị bó. Nếu có dấu hiệu bất thường cần thông báo với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Một số các biến chứng thường gặp khi bó bột phải kể đến như:

  • Choáng: Do đau khi gãy xương hoặc trong quá trình nắn, bó bột
  • Sốc phản vệ: Do tác dụng của thuốc tê, thuốc mê
  • Chèn ép bột: Do tình trạng sưng nề
  • Viêm loét da: Trẻ có các biểu hiện như đau, sốt ở vị trí tỳ đè
  • Lòng bột: Bột bị di lệch khi cử động
  • Gãy thêm xương, đầu xương gãy chọc ra, mạch máu bị tổn thương, rối loạn dinh dưỡng và phù nề,…

Biện pháp phòng ngừa biến chứng sau bó bột

Để ngăn ngừa trẻ gặp biến chứng sau bó bột, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Thăm khám kỹ lưỡng trước khi bó bột: vị trí xương gãy, thể trạng cơ thể,…
  • Bó bột theo đúng chỉ định
  • Tuân thủ mọi chỉ định từ bác sĩ trước, trong và sau khi bó bột
  • Trong quá trình bó bột, ba mẹ cần theo dõi biểu hiện tại chi gãy, áp dụng các biện pháp giảm phù nề đúng cách
  • Trao đổi ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường như choáng, chèn bột,…
  • Tái phát theo chỉ định của bác sĩ, giúp phát hiện sớm và xử lý kịp thời các biến chứng
  • Nới bột, sử dụng thuốc chống nề khi cần thiết

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau khi tháo bột

Chế độ luyện tập

Trẻ bị gãy tay bó bột trong bao lâu phụ thuộc nhiều vào chế độ luyện tập trong và sau khi bó bột. Vận động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi. Các bài tập vận động sẽ giúp cải thiện chức năng của xương, ngăn ngừa các biến chứng cứng khớp, teo cơ, giảm sưng. Đồng thời giúp trẻ mau quay về cuộc sống hàng ngày.

Bài tập ngón tay

Các bài tập ngón tay giúp cải thiện khả năng cầm nắm sau khi bị gãy cổ tay. Ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ thực hiện trong khi tay vẫn còn bó bột.

Cách thực hiện như sau:

  • Ngón tay duỗi thẳng, từ uốn cong các đốt giữa và đốt xa, các đốt gần giữ thẳng
  • Duỗi thẳng các ngón tay
  • Uốn cong các đốn gần, giữ thẳng đốt xa và đốt giữa
  • Tiếp tục duỗi thẳng các ngón tay, uốn cong các đốt giữa và đốt gần, giữ thẳng đốt xa
  • Nắm tay thành nắm đấm, uốn cong các đốt ngón tay, nhét các ngón tay vào lòng bàn tay
  • Lặp lại 10 lần

Bài tập ngón tay

Bài tập cổ tay

Sau bó bột, cổ tay trẻ thường bị cứng. Vì vậy, bác sĩ sẽ hướng dẫn một số bài tập để giảm tình trạng cứng khớp sau này. Mẹ có thể hướng dẫn bé luyện tập tại nhà theo các bước sau:

  • Gập cổ tay về phía trước và phía sau
  • Xoay cổ tay từ trái sang phải
  • Đặt cánh tay trên bàn, xoay cẳng tay sao cho lòng bàn tay hướng lên, sau đó hướng xuống
  • Giữ mỗi vị trí 3 – 5 giây, sau đó lặp lại 10 lần

Tăng cường sức mạnh ngón tay

Bài tập này có thể giảm tê cứng tay sau thời gian bó bột. Lưu ý, mẹ nên hướng dẫn trẻ tập bài tập này khi xương đã lành nhé!

Động tác 1: Tăng cường lực bám

  • Bóp một quả bóng nhỏ
  • Lặp lại nhiều lần trong 2 phút

Động tác 2: Mở rộng ngón tay

  • Quấn dây cao su quanh các ngón tay tạo thành 1 vòng tròn
  • Kéo ngón tay ra xa nhau, sau đó từ từ đưa các ngón tay trở lại với nhau
  • Lặp lại khoảng 10 lần

Chế độ ăn

Trẻ bị gãy tay nên tăng cường bổ sung dưỡng chất, đặc biệt là magie, canxi, photpho và các vitamin nhóm B. Đây đều là những chất dinh dưỡng rất cần cho quá trình tái tạo xương, cũng như giúp xương chắc khỏe.

Chế độ ăn

Ngoài ra, mẹ cũng không quên bổ sung rau xanh và trái cây cho trẻ bị gãy xương. Bởi nhóm thực phẩm này chứa nhiều vitamin giúp xương khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, mẹ cũng cần chú ý đến các thực phẩm trẻ cần tránh, gây cản trở quá trình liền xương như nước ngọt có ga, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ uống có chứa caffeine,…

Trên đây là giải đáp trẻ bị gãy tay bó bột trong bao lâu, cũng như hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bé trong và sau khi tháo bột. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích được mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Chia sẻ bài viết này