Nội dung chính

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng khỏi?

Cung cấp dinh dưỡng là cách đơn giản giúp bé vượt qua triệu chứng khó chịu của tay chân miệng. Vậy trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Hãy cùng Fitobimbi đi tìm lời giải trong bài viết sau.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị chân tay miệng

Để bé mau chóng khỏi bệnh, mẹ nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Cụ thể:

Nguyên tắc xây dựng dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Theo các chuyên gia, trẻ bị tay chân miệng cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng tăng cường miễn dịch và sức đề kháng. Cụ thể:

  • Cho trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, trong đó đa dạng 4 loại thực phẩm là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Hạn chế kiêng khem quá mức khiến bệnh tiến triển xấu hơn
  • Bổ sung cho trẻ thực phẩm giàu đạm và có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản. Đồng thời cung cấp nguồn kẽm và sắt dồi dào để tăng đề kháng, cải thiện miễn dịch
  • Tăng cường các loại rau, quả có màu vàng, đỏ như cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, dưa hấu; các loại rau xanh như rau muống, súp lơ hoặc cải bó xôi trong các bữa ăn để chống nhiễm trùng, làm lành vết thương
  • Các loại quả giàu vitamin C như cam, bưởi, táo lê cũng rất tốt cho miễn dịch của bé
  • Bên cạnh đó, quá trình bị bệnh mẹ nên hạn chế sử dụng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành hoặc thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Tuyệt đối tránh và không sử dụng thức ăn đã bị dị ứng
Bổ sung đa dạng thực phẩm cho bé khi bị bệnh
Bổ sung đa dạng thực phẩm cho bé khi bị bệnh

Lựa chọn nhóm vi chất nào tốt cho trẻ bị tay chân miệng

Một số nhóm chất nên được tăng cường trong khẩu phần ăn của trẻ bị tay chân miệng bao gồm:

  • Protein: Hầu hết các loại kháng thể đều có bản chất là protein. Vì vậy mẹ cần tăng cường nhóm thực phẩm này. Nhất là thịt nạc, lòng trắng trứng và sữa
  • Chất béo: Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Bên cạnh protein thì chất béo là thành phần quan trọng tham gia cấu tạo cơ thể. Do đó quá trình bị tay chân miệng mẹ nên chú ý bổ sung nhóm vi chất này thông qua thịt, cá, dầu thực vật
  • Vitamin C: Là hoạt chất quan trọng với hệ miễn dịch, giúp da làm lành vết thương bằng cách tạo ra collagen, cải thiện thâm sẹo do các vết mụn của tay chân miệng để lại. Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho bé thông qua các loại rau củ như súp lơ, cần tây, rau đay, chanh, bưởi,…
  • Vitamin A: Có vai trò quan trọng trong việc làm lành các bệnh ngoài da. Hoạt chất này có nhiều trong cà rốt, cà chua, khoai tây, thịt, cá
  • Vitamin D: Không chỉ có tác dụng lớn với hệ miễn dịch, hoạt chất này còn là xúc tác đẩy lùi tác nhân gây bệnh. Vì vậy nếu chưa biết trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Mẹ hãy bổ sung cá thu, cá hồi, đậu nành, ngũ cốc,…
  • Vitamin E: Từ lâu đã được khoa học chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương. Mẹ có thể bổ sung vitamin E cho bé từ đậu nành, lúa mì, ngũ cốc,…

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Top 10 gợi ý

Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng. Do đó, cách tốt nhất để mẹ có thể hỗ trợ con yêu khi mắc phải căn bệnh này là thực hiện chế độ chăm sóc đúng cách. Vậy bé bị tay chân miệng nên ăn gì? Dưới đây Fitobimbi sẽ gợi ý mẹ top 10 thực phẩm nên dùng.

Trứng

Trứng chứa nhiều protein, sắt, vitamin và khoáng chất nên tốt cho sức khỏe của bé. Không chỉ vậy, các món ăn từ trứng còn mềm, không khiến bé thấy đau đớn trong quá trình nhai. Mẹ có thể dùng trứng làm món chiên, luộc, hấp và thêm một số gia vị để giúp bé hấp thụ tốt hơn.

Nước dừa

Mất nước là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng. Để ngăn ngừa nguy cơ này mẹ hãy cho bé uống nước thường xuyên. Ngoài nước lọc, mẹ hãy cho con dùng thêm nước dừa. Bởi đây là loại thức uống thơm ngon, có thể làm dịu vết thương. Không chỉ thế, theo nhiều nghiên cứu khoa học, nước dừa có thể cung cấp các chất điện giải, ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra. Mẹ có thể dùng nước dừa tươi để cho bé uống hoặc ướp lạnh rồi pha với tắc.

Nước dừa rất tốt cho bé bị tay chân miệng
Nước dừa rất tốt cho bé bị tay chân miệng

Chão loãng

Bé bị tay chân miệng nên ăn gì? Đáp án không thể bỏ qua là cháo loãng. Theo các chuyên gia, khi bị bệnh tay chân miệng, trẻ cần cung cấp lượng lớn tinh bột để có sức khỏe chống lại bệnh tật.

Tuy nhiên, các món ăn như cơm, cháo đặc có thể làm con khó chịu vì gặp đau đớn khi nhai. Do đó mẹ hãy bổ sung cháo loãng hoặc súp thay thế. Có thể nấu cháo với các loại thịt hoặc rau củ quả để tăng vị ngon. Một số món cháo mà mẹ có thể sử dụng cho bé là cháo lươn, cháo sườn bí đỏ, cháo tôm, cháo khoai tây,…

Đu đủ chín

Đu đủ là loại quả có vị ngọt, mềm, khi ăn sẽ giúp làm dịu cơn đau. Không chỉ thế, trong loại quả này còn chứa rất nhiều vitamin, giúp bé tăng cường miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, vượt qua triệu chứng của bệnh. Do đó nếu chưa biết trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì mẹ hãy thử ướp đu đủ hoặc chế biến thành nước ép cho con.

Đu đủ chín giúp tăng miễn dịch
Đu đủ chín giúp tăng miễn dịch

Sữa chua và mật ong

Mật ong có vị ngọt, tính kháng khuẩn cao nên có khả năng làm lành vết thương hiệu quả. Trong khi đó, sữa chua lại là thực phẩm khá mềm, tính mát, giúp xoa dịu bớt cơn đau, đồng thời bổ sung lợi khuẩn và vitamin giúp tăng đề kháng để bé tiêu hóa tốt hơn. Do đó mẹ hãy sử dụng 2 thực phẩm này trong các bữa ăn của bé bị tay chân miệng.

Dưa hấu

Dưa hấu là một trong những loại quả giàu vitamin C, giúp ngăn vết loét lan rộng. Không chỉ thế, loại quả này còn có vị ngọt, khá mềm, tính mát nên rất thích hợp cho bé bị tay chân miệng. Để việc sử dụng đạt được hiệu quả mẹ hãy ướp lạnh dưa hấu trước khi cho bé sử dụng. Có thể chế biến dưa hấu thành các thức uống như sinh tố, nước ép, salad,…

Chè sắn dây và các loại đậu

Đậu là thực phẩm chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất, giúp tăng năng lượng và hệ miễn dịch của bé. Trong khi đó, sắn dây là vị thuốc quý có tác dụng làm mát cơ thể. Do đó, khi trẻ bị tay chân miệng, chè sắn dây và các loại đậu sẽ giúp cải thiện cơn đau do các vết loét hiệu quả. Để  chế biến được món chè này, mẹ hãy làm theo các bước như sau:

  • Ninh đậu trong nồi áp suất
  • Thêm bột sắn vào, đảo đều đến khi sôi
  • Thêm đường để có vị ngọt rồi cho bé ăn
Chè sắn dây và đậu có tính mát
Chè sắn dây và đậu có tính mát

Sữa

Nếu chưa biết trẻ bị tay chân miệng ăn gì? Mẹ đừng bỏ qua món sữa. Theo các chuyên gia, khi bị bệnh tay chân miệng, vết loét ở lợi có thể khiến bé khó nhai và nuốt. Vì vậy, một ly sữa mát không những làm dịu vết thương mà còn cung cấp dinh dưỡng, giúp con mau chóng phục hồi.

Kem

Kem là món quà ăn vặt mà mẹ ít khi cho bé sử dụng vì sợ sâu răng. Tuy nhiên, với trẻ bị tay chân miệng thì kem lại là món ăn được khuyên dùng. Nguyên nhân là khi bị bệnh, vết loét trong miệng khiến trẻ bị đau. Lúc này cảm giác mát lạnh từ kem sẽ giúp giảm đau tạm thời, mang đến cảm giác dễ chịu cho bé.

Tuy nhiên mẹ hãy lựa chọn loại kem trái cây, tránh xa cacao hoặc socola vì chúng có thể khiến cho vết loét nghiêm trọng.

Nước trái cây hoặc sinh tố

Trẻ bị tay chân miệng mẹ có thể cho con uống nước trái cây như cam, quýt, bưởi để bổ sung vitamin C. Ngoài ra các loại quả màu đỏ hoặc vàng như dưa hấu, dưa lưới, thanh long cũng giúp cung cấp vitamin A, tăng cường miễn dịch, làm lành vết thương hiệu quả.

Nước sinh tố cho bé bị tay chân miệng
Nước sinh tố cho bé bị tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng không nên ăn gì?

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Ngoài những thực phẩm có thể xoa dịu cơn đau mẹ cần hạn chế những thức ăn sau.

Tránh thực phẩm giàu arginine

Arginine là loại axit amin có thể làm cho virus sản sinh ra nhiều. Vì thế khi bé ăn phải những thực phẩm này bệnh tình sẽ tiến triển nặng. Do đó, mẹ cần hạn chế cho con sử dụng socola, đậu phộng, nho khô và các loại hạt.

Thức ăn cứng, cay nóng

Trẻ bị tay chân miệng thường xuất hiện vết loét bên trong. Vì vậy nếu ăn phải thức ăn cay nóng hoặc là quá mặn vết loét sẽ bị kích ứng và nặng hơn, khiến bé cảm thấy khó chịu.

Thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Trẻ bị tay chân miệng nên tránh ăn thịt và các thức ăn giàu chất béo bão hòa như sữa, phô mai. Vì theo nghiên cứu khoa học, những thực phẩm này có thể thúc đẩy phản ứng viêm nhiễm, làm trầm trọng hơn tình trạng phát ban và khiến quá trình phục hồi chậm lại.

Các loại thực phẩm từ bơ sữa

Tất cả các loại thực phẩm làm từ bơ sữa đều không tốt cho trẻ bị bệnh tay chân miệng. Do đó, mẹ hãy hạn chế cho con sử dụng. Vì chúng có thể khiến da tiết dầu và làm nốt mụn thêm trầm trọng hơn.

Gợi ý một số món ăn bổ dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Khi bị bệnh tay chân miệng, bé sẽ thích ăn những thức ăn mềm. Vì vậy mẹ hãy sử dụng món cháo dinh dưỡng dưới đây.

Cháo sườn bí ngô

Là món ăn chứa rất nhiều dinh dưỡng đồng thời sở hữu hương vị thơm ngon, kích thích vị giác của bé.

Cháo sườn bí ngô giúp bé dễ nuốt và tiêu hóa
Cháo sườn bí ngô giúp bé dễ nuốt và tiêu hóa

Nguyên liệu:

  • Sườn lợn
  • Bí ngô
  • Gạo tẻ
  • Hành lá
  • Rau thơm

Cách làm:

  • Sườn rửa sạch, chặt khúc. Bí gọt vỏ, thái lát
  • Cho sườn vào đảo qua với muối, sau đó thêm nước đun sôi, cho gạo đã vo vào nồi nấu cháo
  • Tiếp đến thêm bí ngô vào ninh rồi nêm gia vị vừa ăn là được

Cháo gà hạt sen

Là một trong những món ăn bổ dưỡng, thích hợp cho bé bị tay chân miệng.

Nguyên liệu:

  • Đùi gà
  • Gạo
  • Hạt sen tươi
  • Gia vị, hành khô, hành lá

Cách làm:

  • Đùi gà rửa sạch, cho vào luộc chín, lọc lấy phần thịt
  • Gạo vo sạch, mang đi nấu cháo cùng với nước gà
  • Tiếp đến cho phần hạt sen vào ninh rồi nêm gia vị vừa ăn là được
  • Múc cháo ra bát, cho thêm thịt gà rồi để bé ăn

Cháo lươn đậu xanh

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Mẹ có thể trổ tài với món cháo lươn đậu xanh. Món ăn này chẳng những bổ dưỡng mà còn làm lành vết thương hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • Lươn
  • Gạo
  • Đậu xanh
  • Gia vị

Cách làm:

  • Gạo và đậu xanh vo sạch, cho vào nồi nấu chín
  • Lươn ướp muối, loại bỏ chất nhờn trên da, đem đi hấp chín rồi lọc lấy thịt
  • Khi cháo chín thì cho thịt lươn vào đảo đều, nêm nếm vừa ăn là được
Cháo lươn đậu xanh thơm ngon
Cháo lươn đậu xanh thơm ngon

Lưu khi cha mẹ cần biết khi chăm sóc bé bị bệnh tay chân miệng

Ngoài việc trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì, quá trình chăm sóc mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Hạn chế thực phẩm cần phải nhai nhiều, đồ ăn cay nóng hoặc cứng
  • Sau bữa ăn mẹ nên cho bé súc miệng, làm sạch cặn bẩn
  • Không nên cho bé đến nơi đông người trong khoảng thời gian bị bệnh. Trường hợp đang học mẹ nên xin nghỉ khoảng 7-10 ngày
  • Quá trình bị bệnh mẹ không cần phải kiêng tắm cho bé. Vì điều này sẽ khiến vi khuẩn phát triển, sinh sôi
  • Tuyệt đối không được để bé cào, gãi nên các vết mẩn, dễ gây nhiễm trùng, lở loét
  • Các vật dụng cá nhân của bé như bình sữa, bát cơm, thìa đũa nên được luộc sôi và dùng riêng biệt

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì, bài viết trên đã giải thích rõ. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm sẽ biết lên đơn phù hợp với trẻ.

Chia sẻ bài viết này