Co giật là hiện tượng thường gặp ở trẻ, nhất là khi bé sốt cao. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ bị co giật nhưng không sốt. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, có tiềm ẩn yếu tố bệnh lý hay không? Tất cả những vấn đề này sẽ được Fitobimbi giải đáp trong bài viết sau. Đừng bỏ qua mẹ nhé!
Hiện tượng trẻ bị co giật khi sốt
Co giật là tình trạng rối loạn tạm thời về vận động, ý thức, thần kinh do sự phóng điện đột ngột quá mức của một số nơron thần kinh. Có rất nhiều hình thức co giật ở trẻ, xong phổ biến nhất là co giật do sốt.
Trẻ sốt cao thường bị co giật là do bộ não giai đoạn 0-6 tuổi phát triển chưa được hoàn thiện. Do đó, nhạy cảm với sự thay đổi thân nhiệt. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ kích thích não bộ và gây co giật. Tuy nhiên, điều này cũng có thể xảy ra ở những đứa bé có bố hoặc mẹ từng bị co giật khi sốt.
Theo các chuyên gia, phần lớn các cơn co giật do sốt thường lành tính, ít khi để lại di chứng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu chỉ ra, trẻ bị co giật do sốt vài lần sẽ có nguy cơ mắc động kinh cao hơn những trẻ không bị co giật do sốt. Tỷ lệ trẻ mắc động kinh xuất hiện ở những bé này là khoảng 2-3%.
Nguyên nhân trẻ bị co giật nhưng không sốt
Khác với co giật do sốt, co giật không sốt phần lớn là ác tính. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do tổn thương ở hệ thần kinh trung ương. Cụ thể:
- Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng nặng điển hình như viêm màng não, viêm não
- Trẻ chấn thương đầu do té, ngã, va đập
- Trẻ ngạt thở, thiếu oxy trước hoặc sau khi sinh
- Trẻ có khối u hoặc nang trong não
- Trẻ rối loạn tăng trưởng, mắc bệnh lý về hệ thần kinh như tự kỷ, u sợi tâm thần
- Trẻ bị nhiễm trùng từ trong bào thai hoặc mẹ có dinh dưỡng thấp lúc mang bầu
- Do gia đinh có tiền sử co giật
- Ngoài ra các bệnh lý như hạ canxi máu, phenylketo niệu, vàng da, rối loạn glucose máu, thiếu B6 cũng có thể gây ra tình trạng này.
Nếu tình trạng co giật không sốt xuất hiện với tần suất ít mẹ nên cân nhắc các bệnh lý trên. Trường hợp tái đi tái lại nhiều thì rất có thể là do động kinh. Vậy làm sao để nhận biết trẻ co giật nhưng không sốt là do động kinh?
Bệnh động kinh và mối liên hệ với việc co giật nhưng không sốt
Động kinh là thuật ngữ dùng để mô tả những cơn co giật cấp tính, tái đi tái lại nhiều lần và không liên quan đến sốt hoặc các tổn thương ở não. Để chắc chắn rằng cơn co giật này xuất phát từ bệnh động kinh, mẹ có thể nhận biết dựa vào các dấu hiệu sau:
- Trong cơn động kinh, trẻ bị mất ý thức
- Mắt trợn ngược, cơ thể co cứng, tay chân co giật
- Đầu gật nhịp nhàng
- Trẻ mất ý thức
- Đột ngột sợ hãi hoặc hoảng loạn thái quá
- Trẻ mất ý thức
- Đột ngột ngã không lí do
- Các cơn co giật trong động kinh thường kéo dài dưới 5 phút.
Theo các chuyên gia, trung bình cứ 250 bé thì có một bé bị co giật nhưng không sốt. Trường hợp này nếu tái phát nhiều lần thì được cho là mắc chứng động kinh.
Nguyên nhân chủ yếu của các cơn động kinh có co giật không sốt là do vùng nhỏ trong các mô não đôi khi gửi thông điệp bất thường đến tế bào não trung ương. Các cơn co giật này đa phần sẽ được kiểm soát bằng thuốc chống co giật đặc hiệu.
Cách xử trí khi trẻ bị co giật nhưng không sốt
Những việc nên làm
Điều quan trọng nhất khi trẻ bị co giật nhưng không sốt đó là mẹ phải bình tĩnh, sơ cứu cho con theo các bước sau:
- Loại bỏ những vật hại ở gần bé
- Nới lỏng quần áo cho bé
- Sau đó xoay người đặt bé nằm nghiêng giúp con tránh được hiện tượng tắc thở, đồng thời loại bỏ chất lỏng khác trong khoang miệng.
- Cho bé ngậm khăn để tránh cắn vào lưỡi
- Cung cấp thời gian, biểu hiện co giật cho bác sĩ
- Thông thường co giật không sốt thường sẽ kéo dài 2-4 phút. Nếu tình trạng này lâu hơn thì cần đưa đi cấp cứu.
Những việc không nên làm
Để tránh nguy hiểm cho trẻ khi bị co giật mẹ cần tuyệt đối tránh những việc làm dưới đây.
- Tuyệt đối không cho bé ăn uống bất cứ thứ gì, kể cả thuốc vì điều này có thể khiến con ngạt thở.
- Không dùng tay hoặc vật dễ vỡ như que gỗ để chặn giữa hai hàm răng của bé tránh bị trẻ cắn chảy máu hoặc không đảm bảo vệ sinh
- Không ôm chặt hoặc hạn chế cử động của con khi co giật vì có thể khiến xương, dây chằng, cột sống của bé tổn thương
- Không cố gắng cậy răng của bé khi đang lên cơn co giật
Với trẻ co giật không sốt do động kinh mẹ cần chăm sóc thế nào?
Với đối tượng này, ngoài việc hạn chế tình trạng co giật các biện pháp chăm sóc còn phải góp phần thúc đẩy quá trình điều trị động kinh. Fitobimbi gợi ý cho mẹ đó là:
- Tạo môi trường thoải mái, tránh căng thẳng hoặc kích động cho bé.
- Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa cơn động kinh tái phát.
- Tích cực bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Hạn chế tinh bột, protein. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng co giật không sốt ở trẻ. Theo nhiều nghiên cứu, chế độ Keto có tác động rất tốt với tình trạng động kinh. Khoảng 16% sẽ khỏi bệnh nếu theo chế độ ăn này.
- Ngoài ra môi trường sống cũng rất quan trọng với bé. Trẻ cần người chăm sóc 24/24, tuyệt đối không được để bé một mình nhất là trong môi trường nguy hiểm như gần ao, hồ, sông, suối, nơi cơ vật sắc nhọn hoặc độ cao.
Trẻ bị co giật nhưng không sốt tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy gia đình cần phải theo dõi, chăm sóc các bé thường xuyên. Nếu tình trạng này tái phát liên tục trẻ cần đưa đến cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán và chỉ định hướng điều trị đúng. Tránh cho tình trạng động kinh kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của con.